Ca dao về nét đẹp văn hóa việt nam năm 2024

Cuốn sách “Thành Ngữ, Tục Ngữ, Ca Dao Dân Ca Việt Nam” là một tài liệu về văn hóa dân gian của Việt Nam. Nó được chia thành ba phần, mỗi phần trình bày về một chủ đề khác nhau.

Phần I về “Cảnh đẹp quê hương đất nước” hướng đến việc giới thiệu về các cảnh đẹp của Việt Nam, giúp người đọc hiểu thêm về văn hóa và đất nước mình.

Phần II là “Tình cảm gia đình” với mục đích tôn vinh tình cảm trong gia đình, giúp truyền thống văn hóa gia đình Việt.

Phần III về “Kinh nghiệm ứng xử” giúp độc giả hiểu rõ hơn về cách ứng xử, thể hiện sự lịch sự và lễ phép trong cuộc sống.

Cuốn sách này chứa đựng những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca của Việt Nam, mang một giá trị văn hóa quý giá và độc đáo. Đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho các bạn trẻ đang tìm hiểu về văn hóa dân gian của đất nước mình.

Tác giả: Phúc Hải. Nhà xuất bản: Hồng Đức. Năm xuất bản: 2023. Ngôn ngữ: Tiếng Việt. Trọng lượng: 500gr. Kích thước: 20.5 x 14.5 x 2.2 cm. Số trang: 466 trang. Hình thức: Bìa Mềm.

Đọc sách Thành Ngữ, Tục Ngữ, Ca Dao Dân Ca Việt Nam PDF online miễn phí hoặc tải về dưới dạng PDF theo hướng dẫn. Cuốn sách Thành Ngữ, Tục Ngữ, Ca Dao Dân Ca Việt Nam là một tài liệu vô cùng giá trị để hiểu về văn hóa và tâm lý của người Việt Nam. Từ các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca trong cuốn sách này, chúng ta có thể học được những bài học sau:

Từ thủa còn nằm nôi cho đến khi trưởng thành, chúng ta ai cũng được nghe những câu hát, lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Mỗi một vùng quê khác nhau đều có những câu hò, điệu hát mang âm hưởng của từng vùng, từng miền nhưng tất cả cùng hòa quyện tạo thành dòng ca dao dân ca Việt Nam đa dạng và phong phú, lưu truyền từ đời này sang đời khác dưới nhiều hình thức khác nhau, thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Ca dao về nét đẹp văn hóa việt nam năm 2024

Bà và cháu.

Kho tàng ca dao dân ca Việt Nam xuất hiện từ lâu đời, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn được nhân dân sưu tập và gìn giữ lưu truyền theo thời gian. Qua từng câu hát, điệu hò…, những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người được tái hiện, thiên nhiên, con người cùng hoà quyện vào nhau. Chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ của mẹ chứa đựng hình ảnh của quê hương, đất nước, cuộc sống lao động vất vả của người nông dân…, những lời hát ru ngọt ngào đó hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ đằm thắm, nhẹ nhàng.

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy đồng (ruộng) sâu chưa về

Bắt được một lũ cá trê

Xách cổ lôi về, nấu cháo ngủ ăn!

Hay:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Trong câu hát của mẹ, những cánh đồng lúa chín trải dài bất tận, những cánh cò bay lả rập rờn, những dòng sông quê hương xanh ngắt…, con trẻ được tiếp thêm tình yêu quê hương, nguồn cội, có những hoài bão lớn lao về cuộc sống. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người; kinh nghiệm sản xuất, răn dạy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý rất sâu sa.

Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai bỗng đem phần đến cho

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Thiên nhiên, cuộc sống, truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội…, được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau.

Cầu nào cao bằng cầu danh vọng

Nghĩa nào trọng bằng nghĩa chồng con

Ví dầu nước chảy đá mòn

Xa nhau nghìn dặm lòng còn nhớ thương

Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong những câu ca dao, làn điệu dân ca bổ sung cho nền văn hóa dân gian thêm phong phú, đậm đà bản sắc. Nhiều câu ca dao là những câu nói về quan hệ giữa anh em, bạn bè; ca ngợi tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động. Từ thực tế cuộc sống, những câu hát dân gian, những câu nói chân thành, chất phác thể hiện những cái hay, tinh tuý trong ứng xử giao tiếp được kết tinh, chắt lọc từ cuộc sống hằng ngày.

Ăn cây nào, rào cây ấy

Hay: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Ca dao dân ca được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Trong những câu hát dân ca, ca dao, con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống. Lối hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, tình yêu đôi lứa thật lãng mạn.

Hỡi cô cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

Sang đây anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này có lấy anh không?

Hay:

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà

Bằng lối chơi chữ, miêu tả dí dỏm, nhân cách hoá, những câu nói tượng trưng cho lời tỏ tình thật mộc mạc, chân tình của người nông dân Việt Nam.

Với nội dung truyền tải đa dạng và phong phú đời sống xã hội; phản ánh những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, ca dao, dân ca đã tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người lao động thật đẹp và gần gũi.