Biết tự giải quyết lấy công việc của mình một cách tốt nhất là biểu hiện của

Có một sự thật rằng sau những mệt mỏi và căng thẳng, mọi người đều có cùng cảm giác: Không ngừng hồi tưởng lại những việc đã xảy ra trong quá khứ, và không thể gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi suy nghĩ. Vài lời khuyên của các chuyên gia tâm lý dưới đây sẽ giúp bạn không chỉ đương đầu với khủng hoảng tâm lý mà còn thoát khỏi những ám ảnh đang ngăn cản bạn đi đến thành công và sự an yên trong tâm trí.

Trong cuộc trò chuyện, nếu họ làm bạn quá xúc động, hãy cố gắng dừng lại. Bạn cần thời gian để “hạ nhiệt” và suy nghĩ về những gì bạn đã nói ra, vì khi xúc động rất khó kiểm soát được ngôn từ. Bằng cách này, bạn sẽ ít hối hận về sau. Và cuối cùng cơn giận dữ và những khó chịu sẽ tan biến.

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp chúng ta luôn cảm thấy cần phải phản ứng ngay lập tức: trong các giao tiếp hằng ngày, trong cử chỉ hành động của ai đó... Nhưng khi làm vậy, chúng ta thường đưa ra quyết định vội vàng. Các nhà tâm lý cho rằng hãy cho bản thân thời gian suy nghĩ trước khi vội vã đưa ra một quyết định. Đừng cố gắng tự mình định hình tất cả mọi chuyện, hãy cứ thong thả và chờ xem điều gì sẽ diễn ra nhé!

Việc thường xuyên phân tích quá khứ để đổ lỗi thường hiếm khi dẫn đến kết quả tích cực, ngay cả khi tự đổ lỗi cho bản thân. Thật ra những gì bạn đang trải nghiệm đều do nhiều yếu tố tạo nên - như một chuỗi hiệu ứng domino: yếu tố này xảy ra sẽ dẫn đến yếu tố khác. Vì vậy hãy học cách chấp nhận: Bạn không thể thay đổi điều đã xảy ra. Việc đáng quan tâm hiện nay là tìm kiếm một giải pháp. Hãy luôn lạc quan bạn nhé!

Biết tự giải quyết lấy công việc của mình một cách tốt nhất là biểu hiện của

Hãy tự hỏi bản thân: nếu ai đó cố gắng hiểu những gì bạn nói, thậm chí đọc được tâm tư của bạn, liệu người đó có nhận định đúng đắn về bạn hay không? Sự thật là họ chẳng thể hiểu được những gì đang diễn ra trong đầu bạn. Quy tắc này cũng được áp dụng trong các mối quan hệ với người khác: hầu hết là khi bản thân đã có định kiến thì sẽ nhìn nhận sai và khi đó, việc duy trì các mối quan hệ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian của chính mình mà thôi.

Vấn đề lớn nhất hầu hết chúng ta gặp phải chính là sự giận dữ. Sự nóng giận sẽ lấn át các cảm xúc khác và làm cho chúng ta không sáng suốt khi giải quyết vấn đề. Hãy cố gắng dập tắt cơn giận bằng cách thiền, đi bộ đường dài hoặc tập thể dục; hoặc các bí quyết đánh tan cơn giận từ Prudential để giúp bạn bình tĩnh hơn.

Khi bộ não chuyển qua học một cái gì đó mới, lượng suy nghĩ tiêu cực sẽ dần dần giảm xuống bằng không. Khi não bộ tiến hành hoạt động cho một ý tưởng mới, những trải nghiệm mới, việc tập trung cho hoạt động này làm ta ít suy nghĩ lung tung hơn hẳn. Quy tắc này cũng được áp dụng khi chúng ta tham gia vào các hoạt động thể chất.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi viết tất cả những phiền não ra giấy và tiêu hủy chúng có thể giúp chúng ta giảm được mức độ căng thẳng, áp lực do suy nghĩ quá nhiều.  Quá trình viết ra cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc bản thân so với chỉ liệt kê chúng trong tâm trí.

Biết tự giải quyết lấy công việc của mình một cách tốt nhất là biểu hiện của

Thực tế và những suy nghĩ trong đầu bạn là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Cảm xúc của chúng ta có hiệu ứng vật lý tạo nên sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và khiến cơ thể bạn thật sự cảm nhận được điều đó. Điều này làm chúng ta mặc định những lo lắng, suy nghĩ này sẽ trở thành sự thật. Hãy nghĩ về nó một cách khách quan, và bạn sẽ nhận ra lo lắng của mình và thực tế là hai thứ riêng biệt.

Hãy suy nghĩ về những bài học từ các mối quan hệ và xem chúng như những kinh nghiệm sống vô giá. Nếu ban đầu có thể xác định rõ mối quan hệ này ý nghĩa như thế nào, bạn có thể dễ dàng quyết định dừng lại nếu chúng không đáng. Mỗi thất bại là một cơ hội để sửa chữa và hãy chắc rằng bạn sẽ phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực trong tương lai.

Khi chúng ta nghĩ về quá khứ, chúng ta thường tưởng tượng những gì chúng ta có thể nói hoặc làm khác đi để tránh những điều xấu xảy ra. Nhưng điều này không khác gì bạn đang cố gắng thay đổi điều mà đã xảy ra cả ngàn năm trước – đó là điều hoàn toàn không thể

Biết tự giải quyết lấy công việc của mình một cách tốt nhất là biểu hiện của

Hãy hành động khác đi: lấp đầy tâm trí bằng những suy nghĩ tích cực. Các nhà tâm lý cho rằng, những ý tưởng tích cực và tràn đầy năng lượng có thể giúp bạn thoát ra khỏi dòng suy nghĩ tiêu cực. Hãy hình dung bản thân mình sẽ làm một việc gì đó thật vui và phấn khích, hoặc bắt tay vào việc lên kế hoạch thật vui cho những ngày sắp tới.

Khi nghĩ về con người của chính mình quá khứ, chúng ta thường thở dài hối tiếc. Có lẽ chúng ta luôn nhớ về bản thân là ai trong các mối quan hệ phức tạp đã qua và giờ chỉ còn lại đau khổ. Nhưng đừng xem phiên bản quá khứ của chính mình là một hình ảnh xa lạ không bao giờ có thể quay trở lại. Bằng cách luôn nhớ bản thân mình là ai, bạn đã tự cho mình cơ hội để trở thành người đó thêm một lần nữa.

Nguồn và Hình ảnh: Theo BrightSide.

Thời gian chúng ta có đều như nhau, chỉ 24 giờ/ngày. Nhưng nếu bạn biết cách phân bổ và sử dụng thời gian hiệu quả thì chắc chắn năng suất làm việc sẽ cao hơn và bạn có thể sống tận hưởng nhiều hơn đấy. Hãy cùng Prudential khám phá 9 cách “hack” thời gian sau đây nhé!

Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy lập sẵn “to-do-list” (những việc cần hoàn thành) cho ngày hôm sau. “To-do-list” sẽ nhắc bạn cần phải làm gì và nên phân bổ thời gian như thế nào cho từng việc. Lần lượt hoàn thành những việc này sẽ giúp bạn từng bước đạt được các mục tiêu từ công việc hằng ngày đến những kế hoạch trong tương lai đấy.

Bí quyết hack thời gian thành công chính là quyết định phân bổ thời gian sao cho hiệu quả dựa trên mức độ ưu tiên của công việc. Bạn có thể phân bổ công việc thành ba hạng mục để biết việc nào cần được ưu tiên:

  • Quan trọng và khẩn cấp – đây là những việc cần làm ngay; ví dụ như trả lời các email công việc ảnh hưởng đến tiến độ dự án, hay làm báo cáo cho cuộc họp sắp tới với sếp.
  • Quan trọng, nhưng không khẩn cấp – những việc này có thể để dành vào buổi tối, sau giờ làm; ví dụ như đọc một chương sách chuyên ngành hay tập thể dục.
  • Không quan trọng, không khẩn cấp – thường là những việc giải trí, không ảnh hưởng lớn đến chặng đường phát triển cá nhân và sự nghiệp của bạn; ví dụ như xem bộ phim mới ra, nghiên cứu mua điện thoại mới.

 

Buổi sáng thường là khi chúng ta nhiều năng lượng nhất, đầu óc minh mẫn nhất, tinh thần sảng khoái nhất, nên hãy dành những giờ đầu tiên trong ngày để hoàn thành các công việc quan trọng nhằm đạt kết quả tốt nhất. Các công việc bạn nên làm vào buổi sáng là sắp xếp các cuộc họp thảo luận ý tưởng với đồng nghiệp, đàm phán hay thỏa thuận với đối tác, lên ngân sách dự trù cho dự án sắp tới…

Mỗi người sẽ có một khung thời gian làm việc hiệu quả hơn hẳn các khung giờ khác. Có người tập trung tốt nhất vào buổi sáng, có người là tầm 3-4 giờ chiều; lại có người thấy mình tỉnh táo nhất khi làm việc vào giờ ăn trưa trong văn phòng yên tĩnh. Hãy quan sát hiệu quả làm việc của bản thân vào từng khung giờ khác nhau trong ngày để tìm ra “giờ vàng” của mình. Sau đó bạn hãy cố gắng sắp xếp làm những việc cần sự tập trung, tỉnh táo, sáng tạo nhất vào khung giờ này.

Biết tự giải quyết lấy công việc của mình một cách tốt nhất là biểu hiện của

Lúc làm việc thì nên tắt mạng xã hội (trừ khi đó là một phần của công việc). Chuyện kiểm tra các like, comment mới từ bạn bè chỉ mang tính giải trí thôi, không quan trọng, cũng chẳng gấp gáp, nên hãy chỉ làm khi rảnh. Bạn sẽ không thể nào tập trung làm việc khi mà Facebook, Instagram liên tục gửi thông báo mời gọi sự chú ý của bạn.

Việc trả lời email ngay tức khắc sẽ khiến bạn mất tập trung làm các bản báo cáo, nghĩ ý tưởng. Mỗi ngày làm việc, bạn chỉ nên kiểm tra và trả lời email khoảng 4-6 lần. Bạn có thể đặt ra thời gian trả lời mail cố định (9 giờ sáng, 11 giờ sáng, 3 giờ chiều, 5 giờ chiều) hoặc trả lời email mỗi hai tiếng một lần. Sau khi bạn giải quyết xong các email đó, hãy thoát khỏi hộp thư để không bị email mới làm phiền trong lúc tập trung làm các việc khác. Nếu đồng nghiệp hay đối tác có việc gấp cần sự hỗ trợ của bạn thì họ sẽ nhắn tin, gọi điện thoại ngay thôi.

Tập thể dục hay thiền không chỉ tốt cho sức khoẻ và trí não, mà còn là cách để bạn tăng khả năng tập trung của mình. Nếu có thể thì bạn nên sắp xếp rèn luyện vào buổi sáng để khởi động ngày mới. Còn nếu thời gian biểu không cho phép, bạn có thể tập vào chiều tối và cuối tuần. Mỗi lần tập chỉ cần khoảng 30 phút thôi là đủ hữu ích rồi.

Biết tự giải quyết lấy công việc của mình một cách tốt nhất là biểu hiện của

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ mỗi 52 phút tập trung thì bạn nên nghỉ ngơi khoảng 17 phút. Tất nhiên, trong thực tế thì chẳng phải ai cũng có thể thảnh thơi và tự do như vậy, nhưng bạn vẫn nên sắp xếp để xả hơi một quãng ngắn sau khi hoàn thành một phần nhỏ công việc. Cơ thể và trí não chúng ta giống như một cái máy, nếu bạn cứ làm việc hoài hoài không ngơi nghỉ thì sẽ giảm năng suất.

Khi cảm thấy đầu óc trống trơn, thay vì ép bản thân phải tiếp tục, bạn nên dành 10 đến 15 phút nghe nhạc thư giãn, đọc vài trang sách, hoặc lên YouTube tìm kiếm các video về đề tài liên quan đến công việc hoặc sở thích để tìm cảm hứng. Những giây phút nghỉ ngơi này sẽ kích thích trí sáng tạo của bạn, giúp tăng hiệu quả công việc.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một bàn làm việc bề bộn sẽ dễ làm cho chúng ta xao nhãng, mất tập trung. Và khi mất tập trung thì chúng ta sẽ tiêu hao nhiều thời gian hơn để hoàn thành một công việc, hoặc tệ hơn là chúng ta sẽ không thể làm xong việc. Vì vậy, hãy xắn tay áo lên và sắp xếp lại góc làm việc của bạn. Dọn dẹp các ngăn kéo, xem món đồ hay giấy tờ nào không cần thiết thì huỷ đi. Phân loại các tập hồ sơ và cất gọn vào tủ. Dọn trống mặt bàn và thanh lý ngay những món đồ trang trí rườm rà không cần thiết.

Tham khảo cách sắp xếp bàn làm việc từ “phù thủy dọn nhà” Marie Kondo để có góc làm việc hiệu quả hơn tại đây.