Cấp lại thẻ căn cước công dân mất bao lâu

Lệ phí làm thẻ căn cước công dân? Thủ tục làm thẻ căn cước công dân? Có được nhận lại chứng minh thư nhân dân cũ khi làm thẻ căn cước công dân? Làm thẻ căn cước công dân ở nơi đăng ký tạm trú được không?

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân và thời gian cấp thẻ căn cước công dân theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Khi một công dân đủ 14 tuổi trở lên thì vật bất ly thân phải có đó là căn cước công dân. Vì vai trò của căn cước công dân đó là chứng thư pháp lý chứng minh lý lịch của một người, dùng để nhận dạng của một cá thể, nó có tính chất cá biệt, thông qua căn cước công dân để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình, khi cá nhân đủ 14 tuổi trở lên thì phải làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân vì nhiều thủ tục hành chính luôn bắt buộc phải có căn cước công dân trước kia chưa có căn cước công dân sẽ là chứng minh thư nhân dân 09 số. Tuy nhiên khi luật căn cước công dân ra đời thì đã chuyển từ chứng minh thư nhân dân 09 số sang căn cước công dân 12 số. Thời gian cấp căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào? Luật Dương Gia xin đưa ra một số quy định của pháp p luật có liên quan như sau:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Thứ nhất: Trình tự để cấp căn cước công dân

Nếu như trước kia khi chưa có Luật căn cước công dân, khi đi làm chứng minh thư nhân dân thì cá nhân đó phải xin giấy xác nhận tại công an xã, phường, thị trấn rồi sau đó mới đến tại cơ quan công an quận, huyện nơi thường trú thì hiện nay đi làm thủ tục cấp căn cước công dân sẽ không phải làm thêm thủ tục đó nữa mà khi cá nhân có nhu cầu làm thủ tục cấp căn cước công dân sẽ chủ động mang Sổ hộ khẩu của gia đình đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục cấp căn cước công dân. Như vậy khi Luật căn cước công dân ra đời thì thủ tục hành chính để cấp căn cước công dân đã được tối giản hóa hơn, đỡ mất thời gian chi phí cho công dân

Khi đến cơ quan công an quân, huyện nơi có đăng kí thường trú của công dân để làm thủ tục cấp căn cước công dân thì công dân sẽ trình sổ hộ khẩu của gia đình, sau đó sẽ được cấp một tờ khai làm căn cước công dân cá nhân yêu cầu sẽ điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật và ký tên vào phía dưới tờ khai đăng ký.

Bên cơ quan công an được giao thực hiện nhiệm vụ sẽ kiểm tra thông tin trong tờ khai rồi đối chiếu với cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin đó để kiểm tra tính xác thực thông tin của người đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân. Nếu trường hợp người yêu cầu cấp thẻ mà chưa có thông tin gì trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia thì sẽ đối chiếu thông tin qua những giấy tờ hợp pháp khác để làm căn cứ xác thực trong tờ khai

Trường hợp người đề nghị cấp căn cước công dân là người đang làm trong đơn vị Quân đội nhân dân hay là Công an nhân dân thì phải đưa chứng minh thư nhân dân đã được cấp trước đó ra làm căn cứ hoặc là nếu chưa có hay là đã mất thì phải có Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan đơn vị mà cá nhân đó đang công tác.

Sau khi kiểm tra thông tin xong nếu thấy mọi thông tin ghi trong tờ khai đều phù hợp với những cơ sở đưa ra xác minh thì cán bộ thực hiện quản lý căn cước công dân sẽ tiến hành chụp ảnh 4×6 đối với người yêu cầu để lưu hồ sơ cũng như in lên trên thẻ Căn cước công dân, tiến hành lấy dấu vân tay cả mười ngón của người đề nghị cấp để làm thủ tục.

Xem thêm: Quy định về thẻ căn cước công dân? Ý nghĩa 12 số trên thẻ CCCD?

Khi làm xong tất cả những thủ tục trên thì Cán bộ người được giao quản lý căn cước công dân sẽ phải đưa cho người đề nghị cấp phiếu hẹn ngày trả thẻ căn cước công dân ngi rõ ngày tháng được nhận căn cước công dân, địa điểm trả thẻ ở đâu cần nghi rõ địa chỉ để người yêu cầu biết mà đến làm thủ tục nhận thẻ.

Khi đã có giấy hẹn thì người đề nghị cấp thẻ phải đến đúng địa điểm cũng như ngày hẹn để trả thẻ, người yêu cầu cấp thẻ cũng có thể đề nghị cơ quan cấp thẻ gửi thẻ theo địa chỉ mà họ yêu cầu. Tuy nhiên sẽ bị mất phí gửi thông qua bưu điện do người yêu cầu chi trả.

Đối với người mà bị mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự hay là những căn bệnh mà làm cho họ không thể nhận thức được mà có mong muốn làm căn cước công dân vì liên qian đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì được yêu cầu cấp thẻ tuy nhiên phải được thông qua ngườ giám hộ của họ.

Trường hợp người yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân mà đã có chứng minh nhân dân 09 số thì chủ thể có thẩm quyền sẽ thu lại chứng minh nhân dân đó và cắt góc cho người yêu cầu giữ và giữ lại một góc để làm căn cứ chứng minh giữa căn cước công dân 12 số và chứng minh thư nhân dân 09 số là một người hoặc là phải cấp giấy xác nhận cho người yêu cầu.

Thứ hai: Thủ tục đổi hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Khi thẻ Căn cước công dân bị mất hay bị in sai thông tin của cá nhân yêu cầu hoặc bị hư hỏng không xác định được thông tin thì cá nhân đó có thể yêu cầu cấp lại, thay đổi lại thông tin cho chính xác. Thủ tục thì cũng như thủ tục cấp căn cước công dân, tuy nhiên trường hợp mà thông tin của người yêu cầu cấp căn cước công dân không có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia thì người yêu cầu phải cung cấp giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyềm để xác minh.

Căn cước công dân đã được cấp lại từ trước đó sẽ bị thu hồi lại, nếu căn cước công dân bị mất rồi thì không cần mà chỉ cần giây xác nhận của chính quyền địa phương về mất căn cước công dân.

Thứ ba: Thời gian cấp, đổi hay cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Xem thêm: Trình tự, thủ tục, hồ sơ xin cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất mới nhất năm 2022

Thời gian quy định thực hiện để được câp căn cước công dân được quy định như sau:

Tính từ ngày người yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy đinh thì thì tại các thành phố hay thị xã thì trong vòng bảy ngày nếu là làm thủ tục cấp mới lần đầu con đối với trường hợp yêu cầu cấp lại thì trong vòng 15 ngày làm việc không tính ngày nghỉ thì cơ quan có thẩm quyền cấp phải trả thẻ cho người yêu cầu.

Trường hợp người yêu cầu cấp sống ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo giao thông đi lại khó khăn thì thời gian lam thủ tục cấp thẻ kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp phù hợp sẽ là 20 ngày. Còn những vùng còn lại thì không đực vượt quá 15 ngày làm việc. Thời gian cấp thẻ này có thể thay đổi để nhằm đảm bảo rút ngắn thủ tục hành chính, đỡ chi phí và thời gian đi lại của công dân cũng như đáp ứng được quyền và lợi ích hợp pháp cua công dân.

Thứ tư: Nơi cấp và thẩm quyền cấp.

Nơi có thảm quyền cấp thẻ căn cước công dân thì bao gồm Bộ công an bộ phận quản lý căn cước công dân, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng có thẩm quyền cấp. Ngoài ra thì bộ phận quản lý căn cước công dân thuộc công an cấp huyện, thị xã, quận cũng có thẩm quyền. Do đó cá nhân có nhu cầu cấp căn cước công dân có thể đến những đơn vị trên để yêu cấu cấp căn cước công dân. Trong trường hợp cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền cấp có thể đến nơi ở hoặc địa bàn thôn, bản, xã, phường của cá nhân có yêu cầu thể làm thủ tục cấp thẻ cho công dân.

Cấp, đổi lại thẻ căn cước công dân người có thẩm quyền cấp ở đây sẽ là thủ trưởng bộ phận quản lý căn cước công dân thuộc Bộ công an sẽ có thẩm quyền

1. Lệ phí làm thẻ căn cước công dân

Tóm tắt câu hỏi:

Xin cho tôi hỏi, tôi nghe nói sắp tới có thẻ căn cước công dân. Vậy, làm thẻ đó có mất nhiều tiền không?

Xem thêm: Người bao nhiều tuổi thì được cấp thẻ căn cước công dân?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC thì mức thu lệ phí cấp căn cước công dân như sau:

– Chuyển từ Chứng minh nhân dân sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ.

– Đổi thẻ Căn cước công dân do bị hư hỏng; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ

– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ 

Theo đó, khi bạn làm thẻ căn cước công dân thì mức thu sẽ là 50 ngàn đồng nếu bạn đổi thẻ và sẽ là 70 ngàn đồng nếu bạn xin cấp lại thẻ.

2. Thủ tục làm thẻ căn cước công dân

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi năm nay 28 tuổi, quê ở Nam Định. Năm 2015, tôi đã cắt hộ khẩu ở Nam Định và làm sổ hộ khẩu mới ở Thanh Trì – Hà Nội. Trong sổ không ghi số CMND (số cũ do CA Nam Định cấp). Nay tôi muốn đăng ký làm thẻ căn cước thì bắt buộc phải làm những thủ tục nào? Có nhất thiết phải qua nơi thường trú theo hộ khẩu mới làm thủ tục gì không?

Xem thêm: Mức lệ phí làm chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân

Luật sư tư vấn:

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Khoản 2  Điều 38 Luật căn cước công dân 2014 quy định: Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Kể từ ngày 01/01/2016, Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực, chứng minh nhân dân được thay thế bằng thẻ căn cước công dân. Nếu có yêu cầu, công dân Việt Nam có thể cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.

Trường hợp bạn có yêu cầu đổi sang thẻ căn cước công dân, bạn có thể làm thủ tục cấp mới thẻ căn cước công dân nếu địa phương bạn đã áp dụng việc cấp thẻ căn cước công dân.

Theo quy định, khi đăng ký làm thẻ, công dân sẽ không phải xuất trình sổ hộ khẩu và xác nhận của công an địa phương. Tuy nhiên, vì hệ thống dữ liệu quản lý cư dân quốc gia chưa hoàn thiện nên người dân vẫn phải mang theo sổ hộ khẩu bản chính.

Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật căn cước công dân 2014 như sau:

Xem thêm: Mẫu đơn xin cấp lại CMND, đơn xin cấp lại thẻ căn cước mới nhất

– Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

– Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Cơ quan Công an nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân sẽ cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân và số thẻ căn cước công dân là một người để tiện cho việc giao dịch của công dân đối với chứng minh nhân dân cũ.

Bạn không cần quay lại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước đây.

Xem thêm: Có được làm thẻ căn cước công dân tại nơi tạm trú không?

3. Có được nhận lại chứng minh thư nhân dân cũ khi làm thẻ căn cước công dân

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, ngày 02/4/2016 em có đi làm cấp đổi thẻ căn cước công dân tại CA Thành phố Vũng Tàu. Nhưng em không thấy bên Công an họ trả lại chứng minh nhân dân (CMND) 12 số lại cho em. Do không để ý nên em cũng không hỏi, đến chiều đi làm một vài thủ tục liên quan thì lại không có CMND để làm. Vậy em có thể đến lại Công an TP. Vũng Tàu để lấy lại CMND cũ của mình được không. Thủ tục như thế nào. Mong luật sư tư vấn giúp em. Trân trọng cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Thông tư 07/2016/TT-BCA được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA quy định như sau về trình tự đổi CMND 12 số sang thẻ căn cước công dân:

“Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân

Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:

c) Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.

đ) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân;

e) Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, trả thẻ Căn cước công dân và số hộ khẩu (nếu có) theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.

Điều 15. Thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân

Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành như sau:

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số:

a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân. Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với Chứng minh nhân dân và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho công dân; trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan công an sẽ tiếp nhận hồ sơ làm căn cước công dân của bạn, đồng thời thu lại CMND 12 số của bạn và tiến hành xử lý. Sau đó họ cấp cho bạn giấy hẹn đến lấy thẻ căn cước và CMND đã được xử lý (cắt góc). Vì thế nên đến ngày hẹn ghi trên giấy hẹn, bạn mới được trả cả thẻ căn cước công dân và cả CMND 12 số đã được cắt góc.

4. Làm thẻ căn cước công dân ở nơi đăng ký tạm trú được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Em có 1 câu hỏi muốn hỏi. Em quê ở Bắc Giang, hộ khẩu ở Bắc Giang. chứng minh nhân dân cấp ở Bắc Giang. Nhưng nay em đi làm sinh sống tại Quảng Ninh nhưng chưa có nhà hay chuyển khẩu, CMND của em bị mờ số. Em muốn đổi sang thẻ căn cước. Liệu em có thể làm tại Quảng Ninh được không ạ hay phải về TP Bắc Giang. Em cảm ơn ạ.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 26 Luật căn cước công dân 2014 về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân:

“Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.”

Cấp lại thẻ căn cước công dân mất bao lâu

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Quy định về việc cấp đổi thẻ căn cước công dân thì không phụ thuộc vào việc bạn có đăng ký thướng trú hay tạm trú mà chỉ cần tại địa phương bạn muốn làm có cơ sở cấp thẻ căn cước công dân thì bạn có thể tới đó làm thủ tục cấp đổi thẻ. Về thủ tục cấp đổi lại thẻ căn cước công dân thì bạn có thể thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật căn cước công dân 2014:

“1. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.

2. Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi thông tin quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 của Luật này mà chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này.

3. Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.”