Cách tập cai máy thở

Thở máy hay còn gọi là thông khí nhân tạo hoặc hô hấp nhân tạo, được áp dụng khi chức năng thông khí tự nhiên của hệ hô hấp bệnh nhân không thể tự thực hiện được. Phương pháp này nhằm cung cấp thông khí cho hô hấp một cách nhân tạo và oxy hoá. Phương pháp thở máy sẽ được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như: suy hô hấp có giảm oxy máu, hoặc tăng CO2 máu, ngưng thở, chủ động kiểm soát không khí (kết hợp với những phương pháp vô cảm),…

Cai máy thở là quá trình giảm dần sự hỗ trợ của máy thở và dần dần tăng thở tự nhiên của bệnh nhân để có thể đạt chỉ tiêu khi bỏ máy thở hỗ trợ hô hấp.

Quá trình cai máy thở có thể diễn ra vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng tùy từng trường hợp bệnh nhân. 

Cai máy thở có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Máy thở cần được cai càng sớm càng tốt bởi nếu kéo dài quá trình thở máy này bệnh nhân sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, tổn thương phổi do thở máy, tổn thương đường thở, ... và nhiều yếu tố nguy cơ gây cản trở cho quá trình cai máy thở sau này.

Cách tập cai máy thở
Thế nào là cai thở máy

Trong y học chia làm 2 loại thở máy: thở máy không xâm nhập và thở máy xâm nhập. Mỗi loại sẽ áp dụng cho những đối tượng bệnh nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Thở máy không xâm nhập: áp dụng với đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh lý suy hô hấp, tuy nhiên bệnh nhân phải tỉnh táo và cơ hô hấp còn hoạt động:

  • Suy hô hấp cấp trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Phù phổi cấp
  • Hội chứng giảm thông khí
  • Viêm phổi có suy hô hấp 
  • Đợt cấp của hen suyễn 
  • Thở kém trong thời kỳ hậu phẫu
  • Đợt cấp của bệnh rối loạn thần kinh – cơ có rối loạn nhịp thở
  • Suy hô hấp, giảm nồng độ oxy máu ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch

Thở máy xâm nhập: áp dụng cho đối tượng bệnh nhân có suy hô hấp, không còn tỉnh táo:

  • Suy hô hấp cấp: áp dụng đa số các trường hợp suy hô hấp cấp, trừ các trường hợp cần thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển.
  • Tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi, do hít khói, do đuối nước…
  • Giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương, ngộ độc mà bệnh nhân đã mất ý thức.
  • Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Điều kiện để bệnh nhân cai thở máy.

Như chúng ta vừa liệt kê, những bệnh nhân cần thở máy mà những bệnh nhân có bệnh lý suy hô hấp. Như chúng ta đã biết, các bệnh lý về hô hấp thường kéo dài , dai dẳng và khó điều trị dứt điểm . Vậy bệnh nhân cần đạt những điều kiện gì để cai thở máy.

  • Điều trị được nguyên nhân khiến cho bệnh nhân phải thở máy
  • Huyết áp ổn định: không dùng hoặc dùng liều nhỏ thuốc co mạch, thuốc trợ tim.
  • Nhiệt độ < 38 độ C
  • Nhịp tim <140 chu kỳ/phút
  • pH máy và PaCO2 phù hợp với bệnh lý hô hấp nền của người bệnh.
  • Tiêu chuẩn thông khí: PaO2 ≤ 50mmHg và pH bình thường, VC > 10-15ml/kg, Vt tự thở > 5-8ml/kg, tần số thở tự nhiên <30/ph, thông khí phút < 10L.
  • Khả năng dự trữ của phổi: MIP(NIP) > -20 đến -30 cmH2O trong vòng 20 giây
  • Tiêu chuẩn oxy: PaO2 không PEEP > 60mmHg với FiO2 ≤ 0.4, PaO2 có PEEP > 100 mmHg với FiO2 ≤ 0.4, SaO2 > 90% với FiO2 ≤ 0.4, Qs/Qt <20%, P(A-a)O2 < 350 mmHg với Fio2 = 1, PaO2/FiO2 > 200.
  • Các chỉ số kết hợp: chỉ số thở nhanh nông (f/Vt) < 100 nhịp/phút/L; chỉ số cai đơn giản (SWI) < 9/phút; chỉ số CROP > 13ml/chu kỳ/phút
  • Thông số cơ học phổi: Compliance tĩnh > 30ml/cmH2O, sức cản đường thở (càng thấp khả năng thành công càng cao, bình thường là 0.6-2.4cmH2O/L/giây nếu không có ống nội khí quản), VD/VT < 60%.

Chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách.

Không chỉ bệnh nhân đang thở máy cần chăm sóc đúng cách. Mà quá trình chăm sóc bệnh nhân cai thở máy cũng rất quan trọng. Việc chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách sẽ hỗ trợ bệnh nhân hồi phục tốt hơn đồng thời giảm thiểu nguy cơ phải thở máy cho những đợt cấp sau này.

Cách tập cai máy thở
Chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách.

Dinh dưỡng rất quan trọng hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi của bệnh nhân cai thở máy.

Bệnh nhân cai thở máy phải có chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, lượng KCal phải đạt đủ theo ngày. Đối với các bệnh nhân bị các bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường,… cần có chế độ ăn phù hợp cho chỉ định của bác sĩ tránh tình trạng làm nặng thêm bệnh.

Đối với bệnh nhân thở máy, đặc biệt là bệnh nhân thở máy xâm nhập, việc tăng xuất tiết đờm dãi diễn ra rất thường xuyên. Sau khi bệnh nhân cai thở máy thì hiện tượng này vẫn có thể diễn ra.

Vệ sinh mũi, họng, đường hô hấp trên của bệnh nhân bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% sẽ giúp thông thoáng đường thở. Tránh tình trạng đờm dãi ứ đọng gây bít tắc đường thở.

Đa số các bệnh nhân thở máy thường hay nằm tại chỗ, đi lại khó khăn nên biến chứng loét tì đè rất hay xảy ra, đặc biệt với những bệnh nhân thở máy xâm nhập.

Sau khi bệnh nhân cai thở máy, trong thời gian đầu có thể bệnh nhân chưa thể đi lại dễ dàng, hay nằm nên tình trạng loét tỳ đè có thể diễn ra.

Cần vệ sinh những vị trí thường xảy ra loét tì đè như: sau gáy, mông, khuỷu tay, mắt cá chân,… giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Đối với bệnh nhân cai thở máy, việc luyện tập thể dục thể thao vừa giúp tránh nguy cơ loét tì đè vừa giúp thông thoáng đường thở, tăng cường miễn dịch.

Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga,…

Bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám tại bệnh viện và các cơ sở y tế để phát hiện kịp thời các biến chứng cũng như đợt cấp của bệnh để điều trị kịp thời, tránh tình trạng suy hô hấp dẫn đến thở máy cho những lần tiếp theo.

Bài viết trên đã giải thích cũng như hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho các bạn có thể chăm sóc tốt cho gia đình mình.

Khi hít vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cm nước trong 20 giây. Nếu người bệnh đang thở PEEP phải cho ngưòi bệnh thở lại IPPV trước khi tháo máy.

Cai thở máy là quá trình tách bỏ dần dần sự phụ thuộc máy thỏ ở một người bệnh đã quen thỏ máy, cho người bệnh trở lại thở tự nhiên một cách an toàn.

Cai thở máy nên thực hiện ngay sau khi tình trạng hô hấp đã Ổn định.

Chỉ định

Tất cả các người bệnh thở máy đã có dâ'u hiệu hô hấp và huyết động ổn định sau khi tháo máy 15 phút, chỉ thở oxy qua ống thông.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, hoặc bác sĩ chuyên khoa sơ bộ hồi sức cấp cứu.

Một bác sĩ thực hiện thủ thuật và kỹ thuật viên chăm sóc hô hấp, phải ở bên cạnh người bệnh khi bắt đầu tập rút máy.

Phương tiện

Máy hút dòm; ống hút dòm.

Oxy.

Người bệnh

Người bệnh tự thở vói: Vt = 4 - 5ml/kg, hoặc hơn 50% dung tích sốhg lý thuyết.

Khi hít vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cm nước trong 20 giây.

Nếu người bệnh đang thở PEEP phải cho ngưòi bệnh thở lại IPPV (CMV) trước khi tháo máy.

Ở nơi có điều kiện, tiêu chuẩn cai thở máy tốt nhất là đo áp lực các khí trong máu.

Sau khi tháo máy: pH máu vẫn bình thường, Pa02 vẫn trên 60mbar, Sp02 trên 80%.

Các bước tiến hành

Đo áp lực các khí trong máu.

Người bệnh an tâm, hợp tác với bác sĩ.

Tháo máy.

Các biện pháp cai thở máy

Tự thở ngắt quãng 15 ph, 30 ph, 3 giờ, 6 giờ, 12 giờ trong nhiều ngày. Nhưng nên cho thồ máy lại ban đêm.

SIMV (IDV).

Hỗ hấp áp lực hỗ trợ (PSV).

Hô hấp thể tích hỗ trợ (VSV).

Ống T.

CPAP.

Rút ống nội khí quản hoặc mở khí quản

Phải theo dõi chặt chẽ.

Cần kiểm tra kỹ tình trạng dây thanh đới: phù nề, hẹp... trước khi rút.

Các dụng cụ chuẩn bị rút ống nội khí quản giông như lúc chuẩn bị đặt ống.

Théo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi

Chò 15 phút, trong khi đo theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, điện tim.

Mạch phải dưới 100.

Huyết áp ỏ dưới mức bình thường.

Nhịp thở không quá 30 lần/phút.

Điện tim không có loạn nhịp tim.

Chụp X quang phổi: không có xẹp phổi, tắc đờm.

Xử trí

Suy hô hấp trở lại quá sớm, không đúng phương pháp: phải thở máy lại.

Xẹp phổi do cơ hô hấp còn yếu: phải thông khí nhân tạo, soi hút phế quản.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CAI THỞ MÁY

Thở máy kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng bệnh viện, tổn thương phổi do thở máy, chi phí điều trị tốn kém dẫn đến khó bỏ máy và NGƯỜI BỆNH có nguy cơ tử vong. Do vậy mỗi khi NGƯỜI BỆNH phải thở máy, người thực hiện cần phải nhanh chóng đánh giá cai thở máy của NGƯỜI BỆNH để xem xét bỏ máy thở càng sớm càng tốt.

Có nhiều phương thức cai thở máy như PSV, SIMV, cai thở máy qua ống chữ T. Tuy nhiên dù có cai thở máy bằng phương thức nào thì người thực hiện cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn cai thở máy chung

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có đủ tiêu chuẩn cai thở máy.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh ngừng thở, ngừng tim

- Người bệnh không có khả năng tự thở (như bệnh lý thần kinh cơ nặng...)

- Chưa đủ tiêu chuẩn cai thở máy

IV. CHUẨN BỊ

1. Ngưòi thực hiện

01 Bác sỹ và 01 điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy.

2. Phương tiện

2.1.Vật tư tiêu hao

- Mũ phẫu thuật: 03 chiếc

- MDI adapter: 01 chiếc

- Bộ dây máy thở: 01 bộ

- Khí nén (ngày chạy 24 giờ)

- Bộ làm ẩm nhiệt: 01 chiếc

- Filter lọc bụi máy thở: 01 chiếc

- Xà phòng Savondoux rửa tay

- Oxy thở máy (ngày chạy 24 giờ)

- Filter lọc khuẩn ở dây máy thở: 01 cái

- Dây truyền huyết thanh: 01 cái

- Găng tay vô khuẩn: 03 đôi

- Găng tay sạch: 05 đôi

- Gạc tiểu phẫu N2: 05 túi

- Khẩu trang phẫu thuật: 03 chiếc

- Mặt nạ mũi miệng hoặc mặt nạ mũi

2.2. Dụng cụ cấp cứu

01 bộ mở màng phổi dẫn lưu khí

2.3. Các chi phí khác

- Tiêu hao điện, nước

- Phí hấp, rửa dụng cụ

- Xử trírác thải y tế và rác thải sinh hoạt

3. Người bệnh

3.1. Giải thích cho Người bệnh (nếu Người bệnh còn tỉnh táo) và gia đình/người đại diện hợp pháp của Người bệnh về sự cần thiết và các nguy cơ của thở máy. Người bệnh/đại diện của Người bệnh ký cam kết thực hiện kỹ thuật.

3.2. Tư thế Người bệnh: Người bệnh nằm đầu cao 30 độ (nếu không có tụt huyết áp), nằm đầu bằng nếu tụt huyết áp

3.3. Thở máy tại giường bệnh

4. Hồ sơ bệnh án

Giải thích về kỹ thuật cho Người bệnh, gia đình Người bệnh và kí cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật

2. Kiểm tra lại Người bệnh: các chức năng sống, xem có thể tiến hành thủ thuật được không.

3. Thực hiện kỹ thuật

Ghi lại đầy đủ các thông số của phương thức thở máy đang được thực hiện trước khi chuyển sang phương thức cai thở máy.

3.1. Tiêu chuẩn cai thở máy

- Giải quyết được nguyên nhân phải thở máy

- Oxy hóa máu cải thiện: PEEP ≤ 5cmH2O, PaO2 > 60mmHg, với FiO2 < 0,5

- HA ổn định: không dùng hoặc dùng liều nhỏ thuốc co mạch, trợ tim.

- Nhịp tim <140 chu kỳ/phút

- Nhiệt độ < 38 độ C

- pH và PaCO2 phù hợp với bệnh lý hô hấp nền của Người bệnh Khi Người bệnh có đủ tiêu chuẩn cai thở máy. Tiến hành cai thở máy

3.2. Tiến hành cai thở máy: sử dụng 1 trong các phương pháp cai thở máy sau:

- PSV (xem quy trình thở máy PSV)

- SIMV (xem quy trình thở máy SIMV)

- Ống chữ T (T tube)

+ Chuẩn bị ống chữ T, dây oxy , bình làm ẩm oxy + Kết nối cho Người bệnh thở ống chữ T

3.3. Đánh giá và điều chỉnh máy thở

- Cai máy bằng PSV (xem quy trình thở máy PSV)

- Cai máy bằng SIMV (xem quy trình thở máy SIMV)

- Cai máy bằng ống chữ T (trong vòng 60 phút): xem Người bệnh có đáp ứng không

+ Chỉ số thở nhanh nông (RSBI) < 100 chu kỳ/phút/lít

+ Oxy hóa máu: SaO2 ≥ 90%, PaO2 ≥ 60mmHg, pH ≥ 7,32, PaCO2 tăng dưới 10mmHg so với trước khi cai máy.

+ Tần số thở ≤ 30 chu kỳ/phút hoặc thay đổi dưới 50% so với trước.

+ Nhịp tim < 140 chu kỳ/phút, hoặc thay đổi < 20%, HA

+ Ý thức không thay đổi, không kích thích.

+ Không gắng sức (sử dụng cơ hô hấp phụ, thở nghịch thường)

+ Nếu Người bệnh không đáp ứng cai thở máy ống chữ T, chuyển lại phương thức thở trước khi cai thở máy. Đánh giá và cai thở máy hàng ngày.

+ Nếu Người bệnh đáp ứng cai thở máy ống chữ T, bỏ máy thở và xem xét rút nội khí quản (đánh giá ho khạc đờm, ý thức).

3.4. Nếu Người bệnh cai máy thất bại: cần đánh giá thêm

3.4.1. Ống NKQ

- Xem xét ống NKQ có nhỏ không?, Có tắc NKQ không?

3.4.2. Khí máu

- Tránh kiềm chuyển hóa

- NGƯỜI BỆNH có tăng PaCO2, giữ PaCO2 trên mức giá trị nền của NGƯỜI BỆNH

3.4.3. Dinh dưỡng

- Hỗ trợ đủ năng lượng

- Tránh rối loạn điện giải

- Tránh thừa năng lượng

3.4.4. Đờm

- Hút sạch đờm -Tránh mất nước nặng

3.4.5. Vấn đề thần kinh cơ

- Tránh sử dụng các thuốc làm yếu cơ (thuốc giãn cơ, nhóm aminoglycosid, clindamycin) ở NGƯỜI BỆNH yếu cơ

- Tránh sử dụng corticoid nếu không cần thiết.

3.4.6. Tắc nghẽn đường thở

- Loại trừ dị vật đường thở

- Sử dụng thuốc giãn phế quản nếu cần

3.4.7. Ý thức người bệnh

- Tránh dùng quá liều thuốc an thần

3.4.8 Cai thở máy vào buổi sáng

VI. THEO DÕI

- Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2: thường xuyên.

- Xét nghiệm khí trong máu: làm định kỳ (12 - 24 giờ/lần) tùy theo tình trạng Người bệnh, làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường.

- Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, báo động.

- X quang phổi: chụp 1 - 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

1.Tụt huyết áp.

Xử trí: truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần.

2.Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi):

Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu, hút dẫn lưu liên tục.

3.Tổn thương phổi do thở máy: cai thở máy sớm

4.Nhiễm khuẩn liên quan thở máy: tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn bệnh viện. Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang khi xuất có nhiễm khuẩn.