Chất gây ở trẻ sơ sinh là gì

Tắm cho trẻ sơ sinh hết gây là điều mà đặc biệt các cha mẹ đang quan tâm sâu sắc, nhằm loại bỏ các chất dính trên da của trẻ. Thường những chất sắp trắng dinh trên da này không hề gây hại và sẽ tự hết khi trẻ lớn đần, nhưng với trẻ mà quá nhiều thì mẹ cũng cần làm sạch cho con mình để con đỡ cảm thấy khó chịu nhé. Với những chia sẻ dưới đây của gia đình FaGoMom về cách tắm cho trẻ sơ sinh hết gây sẽ giúp các mẹ có phương pháp tắm cho con được tốt nhất.

1. Nguồn gốc bắt nguồn gây ở trên cơ thể của trẻ sơ sinh

Gây ở trẻ sơ sinh chính là một chất sáp trắng được bám dính ở trên da của trẻ, nguồn gốc của lớp này được hình thành từ khi trẻ còn ở trong bụng của mẹ, và bắt đầu từ tam cá nguyên thứ 3 trở đi cho đến khi trẻ chào đời.

Chất gây ở trẻ sơ sinh là gì

Chất gây trên cơ thể của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Với những tác dụng của chất sáp này giúp bảo vệ trẻ trong một trôi trường nước ối, khi sinh ra trên toàn thân của trẻ được bao phủ với lớp gây này, nếu tắm một lần thì không thể hết ngay được.

Thường trong suốt quá trình tắm cho trẻ sơ sinh tầm 10 ngày là có thể làm sạch được các chất gây ở trên da của bé. Cho dù như thế, mẹ cũng không nên nóng lòng để loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Bởi, có rất nhiều chị em đã đặt ra câu hỏi tắm cho trẻ sơ sinh hết gây bằng thứ gì được tốt nhất?

2. Chất gây của trẻ sơ sinh có tác dụng như thế nào?

Chất gây (hay chính là Vernix caseosa) được hình thành từ tuần thứ 18 của thai kỳ và kéo theo đến khi chào đời. Thành phần chủ yếu của lớp gây này chính là: nước (chiếm khoảng 80%), chất béo, protein cùng với các chất hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ. Chất gây thường có màu trắng kem, có nhiều người còn cho rằng, chất này còn tạo ra mùi trẻ sơ sinh mà rất nhiều người yêu thích.

a – Tác dụng của chất gây trên cơ thể trẻ sơ sinh như thế nào?

+ Giúp bảo vệ da trẻ không bị tổn thương:

Thai nhi được sống trong một môi trường nước ối trong suốt 40 tuần thai. Với chất gây này chính là loại kem dưỡng da khá đặc biệt, giúp ngăn chặn được sự mất nước, điều chỉnh về nhiệt độ và hệ thống miễn dịch của thai nhi. Nhờ vào đó, da của trẻ sẽ được bảo vệ khỏ bị ngấm nước ối mỗi khi con nằm ở trong bụng mẹ, nếu không được bảo vệ bởi chất gây này thì da của trẻ sẽ rất dễ bị nứt nẻ, nhăn hoặc bị tổn thương.

Làn da của trẻ sau khi sinh thường khá mỏng manh, ít có lớp bảo vệ, ít tiết ra mồ hôi và chất nhờn. Bởi vậy, da của trẻ rất dễ bị mất độ ẩm và khô, nhờ vào có chất gây này mà da của trẻ sẽ giữ ẩm và càng trở nên mịn màng hơn.

Chất gây ở trẻ sơ sinh là gì

Tác dụng tuyệt vời chất gây trẻn cơ thể của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

+ Giúp trẻ dễ dàng thích nghi với môi trường ở bên ngoài bụng mẹ:

Trong suốt 9 tháng mang thai, trẻ sẽ được nằm ở trong cơ thể ấm áp của mẹ. Tất cả những nhu cầu đều được cơ thể của mẹ hỗ trợ. Khi chào đời chính là thời điểm mà trẻ sẽ phải trải qua với sự thay đổi mạnh mẽ về cả môi trường. Với chất gây này cũng sẽ giúp da của trẻ thích nghi với môi trường ở bên ngoài khô ráo và lạnh bằng việc giữ ẩm và duy trì được nhiệt độ của cơ thể. Không những thế, lớp gây này còn chữa thành phần vitamin E – loại chất chống oxy hóa tự nhiên giúp cho trẻ luôn thích ứng với những căng thẳng mỗi khi chào đời.

+ Giúp bảo vệ trong quá trình sinh thường:

Với đường sinh dục của mẹ đôi khi có chứa các loại vi trùng, chúng cũng có thể sẽ xâp nhập vào cơ thể của bé mỗi khi đi qua. Hoặc vào những lúc đi vệ sinh, hệ miễn dịch của trẻ khá yếu, bởi vậy trẻ rất dễ bị nhiễm trùng, với chất gây có tác dụng giống như một chất dùng để bôi trơn. Nhờ vào những chất này, mà quá trình sinh thường ở người mẹ được dễ dàng, hạn chế để các vi trùng xâm nhập vào cơ thể của bé so bị tổn thương đến da.

b – Khi nào phải loại bỏ chất gây ở trên da của bé?

Với lớp gây mà quá dày, quá nhiều và chống chất lên nhau sẽ làm cho trẻ bị nhiêm trùng. Bởi vậy, sau khi trẻ được sinh ra, sẽ được lau chịu thật sạch sẽ phần lớn các chất gây, nước ối, máu dinh ở trên người. Nhưng theo các bác sĩ không hề khuyến khích rửa sạch toàn bộ lớp chất gây này bởi chugns cũng còn có nhiệm vụ trong việc bảo vệ cơ thể của trẻ khỏi bị mầm bệnh.

Chất gây ở trẻ sơ sinh là gì

Tắm cho trẻ sơ sinh mỗi ngày giúp loại bỏ chất gây (Ảnh minh họa)

Sau khi sinh tầm 24h, trẻ sẽ có lần tắm đầu tiên để loại bỏ được toàn bộ lớp gây, và lúc này nhiệt độ trên cơ thể của trẻ đã dần ổn định hơn và lớp gây lại là môi trường thuận lợi nhất cho vi khuẩn phát triển.

3. Tắm gì cho trẻ sơ sinh hết gây?

Thực tế, với lớp gây này được bao phủ ở trên da của trẻ với vai trò giúp bảo vệ da và giữ nhiệt cho cơ thể. Bởi vậy sau khi sinh thì bạn không nên tắm sạch hết lớp gây của trẻ. Cho dù như thế, từ ngày thứ 2 trở đi, nêu mẹ không loại bỏ được lớp gây này thì cũng chính là điều kiện tốt giúp cho vi khuân xâm nhập ở trên da bé.

Theo các bác sĩ tại bệnh viện sản khoa cho biết, mẹ không nền tìm mọi cách để làm sạch gây trên cơ thể trẻ sơ sinh, mà thay vào đó thì bạn nên thường xuyên tắm cho trẻ với những chất này sẽ tự nhanh chóng hết, cũng không nên kỳ cọ quá kỹ sẽ khiến cho con bị đau và trở nên da khô.

Đối với nước tắm cũng không nhất thiết là sữa tắm hoặc lá tắm, trong suốt 6 tháng đầu đời thì mẹ nên tắm cho con bằng nước trắng và thêm chút giọt chanh luôn đảm bảo an toàn nhất.

Cũng có thể sữa tắm và một số loại lá tắm sẽ giúp trẻ sơ sinh hết được gây nhanh chóng, nhưng các mẹ cũng phải hết sức chú ý khi mua các loại nguyên liệu nhé.

Chất gây ở trẻ sơ sinh là gì

Loại bỏ gay bằng sữa tắm cho trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

a - Sử dụng sữa tắm để loại bỏ gây ở trên da của trẻ sơ sinh:

Bạn đang băn khoăn không biết nên tắm gì cho trẻ sơ sinh để hết gây thì có người lại mách bạn nên sử dụng sữa tắm các loại, mà mẹ chưa từng sử dụng đến. Trước hết, bạn hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ hoặc dược viên về việc sử dụng sữa tắm.

Thường với làn da của trẻ sơ sinh thì mẹ nên lựa chọn với những loại sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho làn da mé, không hề có chất tẩy mạnh.

Xem thêm: Dịch vụ tắm và massage cho trẻ sơ sinh tại nhà

b – Các loại lá tắm làm sạch gây cho trẻ sơ sinh:

Để đưa ra lời giải đáp của câu hỏi: trẻ sơ sinh tắm gì để hết gây? Các mẹ xưa thường áp dụng với một số loại lá dân gian như dưới đây:

+ Tắm cho trẻ sơ sinh hết gây bằng lá trà xanh:

Đây cũng chính là một trong những phương pháp làm sạch gây ở trẻ sơ sinh khá tự nhiên mà được các mẹ sử dụng khá hiệu qủa. Trà xanh không chỉ giúp loại bỏ được gây mà còn làm cho da của trẻ luôn mát hơn. Đối với cách làm này, mẹ chỉ cần chuẩn bị với 2 nắm lá trà xanh, ngâm vào trong nước muối loãng tầm 10 phút để sát khuẩn, vò thật nát cho vào nồi thêm chút nước đun sôi tầm 5-8 phút, sử dụng nước này mang hòa với nước trắng để tắm cho trẻ.

Chất gây ở trẻ sơ sinh là gì

Phương pháp tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh (Ảnh minh họa)

+ Tắm cho trẻ sơ sinh bằng tranh sẽ giúp nhanh chóng sạch gây:

Nước tắm hàng ngày, bạn nên cho chút giọt chanh vào vừa có tác dụng để kháng khuẩn lại vừa giúp loại bỏ được được lớp sáp trắng ở trên da của trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy, mẹ cần phải lưu ý, trong tranh có thành phần axit khá cao, bởi vậy bạn không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ra kích ứng da non yếu của trẻ.

+ Tắm cho trẻ sơ sinh bằng mướp đắng giúp loại bỏ gây trên da trẻ:

Mướp đăng còn được gọi là thổ qua, sử dụng mướp đắng để làm sạch gây cho trẻ với tác dụng để làm mát da, loại bỏ tình trạng rôm sẩy.

Mỗi khi tắm cho trẻ, bạn chỉ cần chuẩn bị với 2 quả mướp đắng mang rửa thật sạch, xay nhuyễn, bỏ bã và hòa quyện vào nước tắm cho trẻ mỗi ngày.

+ Sử dụng gừng để loại bỏ gây ở trẻ sơ sinh:

Mẹ chỉ cần lấy chút lát gừng nhỏ giã nhuyễn, sau đó cho vào nước đun sôi lên tầm 10 phút rồi hòa với nước tắm cho trẻ. Sử dụng gừng với tác dụng làm cho trẻ càng ấm áp hơn, loại bỏ gây, phòng được các tình trạng gây cảm lạnh khá hiệu quả.

+ Lá khế có tác dụng trong việc loại bỏ gây ở trẻ sơ sinh:

Lá kế thực chất không hề khó tìm và chúng có mùi khá đặc trưng, nên các mẹ sẽ thấy khó chịu trong suốt quá trình làm nước tắm cho trẻ. Nhưng hiệu quả mà chúng mang lại không thể phủ nhận được.

Lá kế được sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh giúp loại bỏ gây, điều trị ngứa, rôm sẩy, mề đay khá hiệu quả. Chỉ với một nắm lá kế rửa thật sạch và giã ra nước, lọc lấy phần cốt rồi pha với chút nước ấm để tắm là sẽ giúp mang lại hiệu quả bất ngờ cho làn da của trẻ.

+ Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không:

Trong đông y, lá trầu không thuộc loại thân leo, có vị cay nồng, tính ấm, thơm hắc, khá thích hợp mỗi khi tắm cho trẻ vào mùa đông. Trong thành phần của lá trầu không có chứa chất kháng sinh, giúp loại trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và giúp kháng khuẩn khá tốt. Trầu không được sử dụng để chữa chàm cho trẻ khá hiệu quả, phần lớn đều là sát khuẩn và giảm tình trạng bị ngứa đối với những trẻ có cơ địa bị dị ứng.

Bạn chỉ cần lấy tầm 10 lá trầu không, mang rửa thật sạch, thái lát mỏng cho vào trong nồi để đun sôi với nước. Để khoảng một lúc cho nước trầu đó tiết ra pha với nước ấm để tắm cho trẻ vào các ngày đông lanh khá phù hợp, giúp cho cơ thể của trẻ nóng ấm. Không chỉ có thế, tác dụng của nước lá trầu không còn giúp chữa hăm cho trẻ khá hiệu quả. Nhưng, để phòng tránh được những trường hợp bé bị dị ứng thì mẹ có thể bôi vào một chút nước trầu không trên tay bé để kiểm tra trước.

Chất gây ở trẻ sơ sinh là gì

Phương pháp tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không (Ảnh minh họa)

+ Sử dụng lá ngải cứu để tắm cho trẻ sơ sinh giúp loại bỏ gây khá hiệu quả:

Khi mùa đông đến, sử dụng lá ngải cứu để giúp loại bỏ mẩn ngứa, chống hăm, bị ghẻ lở, làm dịu các vết thương và bị viêm khá hiệu quả, và ngoài ra lá ngải cứu được các mẹ sử dụng khá phổ biến trong việc loại bỏ lớp gây ở trên da bé. Việc tắm lá ngải cứu sẽ giúp trẻ giải cảm, phòng tránh được các bệnh cảm cúm trong suốt mùa lạnh khá hiệu quả và mang lại cảm giác ấm áp trong khi tắm.

Mẹ chỉ cần chuẩn bị 20-25 lá ngải cứu (tức 200g), rửa thật sạch sẽ, thái lát nhỏ và đun sôi tới khi ngải cứu đã chín mềm và nước đã dậy mùi thơm đặc trưng. Mẹ sử dụng nước tắm này để tắm cho bé mỗi tuần vài lần sẽ giúp loại bỏ lớp gây, điều trị rôm sẩy khá hiệu quả.

4. Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh loại bỏ tình trạng gay ở trẻ

Để loại bỏ tình trạng gây ở trẻ, các mẹ cần phải lưu ý về một số điểm như ở dưới đây, giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối con con yêu của mình:

+ Trước khi tắm, mẹ cần kiểm tra về nhiệt độ ấm của nước tắm bằng biệ sử dụng khuỷu tay hoặc nhiệt độ đo, không được để nước quá nóng.

+ Khi trẻ tắm, mẹ cần phải chú ý tới việc lau rửa thật nhẹ nhàng bởi da của trẻ khá mỏng manh, lau rửa cho con quá mạnh sẽ khiến cho da trẻ bị tổn thương và rất dễ bị làm mất đi lớp da bảo vệ.

Chất gây ở trẻ sơ sinh là gì

Lưu ý mỗi khi tắm cho trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

+ Mỗi khi thời tiết nắng nóng, không được mặc quá nhiều quần áo cho trẻ, bởi quá nhiều quần áo sẽ làm trẻ bị bịt lỗi chân lông ở trên da, khiến cho trẻ dễ bị dị ứng và mẩn đỏ.

Với những thông tin chia sẻ trên đây của các chị em trong gia đình FaGoMom về cách tắm cho trẻ sơ sinh hết gây khá hiệu quả tại nhà, chắc chắn với những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm vàng trong suốt quá trình nuôi con nhỏ.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng với dịch vụ tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà, sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho yên sẽ không gặp phải bất kể vấn đề gì trong suốt thời gian đầu mới sinh. Là người mẹ thông thái, bạn hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con yêu của mình từ những ngày đầu sau sinh.

Chất gây ở trẻ sơ sinh là gì

Hoặc Liên Hệ Hotline: 0948231189 - 0946328358

"FaGoMom - Nâng Niu Bé Thấu Hiểu Mẹ"

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Tại sao trẻ sơ sinh lại bị mụn sữa?

Mụn sữa, nang kê Đây là một dạng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, hình thành do hoạt động của hormon trẻ nhận từ mẹ, hoặc trẻ bị phì đại tuyến bã. Hiện tượng mọc mụn sữa khá phổ biến, có thể gặp ngay hoặc vài tuần sau sinh. Mụn thường xuất hiện ở má, đôi khi mọc trên trán, cằm và lưng.

Bao lâu thì da trẻ sơ sinh hoàn thiện?

Trẻ đẻ non 25 tuần có mức độ TEWL gấp 15 lần so với trẻ đẻ đủ tháng. Ở hầu hết các trẻ sinh non, chức năng hàng rào da sẽ hoàn thiện khi trẻ đạt 2-3 tuần tuổi, và có thể mất đến 4-8 tuần nếu trẻ sinh non với cân nặng quá thấp.

Tại sao em bé mới sinh bị vàng da?

Hiện tượng vàng da xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao, lại thường xuyên bị phá vỡ và thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu và vì vậy mà gây nên vàng da.

Bé sơ sinh bao nhiêu tuổi?

Ở Việt Nam, trẻ sơ sinh dùng để chỉ các bé từ khi chào đời cho tới khi được 1 tháng tuổi. Đây là giai đoạn các bé bắt đầu làm quen với sự thay đổi của môi trường bên ngoài bụng mẹ. Sơ sinh là một chuyên ngành của Nhi Khoa nhằm chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị bệnh.