Bài học kinh nghiệm về an toàn thực phẩm

ANTD.VN - Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội cho biết, sau vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường mầm non Xuân Nộn (Đông Anh) khiến hơn 200 trẻ phải nhập viện, cơ quan chức năng đã rút ra được 5 bài học đắt giá…

Bài học kinh nghiệm về an toàn thực phẩm
Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội thông tin tại buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm về “Đảm bảo ATTP bữa ăn bán trú trong trường học trên địa bàn Hà Nội” sáng nay, 27-11, ông Trần Ngọc Tụ cho biết, công tác đảm bảo ATTP tại các bếp ăn bán trú trong trường học luôn được thành phố rất quan tâm, dù vậy lĩnh vực này cũng còn tồn tại nhiều khó khăn.

Mới đây, ngày 14-11, tại Hà Nội đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm từ bữa ăn bán trú trường học rất nghiêm trọng khiến hơn 200 trẻ và 2 cô giáo Trường Mầm non Xuân Nộn (Đông Anh) phải nhập viện. Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Trần Ngọc Tụ cho biết, từ vụ ngộ độc và cách xử lý vụ ngộ độc kể trên, các cơ quan chức năng đã rút ra được 5 bài học kinh nghiệm quý giá.

Thứ nhất, khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm cần có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của chính quyền địa phương nơi xảy ra ngộc độc. Thứ hai, khi triển khai điều tra, xử lý, cấp cứu vấn đề về ngộ độc thực phẩm phải có một người tổng chỉ huy. Thứ ba, tổ chức thông tin kịp thời về tình hình vụ ngộ độc. Thứ tư, huy động lực lượng y tế, chuyên gia để điều trị, cấp cứu kịp thời cho người bệnh. Cuối cùng là phải phối hợp truy xuất, thu hồi sản phẩm, truy trách nhiệm các đơn vị liên quan.

“Như trong vụ ngộ độc tại trường Mầm non Xuân Nộn, trong 2 ngày các cơ quan chức năng đã kiểm tra 18 cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhà trường, với 29 loại thực phẩm đã cung cấp. Đặc biệt, đã phối hợp với Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh kiểm tra cơ sở cung cấp bánh ngọt liên quan đến bữa ăn gây ngộ độc tại nhà trường để sớm tìm ra nguyên nhân vụ việc” – ông Tụ dẫn chứng.

Bài học kinh nghiệm về an toàn thực phẩm
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung thăm trẻ Trường Mầm non Xuân Nộn bị ngộ độc thực phẩm phải nằm viện

Hiện tại, toàn Hà Nội có 1.685 trường học tổ chức ăn bán trú cho học sinh, chiếm tỷ lệ 63%. Trong đó có 1.074 trường Mầm non, 456 trường Tiểu học, 126 trường THCS, 29 trường THPT. Hàng ngày, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố phục vụ trung bình trên 800.000 học sinh ăn bán trú.

Theo ông Kiều Cao Trinh, Phó Trưởng phòng Chính trị tư tưởng - Sở GD&ĐT Hà Nội, hầu hết bếp ăn tập thể trường học đều đã đáp ứng các quy định về ATTP. Song để bảo đảm ATTP bữa ăn bán trú, tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm tại các trường học, rất cần có sự quan tâm, trách nhiệm hơn nữa của Ban giám hiệu các nhà trường, thầy cô giáo, nhân viên, cha mẹ học sinh, người sản xuất, chế biến, kinh doanh về ATTP…

Tương tự, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, từ vụ ngộ độc thực phẩm mới đây tại trường Mầm non Xuân Nộn, Sở Y tế đã thông tin để rút kinh nghiệm cho các trường học khác trên toàn địa bàn. Thời gian tới, Sở Y tế sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm của Ban chỉ đạo ATTP các cấp, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của nhà trường, của phụ huynh trong vấn đề này.

“Tới đây, Sở Y tế sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bếp ăn trường học, việc thanh tra kiểm tra sẽ có sự phối hợp với ban phụ huynh. Việc truy suất nguồn gốc thực phẩm vào trường học sẽ phải siết chặt hơn nữa” - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh.

Trên địa bàn xã Đông Văn (Đông Sơn) có 125 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó ngành y tế quản lý 19 cơ sở (5 cơ sở sản xuất, 8 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 6 cơ sở dịch vụ ăn uống); ngành công thương quản lý 40 cơ sở (10 cơ sở sản xuất và 30 cơ sở kinh doanh thực phẩm); ngành nông nghiệp quản lý 66 cơ sở (35 cơ sở sản xuất và 31 cơ sở kinh doanh thực phẩm).

Bài học kinh nghiệm về an toàn thực phẩm

Thực phẩm lưu thông tại chợ Đông Văn luôn được kiểm soát nguồn gốc xuất xứ.

Xác định công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người dân, sau khi tiếp thu các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, của huyện về công tác ATTP, đặc biệt được lựa chọn là 1/32 xã trên địa bàn toàn tỉnh xây dựng xã điểm về ATTP theo Kế hoạch 135/KH–UBND ngày 16-8-2017 của UBND tỉnh, xã Đông Văn đã thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) về quản lý VSATTP và ban nông nghiệp gồm 17 thành viên do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm phó ban; tham gia BCĐ có các đồng chí trưởng các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể trong xã, đại diện các ngành chuyên môn của xã: Y tế, nông nghiệp, công an, thú y; ban hành quy chế hoạt động; phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ. 7/7 thôn trong xã đều thành lập tổ giám sát cộng đồng về ATTP gồm 3 đồng chí do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng, 2 thành viên còn lại là các đồng chí đại diện các chi hội đoàn thể hoặc công an viên là những người có uy tín, thời gian và tâm huyết, am hiểu địa bàn tại thôn; thành lập 1 tổ giám sát chợ gồm 3 đồng chí...

Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đoàn thể, khu dân cư trên địa bàn xã và ý thức của nhân dân về ATTP, UBND xã chỉ đạo trưởng trạm y tế phối hợp với công chức địa chính nông nghiệp, công chức văn hóa tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến đến cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và hộ dân các quy định về ATTP, các kỹ năng nhận biết và sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP, đặc biệt trong các đợt cao điểm nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, Tết Trung thu; tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, lớp tập huấn về kiến thức ATTP cho cán bộ, công chức, bí thư, trưởng thôn, các tổ giám sát cộng đồng, tổ giám sát chợ và các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát thanh, treo băng rôn với các nội dung tuyên truyền về ATTP (lễ hội mùa xuân, phòng, chống ngộ độc rượu...); phối hợp với trạm bảo vệ thực vật huyện, hội nông dân xã tổ chức tập huấn kỹ thuật an toàn lao động trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn người dân cách nhận biết thuốc có trong danh mục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; phối hợp với hội phụ nữ xã tổ chức hội thi “Phụ nữ Đông Văn với VSATTP”...

Ngoài công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức cho người dân biết cách chọn lựa thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, thì công tác thanh tra, kiểm tra được UBND xã quan tâm chỉ đạo, phối kết hợp với ngành chức năng thực hiện thường xuyên. Ban hành quyết định ủy quyền cho các tổ giám sát cộng đồng cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ cho các hộ sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ. 7/7 tổ giám sát cộng đồng thôn thực hiện cấp 1.827 giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ. Các sản phẩm này cung cấp vào chợ, bếp ăn tập thể, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

Về xây dựng các mô hình thí điểm ATTP bước đầu đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng 74,9 ha trên 2 cánh đồng mẫu lớn sản xuất 1 loại giống lúa Bắc Thơm số 7, cùng chế độ dinh dưỡng, quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Loại giống lúa này được người dân xã Đông Văn lựa chọn để gieo trồng từ năm 1992 với năng suất, chất lượng hạt gạo thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. UBND xã giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp thực hiện ký hợp đồng với các hộ dân thực hiện các khâu (từ khâu làm đất, cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty thu mua lúa trên địa bàn). Năm 2018 đã thực hiện ký kết hợp đồng với Công ty Sao Khuê - xã Đông Hoàng thực hiện bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân; gạo được tiêu dùng chủ yếu thông qua các cửa hàng kinh doanh lương thực trên địa bàn TP Thanh Hóa và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn huyện và xã.

Mô hình chuỗi thịt lợn, để có khu giết mổ an toàn, xã đã bố trí 2.000m2 đất xây dựng khu giết mổ thực phẩm sạch và lựa chọn 2 cơ sở giết mổ thực hiện cùng với sự tham gia của 3 hộ gia đình và trang trại chăn nuôi an toàn; đã thực hiện ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, dưới sự giám sát của cán bộ thú y xã hướng dẫn các hộ chăn nuôi theo quy trình chăn nuôi lợn an toàn. Công tác kiểm soát giết mổ được thực hiện từ 3h sáng, đảm bảo 100% thịt gia súc, gia cầm đưa vào chợ được thực hiện kiểm soát, đóng dấu giết mổ. Sản phẩm thịt được tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi cung ứng tại chợ Đông Văn, các chợ và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện, tỉnh khi có đơn đặt hàng.

Để bảo đảm tiêu chí chợ ATTP, UBND xã đã thành lập tổ giám sát chợ ATTP và quy chế hoạt động của tổ giám sát, ban hành quy chế hoạt động của chợ. Tại chợ, trang bị mới 1 bộ âm thanh loa, đài thường xuyên tuyên truyền các văn bản, quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm. Tổ chức cho các hộ tiểu thương chợ ký cam kết VSATTP; hướng dẫn cho các hộ làm giá để thực phẩm. Riêng khu bán thịt tươi sống, hàng ngày được các hộ kinh doanh cọ rửa và khử trùng bằng thuốc...

Trao đổi với ông Lê Đình Thọ, Chủ tịch UBND xã được biết: Với sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý VSATTP, đến nay nhận thức của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã về ATTP đã thay đổi; 100% hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện ký cam kết bảo đảm ATTP, 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đưa vào chợ được kiểm soát giết mổ. Lượng thực phẩm cung cấp cho bếp ăn trường mầm non có nguồn gốc xuất xứ và được ràng buộc bằng các hợp đồng cung ứng thực phẩm của các đơn vị đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm... Do vậy, trên địa bàn xã Đông Văn không xảy ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Bài và ảnh: Hà Phương