Bị cao huyết có nên uống nước dừa không

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... tốt cho sức khỏe.

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240 ml chứa 60 calo, cũng như:

  • Carb: 15 gram
  • Đường: 8 gam
  • Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
  • Magiê: 4% DV
  • Phốt pho: 2% DV
  • Kali: 15% DV

Các khoáng chất trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Bị cao huyết có nên uống nước dừa không

Nước dừa bổ dưỡng, giúp bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể.

Trong y học cổ truyền, nước dừa là vị thuốc có vị ngọt mát, tính bình, tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Thường dùng chữa say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, tiêu chảy, suy nhược…

Do vậy, nước dừa vừa có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lại là nước uống bổ dưỡng giàu vitamin và khoáng chất có thể bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể trong các trường hợp mất nước do suy nhược, sốt, tiêu chảy…

TS. Nguyễn Đức Quang

Theo Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Trị say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc...

https://suckhoedoisong.vn/qua-dua-gia...

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Người nhiễm COVID-19 cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.

Bị cao huyết có nên uống nước dừa không

Người mắc COVID-19 cần uống nhiều nước.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng và nước là vô cùng quan trọng với người mắc COVID-19. Người bệnh cần uống nước ấm nhiều lần trong ngày, ngày uống tối thiểu 2 lít nước. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê…

Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải. Và uống nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.

3. Nên uống nước dừa như thế nào là phù hợp?

Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bị cao huyết có nên uống nước dừa không

Không nên uống quá nhiều nước dừa.

Theo ý kiến của chuyên gia y học cổ truyền, nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 quả. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát kiêng nước dừa, nếu uống cho thêm vài lát gừng, 2 - 3g muối tăng dương tính, khử bớt tính hàn.

Ngoài ra, không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:

- Người bị COVID-19 biểu hiện lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…

- Người bị COVID-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh, hạ huyết áp…

- Người béo phì bị COVID-19 biểu hiện tiêu hóa kém, hay đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi…

- Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…

Xem thêm video đang được quan tâm

10 điều F0 "Không" cần nhớ với điều trị F0 tại nhà


Dừa là một loại trái cây được sử dụng để làm món ăn hoặc nước giải khát cho mọi nhà. Trong đó, nước dừa còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, chữa được một số bệnh. Vậy đối với bệnh huyết áp thì sao? Cao huyết áp uống nước dừa được không?

Bị cao huyết có nên uống nước dừa không
Cao huyết áp uống nước dừa được không?

Dừa và công dụng của dừa đối với sức khỏe

Chúng ta cũng biết, Việt Nam là đất nước có nhiều loại trái cây và thực phẩm tự nhiên rất an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa, không chỉ làm bữa ăn mà còn có tác dụng chữa được những bệnh phổ biến hiện nay. Và dừa là một trong số đó.

Trước khi trả lời cho câu hỏi cao huyết áp uống nước dừa được không, chúng ta cùng đi phân tích về các nghiên cứu của cây dừa và công dụng của nước dừa đối với sức khỏe.

Khái quát về cây dừa

Dừa là loại cây lớn, thuộc họ cọ, có tên khoa học là Cocos nucifera. Trái dừa hình thành nước dừa một cách tự nhiên. Nước dừa có chứa tới 94% nước và rất ít chất béo. Đây là chất lỏng có màu trong suốt, rất bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất.

Trái dừa mất trung bình 10 – 12 tháng để trưởng thành hoàn toàn. Trái dừa non khoảng 6 – 7 tháng tuổi chứa nhiều nước nhất trong khi những trái dừa già nhiều cùi hơn nhưng vẫn chứa nước dừa. Một trái dừa tươi, vỏ còn xanh có khoảng 125ml – 250ml nước dừa tươi. Vì vậy, để lấy nước dừa, người ta thường thu hoạch dừa khi quả dừa còn non, có màu xanh.

Công dụng của dừa đối với sức khỏe

Nước dừa tươi là loại nước uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa của nước dừa có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Các công dụng của nước dừa tươi nổi bật có thể kể đến gồm:

  • Cung cấp dưỡng chất. Trên thực tế, hàm lượng kali – chất giúp cân bằng điện giải trong nước dừa tươi cao hơn gần gấp đôi lượng kali có trong chuối. Cân bằng điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.
  • Giúp làm đẹp da. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cytokinin có trong nước dừa tươi giúp điều hòa tăng trưởng và phân chia tế bào. Các loại cytokinin và axit lauric này có thể giúp giảm thiểu tối đa lão hóa tế bào da, giúp cân bằng pH và giúp các mô liên kết bền và giữ nước.
  • Tăng cường năng lượng. Nước dừa tươi là loại thức uống cung cấp năng lượng rất tốt giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất dồi dào. Nước dừa chứa hàm lượng đường và natri thấp hơn so với hầu hết các loại đồ uống thể thao, trong khi lại chứa nhiều kali, canxi và clorua hơn.
  • Cải thiện hệ tim mạch. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nước dừa tươi có thể giúp tăng cholesterol có lợi nên đây là liệu pháp điều trị tự nhiên giúp hệ tim mạch phát triển khỏe mạnh.  
  • Chống mất nước. Nước dừa tươi rất giàu kali và các loại khoáng chất khác nên có thể giúp bạn điều tiết chất lỏng bên trong cơ thể, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể. Loại nước này đã được dùng để trị mất nước do bệnh lỵ, bệnh tả, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh về tiêu hóa. Nước dừa chứa nguồn axit lauric dồi dào để cơ thể chuyển hóa thành monolaurin. Monolaurin có hoạt tính kháng virus, kháng động vật nguyên sinh và kháng khuẩn giúp chống lại giun đường ruột, ký sinh trùng, virus có vỏ lipid và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác ở trẻ em và người lớn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch. Một số chất trong nước dừa tươi có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Các chất béo đặc biệt có trong cùi dừa như caprylic, capric và lauric có tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng động vật nguyên sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh.
  • Giúp chống oxy hóa. Các nghiên cứu trên động vật tiếp xúc với các độc tố cho thấy nước dừa tươi có khả năng chống oxy hóa, giúp chuyển đổi các gốc tự do thành dạng không có hại cho cơ thể.
  • Ngăn ngừa sỏi thận. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của nước dừa có thể ngăn ngừa sự kết tụ của các tinh thể trong thận và các bộ phận đường niệu khác. Nước dừa cũng giúp giảm số lượng tinh thể hình hành trong nước tiểu. 
Bị cao huyết có nên uống nước dừa không
Nước dừa mang lại nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe

Cao huyết áp uống nước dừa được không?

Trả lời cho nghi vấn cao huyết áp uống nước dừa được không là có. Theo các chuyên gia, người cao huyết áp nên uống nước dừa, bởi trong nước dừa có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, gluxit, chất khoáng, … nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời nước dừa còn có tác dụng giảm lượng đường huyết trong máu, nhờ đó giảm áp lực nên thành động mạch, giúp điều hòa huyết áp.

Từ các kết quả nghiên cứu khoa học, những người cao huyết áp thường có hàm lượng kali thấp. Do đó, uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp điều hòa huyết áp rất tốt vì nước dừa có chứa nhiều kali và axit lauric.

Tuy nước dừa rất tốt cho người cao huyết áp như đã phân tích trên, tuy nhiên, khi sử dụng nước dừa cho người bệnh cao huyết áp cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chỉ nên uống từ 1 – 3 trái dừa mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai trong 03 tháng đầu không được sử dụng nước dừa.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối.
  • Để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất của nước dừa, bạn nên sử dụng khi dừa còn tươi, nguyên chất, không nên thêm đá, đường.
  • Không nên sử dụng nước dừa sau khi tập luyện thể thao vì dễ gây nhức mỏi cơ bắp.
  • Sau khi đi nắng về, không được sử dụng nước dừa, vì dễ bị trúng gió.
  • Những người đang tập thể dục để giảm cân thì không nên uống nước dừa. Vì nó có chứa quá nhiều calo. Chỉ 325 ml nước dừa có thể chứa đến 60 calo.
  • Không tốt cho người dễ bị dị ứng.
  • Vì nước dừa là thuốc nhuận tràng tự nhiên nên nó có thể không thích hợp cho một số người có vấn đề về ruột.
  • Không tốt cho người bị cảm lạnh. Những người dễ bị cảm lạnh và thân nhiệt thấp không nên uống nước dừa vì nước dừa rất mát và có thể khiến cơ thể lạnh hơn. Điều này lần lượt có thể làm cho họ bị cảm lạnh thường xuyên và khó chịu. Đây là một trong những tác dụng phụ chính của nước dừa.
Bị cao huyết có nên uống nước dừa không
Nước dừa tuy tốt cho bệnh cao huyết áp nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng

Vậy là thắc mắc của người bệnh huyết áp về vấn đề cao huyết áp uống nước dừa được không đã có đáp án thông qua bài viết này. Hi vọng những thông tin vừa cung cấp đã phần nào mang lại lợi ích cho mọi người, đồng thời tạo cho người bệnh cao huyết áp có những loại thực phẩm sử dụng hàng ngày, thường xuyên mà không ngại ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh lý đang có.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào muốn được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ tới Hotline 0869.289.838 để được giải đáp kịp thời và chính xác nhất nhé!

Nếu thấy bài viết này hay và có ích, bạn hãy chia sẻ để người thân và bạn bè cùng biết tới nhé! Xin cảm ơn!