Bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 29 baikiemtra năm 2024

Câu 2: (3 điểm) Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX đều không thực hiện được?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

  1. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 133.

Cách giải:

Phong trào chống Pháp ở miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ, được duy trì tương đối lâu dài, đã có ý nghĩa quan trọng: góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải:

Sau khi Đề Nắm bị sát hại, từ năm 1893 đến năm 1913, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) đã lên thay thế và trở thành lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải:

Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với quân Pháp. Năm 1894, sau khi phục kích bắt được chủ đồn điền người Pháp là Sét-nay, Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp phải rút quân khỏi Yên Thế. Đề Thám được cai quản 4 tổng trong khu vực là Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.

Cách giải:

Từ giữa thế kỉ XIX, tình trạng sa sút về nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã buộc những người nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. Trong đó, một bộ phận kéo lên Yên Thế, tổ chức khai hoang, lập ấp. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, bước vào thời kì bình định quân sự, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp. Để bảo vệ cuộc sống của mình, những người nông dân ở đây đã tự động đứng lên đấu tranh

\=> Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì muốn chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

Chọn: B

  1. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 131, 132.

Cách giải:

* Nguyên nhân:

- Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

* Kết quả:

Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

* Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến để đàn áp phong trào, lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân, góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 135, 136, suy luận.

Cách giải:

Các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX đều không thực hiện được do:

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

Loigiaihay.com

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Chúng tôi xin giới thiệu bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Câu 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?

  1. Cướp đoạt ruộng đất
  2. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
  3. Thu tô nặng
  4. Lập đồn điền

Câu 2: Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình thế giới mà trước hết là các nước nào đã xâm nhập vào Việt Nam?

  1. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.
  2. Các nước như Nhật Bản và Trung Quốc.
  3. Các nước như Anh, Pháp.
  4. Các nước ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 3: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ lại muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

  1. Tư tưởng cứu nước phong kiến của Việt Nam đã lỗi thời.
  2. Nhật Bản là nước châu Á “đồng văn, đồng chủng”.
  3. Nhật Bản đã tiến hành cải cách đất nước phát triển phồn thịnh.
  4. Câu A và B đúng.

Câu 4: Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?

  1. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.
  2. Đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.
  3. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
  4. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước.

Câu 5: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?

  1. Sản xuất xi – măng và gạch ngói
  2. Khai thác than và kim loại
  3. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
  4. Khai thác điện, nước.

Câu 6: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

  1. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
  2. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
  3. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
  4. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Câu 7: Đầu thế kỉ XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam?

  1. Cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Minh trị ở Nhật. (1868).
  2. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc (1905).
  3. Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản.
  4. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

Câu 8: Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ đâu?

  1. Từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
  2. Từ một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh,
  3. Từ một số tiểu tư sản có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
  4. Tất cả các thành phần trên.

Câu 9: Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?

  1. Khoảng mười vạn người.
  2. Khoảng hai mươi vạn người.
  3. Khoảng năm vạn người.
  4. Khoảng mười lăm vạn người.

Câu 10: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào?

  1. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.
  2. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học
  3. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.
  4. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông.

Câu 11: Đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều vào khoảng thời gian nào?

  1. Đầu thế kỉ XIX
  2. Cuối thế kỉ XIX
  3. Đầu thế kỉ XX
  4. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Câu 12: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì?

  1. Phát triển nền giáo dục Việt Nam
  2. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.
  3. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
  4. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.

Câu 13: Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?

  1. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.
  2. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.
  3. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân.
  4. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam.

Câu 14: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề?

  1. Giai cấp tư sản dân tộc.
  2. Tầng lớp tiểu tư sản.
  3. Giai cấp công nhân làm thuê.
  4. Giai cấp nông dân.

Câu 15: Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Đó là sự phân hoá của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam trong thời kì nào?

  1. Từ 1858 đến 1897.
  2. Từ 1858 đến 1900.
  3. Từ 1897 đến 1914.
  4. Từ 1897 đến 1918.

Câu 16: Ở bậc Tiểu học trong nền giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp học sinh học chữ gì?

  1. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện.
  2. Chữ Hán, chữ Pháp.
  3. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn bắt buộc.
  4. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.

Câu 17: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?

  1. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
  2. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.
  3. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
  4. Do nhu cầu học tập của nhân dân - ngày một cao

Câu 18: Chính sách nào dưới đây là Chính sách thâm độc nhất mà thực dân Pháp áp dụng trên lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam?

  1. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
  2. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp,
  3. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
  4. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.

Câu 19: Đến năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài bao nhiêu km?

  1. Có tổng chiều dài 2000 km
  2. Có tổng chiều dài 2059 km
  3. Có tổng chiều dài 2159 km
  4. Có tổng chiều dài 2150 km

Câu 20: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?

  1. Sản xuất xi măng và gạch ngói.
  2. Khai thác than và kim loại.
  3. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
  4. Khai thác điện, nước.

-----

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp được áp dụng tại Việt Nam, những chuyển biến về chính trị, xã hội và kinh tế tại nước ta...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 8, Giải bài tập Lịch Sử 8, Giải Vở BT Lịch Sử 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8, Lý thuyết Lịch sử 8, Tài liệu học tập lớp 8