Cách trị nấm tai tại nhà

Nấm tai là một bệnh nhiễm trùng tai ngoài do nấm. Bệnh thường gặp ở những người đang sống tại các vùng khí hậu nóng ẩm. Những người thường xuyên bơi lội, người mắc bệnh mãn tính về da hoặc tiểu đường … cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị nấm tai.

Các triệu chứng thường gặp của nấm tai:

  • Giảm thính lực, có thể bị nhầm với điếc
  • Cảm giác đầy tai
  • Đỏ da ống tai ngoài
  • Ngứa, một triệu chứng phổ biến của nhiễm nấm hơn là do vi khuẩn
  • Đau tai
  • Viêm hoặc sưng nề ống tai
  • Da bong tróc
  • Ù tai
  • Chảy dịch tai, có thể có màu trắng, vàng, xám, đen hoặc xanh lá cây


Các triệu chứng này thường xảy ra ở một bên tai, nhưng có thể cả hai tai đều bị ảnh hưởng cùng một lúc. 

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Nấm Tai

Có gần 60 loài nấm khác nhau có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng này. Riêng đối với bệnh nấm tai, hai loại nấm thường gặp nhất là Aspergillus và Candida. Đặc biệt khi nấm kết hợp với vi khuẩn có thể khiến tình trạng nhiễm trùng phức tạp hơn.

Tình trạng nhiễm trùng này thường xảy ra phổ biến trong những tháng mùa hè và nguy cơ cao hơn đối với những người có thói quen bơi lội.

Ngoài ra, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, chấn thương hoặc chấn thương ở tai, bệnh chàm hoặc các vấn đề về da mãn tính khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tất cả các mảnh vụn và các phần tử nấm có thể nhìn thấy phải được bác sĩ lâm sàng loại bỏ.

  • Làm sạch: Bác sĩ có thể có thể sử dụng nước rửa hoặc các phương pháp khác để làm sạch tai, loại bỏ các chất tích tụ cũng như dịch tiết ứ đọng.
  • Thuốc nhỏ tai: Thuốc nhỏ tai chống nấm được dùng để điều trị bệnh nấm tai theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Thuốc uống: Một số bệnh nhiễm trùng do nấm như Aspergillus có thể kháng thuốc nhỏ tai thông thường. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc khác để thuốc chống viêm và giảm đau.
  • Thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc chống nấm được sử dụng cho bệnh viêm tai nếu nấm ảnh hưởng đến cả bên ngoài tai (thường có dạng thuốc mỡ hoặc kem).


Mẹo Phòng Tránh Bệnh Nấm Tai

  • Tránh để nước vào tai
  • Lau khô tai sau khi tắm
  • Tránh đưa tăm bông vào trong tai
  • Tránh làm xước da bên ngoài và bên trong tai
  • Dùng thuốc nhỏ để vệ sinh tai sau khi bị nước vào tai
  • Đội mũ bơi hoặc dùng nút bịt tai để ngăn nước vào tai khi bơi
  • Có thể sử dụng nhiệt khô ở nhiệt độ thấp của máy sấy tóc để loại bỏ hơi ẩm trong tai, tránh đặt máy sấy tóc quá gần tai


💢 Lưu ý: Hãy nhanh chóng đến khám bác sĩ nếu xuất hiện cảm giác đau và tình trạng chảy mủ ở một hoặc cả hai tai để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để bệnh trở thành bệnh mãn tính. 

🇺🇸 Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) là chuyên khoa nghiên cứu, khám và điều trị các bệnh lý về tai, mũi, họng và các cấu trúc liên quan đầu và cổ với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như máy nội soi, đo thính lực, CT-scan,…đáp ứng mọi nhu cầu khám và điều trị thông thường.

Bên cạnh đó, các Bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng hiểu rõ các vấn đề đang mắc phải, chẩn đoán và đánh giá các bệnh tai mũi họng phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp với mỗi khách hàng.

Nấm ống tai là bệnh khá phổ biến hiện nay, chiếm 10% trong số những bệnh nhân bị viêm ống tai. Đặc biệt ở trẻ em do ống tai ngoài nhỏ, có nhiều lông và dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển.

Thêm vào đó là khí hậu ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém như ở Việt Nam dễ có cơ hội cho các loại nấm gây bệnh phát triển. Bệnh đặc biệt dễ xuất hiện vào mùa hè. Khi có dấu hiệu nấm tai, người bệnh cần được thăm khám Tai Mũi Họng để điều trị sớm. 

Nguyên nhân gây nấm tai

Mùa nóng là mùa dễ bị bệnh. Có rất nhiều lý do dẫn đến bị nấm tai, các loại nấm này đều có thể mọc được ở tai do môi trường ống tai rất ẩm ướt:

  • Nguyên nhân hay gặp nhất là do dùng các dụng cụ để ngoáy tai, lấy ráy tai không sạch
  • Người bệnh bị chàm ống tai
  • Dùng kháng sinh nhỏ tai kéo dài
  • Sau khi bị chấn thương hoặc thường xuyên tắm ở các bể bơi không đảm bảo vệ sinh 
  • Bệnh nhân bị các nhiễm khuẩn tại chỗ khác kết hợp. Người ta thường gặp nấm ống tai ở những phụ nữ mắc nấm âm đạo, không được điều trị...

Các loại nấm này đều có thể mọc được ở tai do môi trường ống tai rất ẩm ướt. Nếu một nơi nào đó trên cơ thể mắc nấm đều có nguy cơ lây nhiễm đến tai do tay người bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nấm tai 

Tổn thương do nấm gây nên tại tai thường khu trú ở ống tai ngoài hoặc vành tai. Cụ thể như sau: 

  • Triệu chứng phổ biến của bệnh là ngứa tai nên người bệnh thường xuyên dùng ngón tay ngoáy vào trong lỗ tai hoặc nghiêng đầu, đập tay vào bên tai bệnh.
  • Khi ở giai đoạn đầu bệnh nấm ống tai gây ngứa sâu trong tai với cảm giác sưng rất khó chịu.
  • Đôi khi thấy chảy dịch ra ngoài hoặc ngoáy tai thấy có dịch ướt màu nâu vàng.
  • Lâu ngày lớp biểu bì ống tai bị bong tróc hòa trộn cùng với tổ chức nấm hình thành vảy làm bít hẹp ống tai hoặc che lấp bề mặt màng nhĩ gây ra triệu chứng ù tai và giảm thính lực.
  • Nếu có nhiễm trùng cơ hội kết hợp gây viêm ống tai thì sẽ có triệu chứng sưng đau trong tai, đau tăng lên khi ấn bình tai hoặc kéo vành tai.
  • Trong một số trường hợp cục nấm phát triển gây bịt kín ống tai ngoài, trẻ có thể có các biểu hiện kêu ù tai, nghe kém một bên (với các trẻ lớn) hay với các trẻ nhỏ là biểu hiện nghiêng đầu phía tai lành về nơi phát âm (để nghe cho rõ).

Khi có các dấu hiệu này, ba mẹ cần đưa con đến bác sĩ Tai Mũi Họng để được khám bệnh và điều trị nấm tai và các bệnh chuyên khoa kèm theo (viêm tai giữa, viêm mũi họng…) nếu có. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video để được hướng dẫn chăm sóc tại nhà. 

Khám tai thấy một số vảy, mảnh vụn hình thành ở trong ống tai ngoài và vành tai. Ống tai ngoài bị lấp đầy bởi những mảng màu xám, đen hoặc trắng. Quan sát ở mặt trên những mảng này, các sợi bào tử nấm mọc trông như đám mạ. Các mảng này có mùi hôi rất khó chịu. 

Nấm tai có nguy hiểm không?

Trong trường hợp nấm tai nhẹ, nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi trong vòng 15 ngày.

Nếu thay đổi môi trường ống tai ngoài, ráy tai khô, nấm không thể mọc được và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu giữ ống tai không tốt, bệnh có thể tái phát dễ dàng.

Trong trường hợp bệnh cấp, phần lớn bệnh có phối hợp với vi khuẩn, thủng nhĩ rất dễ xảy ra. Một khi có viêm tai giữa kèm theo, điều trị khó khăn hơn nhiều.

Trong trường hợp bệnh nặng, diễn tiến bệnh đi dần đến ác tính. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh phát triển nhanh, ảnh hưởng đến tổng trạng. Bệnh lan dần đến vùng trước tai, vùng cổ, vùng xương chũm và cả đáy sọ.

Bác sĩ khám soi tai cho bệnh nhân

Điều trị nấm ống tai

Cho dù chữa triệu chứng hay điều trị tận gốc thì đều phải làm sạch những mảng vảy ở ống tai ngoài. Nấm ống tai thường dai dẳng và khó trị cho nên dùng phải đúng thuốc và điều trị phải dài ngày.

Các thuốc sử dụng để điều trị chủ yếu là thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống và bôi tại chỗ, tùy theo từng loại nấm. Tuy nhiên người bệnh có tiền sử viêm tai giữa có thủng màng nhĩ hoặc vừa viêm tai vừa bị nấm thì phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc chống nấm dạng bôi.

Sau khi đã được chẩn đoán là nấm ống tai, bệnh nhân cần được lấy bỏ tổ chức nấm và lau sạch ống tai và màng tai. Tốt nhất là nên đến bệnh viện, phòng khám Tai Mũi Họng uy tín để thực hiện. 

  • Thực hiện bằng cách phải làm ẩm nó và dùng que bông thấm cồn salycilic, tím gentian hoặc dung dịch betadin 1%, làm liên tục vài ngày, mỗi ngày 1 - 2 lần (tại cơ sở điều trị chuyên khoa).
  • Có thể bôi vào niêm mạc ống tai một trong những thuốc như xanh-methylen 2%, cồn acid salicylic 3%... mỡ kháng nấm hoặc thổi bột acid boric vào tai để diệt vi nấm. 

Để phòng bệnh nấm tai, phải vệ sinh tai hằng ngày, đặc biệt là sau khi bơi. Mọi người không nên lấy ráy tai tại các tiệm cắt tóc gội đầu. Nếu bị nấm ở một bộ phận nào trên cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm, tránh lây nhiễm sang nhiều vị trí khác trên người và tai.

Khi có dấu hiệu lâm sàng bất thường ở tai cần đi khám ở chuyên khoa Tai Mũi Họng để phát hiện và điều trị kịp thời. Những người có tiền sử viêm tai cố gắng tránh nước vào tai, có thể sử dụng bông y tế để nút tai khi bơi.