Chỉ đạo triển khai công văn số 205 bldtbxh-tcdn năm 2024

- Cần sớm điều chỉnh nội dung đào tạo sát với nhu cầu của đời sống và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và giúp người lao động có điều kiện tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. - Nghiên cứu rút ngắn thời gian và chương trình học nghề, vì đa số người theo học là lao động chính trong gia đình, không thể dành nhiều thời gian để học (đơn cử như nghề may thời gian học nghề là 04 tháng). - Sớm điều chỉnh chính sách, đối tượng, mức hỗ trợ đối với người học, người dạy và đối với cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với thực tiễn. - Tuy trong Đề án 1956 đã nhấn mạnh hỗ trợ 100% lãi suất vay cho người lao động tổ chức làm nghề sau khi học, nhưng thực tế nông dân khó tiếp cận được nguồn vốn nên không phát huy được hiệu quả sau khi học nghề. Đề nghị có cơ chế để tháo gỡ vấn đề này.

- Cần sớm điều chỉnh nội dung đào tạo sát với nhu cầu đời sống và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và giúp người lao động có điều kiện tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

- Nghiên cứu rút ngắn thời gian và chương trình học nghề, vì đa số người theo học là lao động chính trong gia đình, không thể dành thời gian để học (đơn cử nghề may thời gian học nghề là 4 tháng).

- Sớm điều chỉnh chính sách, đối tượng, mức hỗ trợ đối với người học, người dạy và đối với cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với thực tiễn.

- Tuy trong Đề án 1956 đã nhấn mạnh hỗ trợ 100% lãi suất vay cho người lao động tổ chức làm nghề sau khi học, nhưng thực tế nông dân khó tiếp cận được nguồn vốn nên không phát huy được hiệu quả sau khi học nghề. Đề nghị có cơ chế để tháo gỡ vấn đề này.

1. Về kiến nghị cần sớm điều chỉnh nội dung đào tạo sát với nhu cầu đời sống và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và giúp người lao động có điều kiện tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Nghiên cứu rút ngắn thời gian và chương trình học nghề, vì đa số người theo học là lao động chính trong gia đình, không thể dành thời gian để học.

Thực hiện Luật Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành 205 chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, 205 chương trình khung trình độ trung cấp nghề làm cơ sở để các trường đào tạo nghề tổ chức biên soạn, phê duyệt chương trình dạy nghề của trường mình. Trong đó, khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề bắt buộc là 70% và khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề tự chọn của từng trường đào tạo nghề theo nhu cầu ngành, vùng, địa phương là 30%. Trong quá trình thực hiện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã rà soát, chỉnh sửa 33 chương trình khung trình độ cao đẳng nghề và 33 chương trình khung trình độ trung cấp nghề.

Đối với chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, các cơ sở dạy nghề căn cứ vào Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình trình độ sơ cấp nghề của cơ sở mình. Các chương trình dạy nghề thường xuyên, chương trình dạy nghề dưới 03 tháng, căn cứ vào nhu cầu của người học, yêu cầu của thị trường lao động, cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình dạy nghề thường xuyên và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Dạy nghề.

Về số lượng tuyển sinh, từng nghề đào tạo, các trường, cơ sở dạy nghề căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp để xác định số lượng tuyển sinh, từng nghề đào tạo và tổ chức thực hiện theo quy chế tuyển sinh học nghề.

Thực hiện Chiến lược Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 và đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 6/6/2013 phê duyệt danh mục 100 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, 30 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, 26 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế thay thế danh mục nghề trọng điểm tại Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 7/7/2011 để tập trung đầu tư đồng bộ và thực hiện phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Về dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, việc xác định danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo cho từng nghề, địa bàn tổ chức đào tạo và lựa chọn cơ sở đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Để triển khai thực hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành và trình Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện, cụ thể:

- Văn bản số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 9/03/2010 hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án đến năm 2020; Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 trong đó hướng dẫn “Thời gian học nghề được quy định trong chương trình dạy nghề. Địa điểm, tiến độ đào tạo thực tế có thể thực hiện linh hoạt phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đặc điểm của từng vùng, địa phương”; Thông báo số 28/TB-VPCP ngày 30/01/2012 của Văn phòng Chính phủ chỉ đạo các địa phương đảm bảo nguyên tắc: “phải hoàn thành phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực, Đề án triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg để làm cơ sở triển khai. Không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề”.

- Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn chỉ đạo: Dạy nghề lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương. Nội dung dạy nghề chủ yếu là dạy thực hành và được thực hiện tại nơi sản xuất. Thời gian đào tạo phải phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với điều kiện của người học nghề.

- Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 hướng dẫn cụ thể trách nhiệm thực hiện Đề án của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và người lao động nông thôn tham gia học nghề.

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, các địa phương lựa chọn được 3.087 lượt nghề đào tạo, trong đó có 1.154 lượt nghề nông nghiệp, 1.933 lượt nghề phi nông nghiệp để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Qua 03 năm triển khai thực hiện đã hỗ trợ dạy nghề cho 1.088.393 lao động nông thôn, trong đó có 480.897 người được học nghề nông nghiệp, 607.496 người được học nghề phi nông nghiệp. Có 1.042.059 người đã học xong, trong đó 822.460 người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn, đạt 78,9%.

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương chất lượng xây dựng chương trình còn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn có những chương trình dạy nghề có cả những nội dung không cần thiết, nặng về lý thuyết, thời lượng dạy nghề quá dài so với yêu cầu, có những nội dung chương trình quá rộng không phù hợp với đối tượng học nghề lao động nông thôn.

Trên cơ sở sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 300/TB-VPCP ngày 12/8/2013 giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải “triển khai quyết liệt việc đào tạo nghề gắn liền với yêu cầu phát triển sản xuất của địa phương, chú trọng yếu tố thực hành, hướng đến có việc làm và tiêu thụ sản phẩm”.

2. Về kiến nghị sớm điều chỉnh chính sách, đối tượng, mức hỗ trợ đối với người học, người dạy và đối với cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với thực tiễn

Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1956/QĐ-TTg để trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý III năm 2013. Trong đó có đề nghị nâng mức hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại cho các đối tượng là người có có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp tham gia học nghề và mức tiền công giảng dạy cho người dạy nghề.

3. Về kiến nghị tuy trong Đề án 1956 đã nhấn mạnh hỗ trợ 100% lãi suất vay cho người lao động tổ chức làm nghề sau khi học, nhưng thực tế nông dân khó tiếp cận được nguồn vốn nên không phát huy được hiệu quả sau khi học nghề. Đề nghị có cơ chế để tháo gỡ vấn đề này.

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956) quy định “Lao động nông thôn được vay để học nghề theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề”; “Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm”. Quyết định 1956 không quy định việc hỗ trợ 100% lãi suất vay cho người lao động tổ chức làm nghề sau khi học.

Hiện nay lao động nông thôn tùy theo đối tượng được vay vốn theo các chính sách sau:

- Hộ nghèo được vay vốn theo chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

- Hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo;