Cá nhân chậm thanh toán tiền giai quyet năm 2024

Lãi chậm trả là lãi trên số tiền mà bên có nghĩa vụ chậm trả cho bên có quyền. Chậm trả trong trường hợp này được hiểu là khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền mà bên có nghĩa vụ không trả hoặc trả không đầy đủ. Lãi chậm trả là một vấn đề phổ biến, thường gặp trong thực tiễn xét xử. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp luật về lãi chậm trả.

Qua bài viết này, BLawyers Vietnam sẽ nêu một số vấn đề cần lưu ý về lãi chậm trả theo pháp luật hiện hành và án lệ.

Cá nhân chậm thanh toán tiền giai quyet năm 2024

1. Khi nào phát sinh lãi chậm trả?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (“BLDS 2015”) thì “trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả” . Như vậy, về nguyên tắc thì khi đến hạn, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Mọi thanh toán chậm trễ đều có thể làm phát sinh lãi chậm trả.

BLDS 2015 có quy định trường hợp vay không có thỏa thuận lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Hay trong Luật thương mại 2005 có quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

Ngoài nghĩa vụ trả tiền, lãi chậm trả còn có thể phát sinh từ các nghĩa vụ sau đây:
  1. Tại BLDS 2015 có quy định về trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả . Như vậy, lãi chậm trả còn phát sinh đối với nghĩa vụ giao vật không đồng bộ.
  2. Án lệ số 09/2016/AL cũng bổ sung thêm một trường hợp làm phát sinh lãi chậm trả. Cụ thể là trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà bên mua đã ứng trước tiền mua hàng, nếu bên bán không giao hoặc giao không đủ hàng cho bên mua thì bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán cho bên mua.

Một điểm đáng lưu ý là trước BLDS 2015, pháp luật không cho phép tính lãi chậm trả đối với số tiền lãi trên nợ gốc trong hợp đồng vay có lãi. Tuy nhiên, từ khi BLDS 2015 có hiệu lực thì việc tính lãi trên lãi này đã được hợp pháp hóa.

Tóm lại, lãi chậm trả phát sinh khi:
  1. bên có nghĩa vụ trả tiền không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ khi đến hạn trả tiền;
  2. bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ;
  3. một bên đã ứng trước tiền nhưng bên còn lại không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giao hàng; và
  4. các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản tiền không làm phát sinh lãi chậm trả

Theo Án lệ số 09/2016/AL thì có hai khoản tiền không làm phát sinh lãi chậm trả. Cụ thể, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định: “Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của Công ty thép Việt Ý là có căn cứ tuy nhiên lại tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng là không đúng”; “Tòa án cấp sơ thẩm còn tính cả tiền lãi của khoản tiền bồi thường thiệt hại là không đúng với quy định tại Điều 302 Luật thương mại năm 2005”.

Như vậy, tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại sẽ không làm phát sinh lãi chậm trả.

3. Mức lãi suất áp dụng cho lãi chậm trả sau xét xử

Đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì bên phải thi hành án phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong.

Đối với trường hợp mà các bên không có thỏa thuận về việc trả lãi thì bên phải thi hành án phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% mức lãi suất trong hạn kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong .

Tuy nhiên cần lưu ý là đối với hợp đồng tín dụng, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Án lệ số 08/2016/AL mà các bên trong hợp đồng tín dụng cần phải lưu ý khi thi hành bản án, quyết định của Tòa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ [email protected]. BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!

Ngày: 27/04/2022

Người viết: Thảo Nguyễn & Quang Nguyễn

Maybe you want to read:

Cách xác định tiền lãi chậm trả, phạt vi phạm và bồi thường trong quan hệ thương mại theo Án lệ số 09/2016/AL?