Bếp trưởng điều hành là gì

Bếp trưởng là một trong những vị trí được ngưỡng mộ khi nhắc đến. Tuy rằng động cơ đến với nghề nấu ăn rất khác nhau, nhưng tựu chung lại ai cũng đều muốn ngày càng nâng cao tay nghề, nấu ra những món ăn ngon. Dần tích lũy kinh nghiệm và trở thành một Bếp trưởng như sự khẳng định khả năng và cống hiến của mình.

Bếp trưởng là vị trí mà rất cần thời gian, nghị lực, kỹ năng và chuyên môn để phấn đấu mới đạt được. Không đoạn đường nào trải hoa hồng mà người vượt qua đó bàn chân không nhừ nát vết gai. Bếp trưởng hẳn không phải là vị trí oách nhất trong bếp, nhưng hẳn là niềm tự hào của rất nhiều người làm nghề Bếp.

>>> Tải ngay bộ mô tả công việc 25 vị trí ngành Nhà hàng Khách sạn TẠI ĐÂY

Bếp trưởng điều hành là gì

Các Bếp trưởng nói chung là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các khu vực bếp trong một Nhà hàng – Khách sạn, nơi làm việc của mình. Từ việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động cho đến tiêu chuẩn vận hành, kỹ năng nghề, kế hoạch nhân sự của bếp… đều nằm trong danh sách những việc cần làm của một Bếp trưởng. Cùng với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm cho chất lượng các món ăn sau cùng, trước khi đến tay thực khách.

Với tinh thần trách nhiệm cùng với áp lực công việc đặc trưng, một Bếp trưởng có thu nhập từ 14 – 20 triệu đồng/tháng tùy vào quy mô của Nhà hàng – Khách sạn và địa điểm mà đơn vị ấy tọa lạc. Ở các thành phố trọng điểm du lịch mức lương ấy có thể cao hơn. Cùng Chefjob.vn khám phá bảng mô tả công việc Bếp trưởng.

 

Bếp trưởng điều hành là gì

Cùng với “đồng đội” của mình, Bếp trưởng là người giúp gian bếp được vận hành tốt hơn – Ảnh: Internet

Trách nhiệm chính của một Bếp trưởng

Nhìn chung công việc cùng với trách nhiệm của một Bếp trưởng là điều hành công việc và giữ cho tiến độ công việc luôn ở mức đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Trong đó có một số công việc là đặc thù riêng của Bếp trưởng bởi nó được điều hành bằng kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quy cách vận hành gian bếp

  • Chịu trách nhiệm giữ vệ sinh toàn bộ gian bếp.
  • Yêu cầu, đốc thúc nhân viên dọn dẹp vệ sinh khi cần thiết.
  • Quan sát, giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của toàn bộ nhân viên.
  • Đảm bảo vệ sinh của tất cả khu vực làm việc.
  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh của các món ăn trước khi phục vụ khách hàng.
  • Có trách nhiệm yêu cầu các nhân viên vệ sinh khu vực làm việc, dụng cụ, thiết bị.
  • Hướng dẫn, giám sát bảo quản các tài sản chung, trang thiết bị, máy móc trong gian bếp của nhân viên.

2. Phụ trách lên thực đơn, đề ra quy cách & chất lượng món ăn

  • Lập kế hoạch, lên thực đơn cho từng chủ đề hoặc tiệc khác nhau.
  • Phân công, giao việc cho các nhân viên như Bếp Phó, Bếp chính, hoặc Tổ trưởng ca.
  • Đảm bảo chất lượng các món ăn, trực tiếp kiểm tra chất lượng trước khi chuyển cho nhân viên phục vụ.
  • Nghiên cứu và sáng tạo các món ăn mới, xây dựng thực đơn cho các bữa tiệc.
  • Quản lý hệ thống menu hiện có.
  • Tư vấn chất lượng món ăn, cách chế biến tại Nhà hàng – Khách sạn.

Bếp trưởng điều hành là gì

Bếp trưởng là người chịu toàn bộ trách nhiệm vận hành gian bếp – Ảnh: Internet

3. Quản lý hàng hóa trong bếp

  • Kiểm kê hàng hóa nhập vào cả về số lượng và chất lượng.
  • Kiểm tra chất lượng thực phẩm, nguyên vật liệu có tại gian bếp.
  • Thực hiện tồn kho thực phẩm, các loại nguyên vật liệu để có hướng bảo quản hoặc chế biến phù hợp.
  • Hủy thực phẩm khi không đảm bảo chất lượng.

4. Quản lý công việc bếp

  • Trong những trường hợp cần hỗ trợ Bếp trưởng sẽ đứng ra chế biến các món ăn (giờ cao điểm, khách hàng khó tính…).
  • Phân chia công việc cho từng nhân viên theo từng vị trí.
  • Đảm bảo các vị trí hoạt động ổn định.
  • Giải đáp thắc mắc cho khách hàng.
  • Đôn đốc, giám sát quá trình chế biến món ăn của nhân viên.

5. Phụ trách đào tạo kỹ năng & lên kế hoạch đào tạo chung

  • Bếp trưởng sẽ phối hợp với bộ phận nhân sự tuyển dụng, đào tạo nhân viên bếp.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên, phổ biến các quy định, quy tắc trong gian bếp.
  • Thông tin đến nhân viên những thông tin mới nhất từ cấp trên.
  • Đào tạo kỹ năng cho nhân viên.

6. Phụ trách kế hoạch chi tiêu và đặt hàng

Cùng với những vị trí có liên quan khác trong bếp, Bếp trưởng có trách nhiệm lên kế hoạch chi tiêu và đăt hàng sau đó phân chia công việc cho từng vị trí bếp.

7. Các công việc khác

Ngoài ra Bếp trưởng còn có nhiệm vụ quản lý, là đầu mối trao đổi và báo cáo với Công ty.

Bếp trưởng được xem là “đầu tàu” trong các hoạt động, gian bếp có vận hành trôi chảy hay không phụ thuộc rất lớn tới việc điều hành của vị Bếp trường. Để có được những kinh nghiệm quý báu ấy, người Đầu bếp cần thời gian dài rèn luyện những kỹ năng và không ngừng học hỏi, sáng tạo.

Nếu như bộ phận Bếp được ví như trái tim của một nhà hàng, thì Bếp trưởng chính là mạch máu chính để nuôi trái tim đó khoẻ. Ví von như vậy để các bạn thấy tầm quan trọng của vị “nhạc trưởng” này.

Trong một số nhà hàng, khách sạn, vị trí Bếp chính (Head Chef) đôi khi chính là Bếp trưởng điều hành. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến bảng mô tả công việc của vị trí Bếp trưởng điều hành (Executive Chef).

>> Mời bạn xem thêm: Sơ đồ tổ chức bộ phận Bếp Nhà hàng

Vậy Bếp trưởng điều hành làm những công việc gì mà có vai trò và tầm quan trọng to lớn đến vậy? Vai trò của Bếp trưởng chủ yếu là quản lý điều hành chung tất cả các công việc trong bếp, bao gồm: Tạo nên thực đơn, quản lý nhân sự, quản lý kinh doanh,... Bếp trưởng điều hành có xu hướng quản lý bếp tại nhiều cửa hàng, chi nhánh và thường không trực tiếp chịu trách nhiệm nấu nướng trừ khi có yêu cầu đặc biệt. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bản mô tả công việc chi tiết dưới đây về họ nhé!

Điều hành và quản lý chung mọi hoạt động trong Bộ phận bếp

  • Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc (Chủ nhà hàng) về mọi hoạt động của bộ phận bếp tại một cơ sở hoặc mọi cơ sở của chuỗi, tuỳ theo quy mô của từng nhà hàng, khách sạn.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp với Ban Giám đốc, các Trưởng bộ phận và bộ phận Ẩm thực trong nhà hàng
  • Phối hợp với Giám đốc ẩm thực, bộ phận Marketing, Quản lý nhà hàng,… để triển khai các ý tưởng kinh doanh, ý tưởng thực đơn, món mới và các chương trình khuyến mại ưu đãi cho nhà hàng.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan tiếp nhận và giải quyết những mọi khiếu kiện khiếu nại của khách hàng về chất lượng món ăn
  • Làm báo cáo chi phí thực phẩm hàng ngày, hàng tháng cho bộ phận kế toán; báo cáo kế hoạch làm việc và chi phí thực phẩm định kỳ cho Giám đốc nhà hàng
  • Trực tiếp phổ biến các quy định, thông tin mới của cấp trên đến mọi nhân viên trong bộ phận bếp, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
  • Lên kế hoạch chi tiêu và đặt hàng
  • Phân công công việc cho Bếp chính, Bếp phó hoặc Tổ trưởng tổ bếp. Và giám sát việc Bếp chính, Bếp phó, Tổ trưởng tổ bếp triển khai thực thi xuống cấp nhân viên thấp hơn.
  • Tổ chức các buổi họp đầu ca theo quy định
  • Xây dựng quy trình làm việc, kiểm soát việc thực thi theo quy trình của mỗi nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng và chuẩn.

Bếp trưởng điều hành là gì

Lên thực đơn, đề ra quy cách chế biến và chất lượng món ăn

  • Bếp trưởng là người tư vấn định hướng, trình Ban giám đốc kế hoạch thiết kế menu nhà hàng, lên thực đơn các món mới đưa vào menu, thực đơn theo từng chủ đề hoặc thực đơn theo từng sự kiện, mùa vụ được yêu cầu.
  • Đề ra quy cách chế biến, tiêu chuẩn chất lượng món ăn, tiêu chuẩn phục vụ khách.
  • Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên bếp theo tiêu chuẩn của nhà hàng.
  • Đảm bảo chất lượng món ăn sau chế biến; trực tiếp kiểm tra chất lượng món ăn trước khi chuyển cho bộ phận phục vụ.

Lên kế hoạch quản lý nguyên liệu thực phẩm đầu vào

Lên kế hoạch về mua nhập nguyên vật liệu thực phẩm đầu vào và các hàng hoá, công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận bếp

Kiểm kê số lượng và chất lượng hàng hóa nhập vào

  • Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm, nguyên vật liệu có tại gian bếp
  • Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm tồn, các loại gia vị vào cuối ca làm việc để có hướng bảo quản, chế biến và xử lý phù hợp
  • Ra quyết định hủy thực phẩm và hàng hóa không đảm bảo chất lượng

Quản lý nhân sự bộ phận bếp

  • Phối hợp với bộ phận nhân sự của nhà hàng để lên kế hoạch tuyển dụng và trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng nhân viên bếp cấp dưới. Có thể tham mưu đề xuất mức lương tuyển dụng nhân sự cấp dưới.
  • Trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên trong bếp, đào tạo nhân viên bếp mới.
  • Xây dựng nội quy làm việc trong bộ phận bếp; áp dụng cho từng công việc và vị trí nhân sự bếp cụ thể
  • Sắp xếp lịch làm việc hợp lý cho nhân viên, bao gồm cả ngày nghỉ phép, nghỉ lễ, linh hoạt trong việc điều động nhân sự.
  • Nghe tư vấn của Tổ trưởng tổ bếp, Bếp chính, Bếp phó để định kỳ đánh giá thành tích và kết quả làm việc của tất cả nhân viên trong bộ phận bếp; đề nghị khen thưởng, thăng chức, tăng lương cho nhân viên bếp
  • Đề xuất và trực tiếp đào tạo nhân viên định kỳ.

Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Xây dựng các quy định về quy trình kiểm soát chất lượng vệ sinh trong toàn bộ không gian bếp, bao gồm vệ sinh an toàn đồ ăn, vệ sinh khu vực làm việc, các dụng cụ, thiết bị dùng trong bếp. Quản lý, giám sát và chịu mọi trách nhiệm liên quan.
  • Đề ra tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, đồng phục cho nhân viên bếp
  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh của các món ăn trước khi mang ra phục vụ khách. Chịu trách nhiệm trước khách hàng (và Ban giám đốc) về chất lượng mọi đồ ăn phục vụ khách.

Quản lý công cụ dụng cụ, tài sản bộ phận bếp

  • Định kỳ hàng tháng phối hợp với bộ phận kế toán kiểm kê các loại tài sản, máy móc, công cụ dụng cụ trong bếp
  • Hướng dẫn, theo dõi nhân viên việc sử dụng và bảo quản tài sản chung, máy móc, trang thiết bị, công cụ dụng cụ bếp.

Các công việc khác

  • Trực tiếp chế biến món ăn khi lượng khách đông, được Ban giám đốc hoặc khách hàng yêu cầu đặc biệt.
  • Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.

Bếp trưởng điều hành là gì

Mức lương bếp trưởng nhà hàng

Với những công việc như trên, Bếp trưởng điều hành của một nhà hàng (Executive Chef) là vị trí công việc đáng mơ ước mà mọi nhân viên bếp muốn phấn đấu đến. Không chỉ là về chuyên môn nghiệp vụ nấu ăn, mà còn là vị trí được tôn trọng trong nhà hàng. Đi kèm với đó là một mức lương bếp trưởng xứng đáng, dao động trong khoảng từ 12 – 30 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn. Chưa tính đến các khoản trợ cấp, phụ cấp, thưởng – tip không giới hạn khác từ chính Khách hàng hoặc Ban giám đốc,…

Mức lương bếp trưởng cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào chính kinh nghiệm, năng lực của mỗi người, quy mô của nhà hàng, khối lượng và yêu cầu công việc của mỗi nhà hàng, khách sạn.

Để đảm nhận tốt nhiệm vụ công việc được giao, Bếp trưởng phải là người có sức khoẻ dẻo dai và “đa tài”, vừa rất giỏi chuyên môn nghiệp vụ, lại vừa giỏi về kỹ năng quản lý điều hành. Bên cạnh đó, cần cộng thêm một chút sáng tạo, nhạy bén thị trường, giao tiếp tốt và tiếng Anh giỏi là một lợi thế.

Bếp trưởng điều hành là gì

Với bản mô tả công việc Bếp trưởng khá chi tiết này, hi vọng bạn đã có cái nhìn đầy đủ hơn về nghề làm bếp. Đồng thời nếu bạn là chủ hay quản lý nhà hàng thì chúng tôi tin rằng đây cũng là những thông tin hữu ích giúp các bạn quản lý và điều hành tốt hơn nhân sự trong bộ phận bếp của mình.

Chúc các bạn kinh doanh thành công,

Thân ái,

--

Nguồn tham khảo: Chefjob.

Heli Pham – PasGo Team

07/09/2020