Chỉ số tổng hợp về giá của fisher không nhằm:

Đúng – Sai giải thíchChương 1: Những vấn đề chung về thống kê học1. Việc xác định tổng thể thống kê là nhằm xem xét nó là loại tổng thể gì, đồng chất haykhông đồng chất.Sai: Xác định tổng thể thống kê để có được những đánh giá nhận xét chung về các đơnvị, phần tử cấu thành cần được quan sát, nó không chỉ là việc xem xét tổng thể thuộc loại gì:đồng chất hay không đồng chất mà còn là những công việc như phân tích các đặc điểm bằngcác phương pháp như hồi quy tương quan, chỉ số,… qua đó đưa ra những dự báo.2. Bậc thợ 1 2 3 4 là tiêu thức số lượngSai: Bậc thợ 1 2 3 4 chỉ sự hơn kém về thứ bậc của các dữ liệu xem xét, nó là một dạngbiểu hiện của thang đo thứ bậc – thang đo thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính(tiêu thức không được biểu hiện trực tiếp bằng con số). Con số 1 2 3 4 ở đây chỉ nhằm mụcđích đánh giá mức độ hơn kém, không dùng để cộng, trừ, nhân, chia được nên không phải làtiêu thức số lượng.3. Tiêu thức thay phiên vừa là tiêu thức thuộc tính vừa là tiêu thức số lượngSai: Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên mộtđơn vị tổng thể. Nó có thể là tiêu thức thuộc tính, ví dụ tiêu thức giới tính có hai biểu hiện là:Nam – Nữ, hoặc tiêu thức số lượng, ví dụ: Số dư khi chia một số cho 2 chỉ có hai biểu hiện là0 – 1 chứ không thể đồng thời vừa là tiêu thức thuộc tính vừa là tiêu thức số lượng được.4. Thang đo thứ bậc dùng để đo tiêu thức số lượngSai: Thang đo thứ bậc là thang đo mà biểu hiện của dữ liệu có sự hơn kém, khác biệt vềthứ bậc, nó được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính. Vì tính chất không biểu hiện trực tiếpra bằng con số cụ thể được của các tiêu thức thuộc tính, nên để có thể so sánh, người ta phải sửdụng thứ bậc để so sánh.5. Dân số Việt Nam vào 0h ngày 1/4/1999 vào khoảng 96 triệu người là một tiêu thứcthống kêSai: Nếu coi tổng thể là Việt Nam thì “dân số Việt Nam vào ngày 1/4/1999 vào khoảng96 triệu người” là một chỉ tiêu thống kê vì nó là con số (96 triệu) chỉ mặt lượng gắn với mặtchất của hiện tượng số lớn (dân số) trong điều kiện không gian (Việt Nam) và thời gian cụ thể(1/4/1999)6. Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm của đơn vị tổng thểSai: Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh mặt lượng gắn liền với mặt chất củahiện tượng số lớn trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể, tức là nó xem xét đặc điểmcủa một hiện tượng số lớn. Tiêu thức thống kê mới phản ánh đặc điểm của đơn vị tổng thểđược chọn ra để nghiên cứu.7. Tiêu thức thay phiên chỉ có thể là tiêu thức thuộc tính.Sai: Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên mộtđơn vị tổng thể. Nó có thể là tiêu thức thuộc tính, ví dụ tiêu thức giới tính có hai biểu hiện là:Nam – Nữ, hoặc tiêu thức số lượng, ví dụ: Số dư khi chia một số cho 2 chỉ có hai biểu hiện là0 – 1. Vậy không thể nói “tiêu thức thay phiên chỉ có thể là tiêu thức thuộc tính”8. Mục đích của xác định tổng thể thống kê là tìm các đặc điểm của đối tượng nghiêncứu.Sai: Xác định tổng thể thống kê để có được những đánh giá nhận xét chung về các đơnvị, phần tử cấu thành cần được quan sát, nó không chỉ là việc tìm ra các đặc điểm của đốitượng nghiên cứu mà còn là những công việc như phân tích các đặc điểm bằng các phươngpháp như hồi quy tương quan, chỉ số,… qua đó đưa ra xu hướng phát triển và dự báo,…9. Thời điểm điều tra là thời điểm mà nhân viên tiến hành điều traSai: Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều traphải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó. Ví dụ, bảng cân đối kế toáncủa doanh nghiệp ngày 31/12/2012, có nghĩa là số liệu lấy lên bảng cân đối kế toán được lấytại thời điểm ngày 31/12/2012 chứ không phải thời điểm mà người lập bảng cân đối tiến hànhđiều tra.Chương 2: Tổng hợp thống kê (Phân tổ thống kê)10. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính và số lượng khác nhau về cách biểu hiệnĐúng: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (một số) tiêu thức để tiến hành phân chia cácđơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Theo tiêu thức sốlượng, các đơn vị sẽ được biểu hiện bằng các con số cụ thể, trong khi đó theo tiêu thức thuộctính, các đơn vị sẽ biểu hiện bằng loại hoặc chất của đơn vị, không trực tiếp bằng các con số.11. Sau khi phân tổ hiện tượng theo một tiêu thức nào đó, các đơn vị trong cùng tổ phảikhác nhau về tính chất.Sai: Mục đích của phân tổ thống kê là phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứuthành các tổ có tính chất khác nhau, nghĩa là các phần tử trong các tổ sẽ có tính chất khác nhaunhưng các phần tử trong cùng một tổ phải giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theotiêu thức dùng để phân tổ. Có như vậy việc phân tổ mới có ý nghĩa để tổng hợp và xử lý thôngtin.12. Khi phân tổ thống kê đối với các hiện tượng biến liên tục thì tùy điều kiện tài liệu cóthể phân tổ có hoặc không có khoảng cách tổ.Sai: Đối với các hiện tượng biến liên tục, rất khó để có thể tách biệt các hiện tượng rađể lập các tổ không có khoảng cách tổ. Ví dụ, khi phân tổ về tỷ lệ hộ nghèo của một địaphương, để phân tổ không có khoảng cách tổ, sẽ phải liệt kê tất cả các khả năng về tỷ lệ hộnghèo, như vậy số tổ sẽ rất lớn và gây khó khăn cho công việc xử lý thông tin trên dãy số phânphối. Vì vậy, đối với các biến liên tục, người ta thường phân tổ có khoảng cách tổ.13. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, các lượng biến luôn có biểu hiện khác nhauSai: Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính sẽ cho kết quả là các tổ khác nhau, các phần tử ởcác tổ khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau nhưng các phần tử trong cùng một tổ phải có biểuhiện giống hoặc gần giống nhau theo tiêu thức phân tổ. Có như vậy thì việc phân tổ thống kêmới thể hiện được ý nghĩa của nó trong xử lý thông tin phục vụ cho phân tích. (vì nếu cácphần tử trong cùng tổ mà còn khác nhau thì tiêu thức phân tổ không còn ý nghĩa gì)14. Khi phân tổ tiêu thức số lượng luôn luôn dùng phân tổ có khoảng cách tổ.Sai: Khi lượng biến của tiêu thức có sự thay đổi ít, tức là sự biến thiên về mặt lượnggiữa các đơn vị không chênh lệch nhiều lắm, biến động rời rạc và số lượng các biến ít, như sốngười trong gia đình, số máy một công nhân sản xuất,… thì có thể để mỗi lượng biến hìnhthành một tổ, khi đó ta có phân tổ theo tiêu thức số lượng không có khoảng cách tổ.15. Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng trong tổng hợp thống kê,nhưng không có tác dụng trọng phân tích thống kê.Sai: Phân tổ thống kê là phương pháp quan trọng trong tổng hợp thống kê, nó cũng làmột trong những phương pháp cơ bản quan trọng của phân tích thống kê. Vì chỉ sau khi đãphân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉtiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩađúng đắn. Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê.16. Đối với phân tổ thì luôn luôn cứ mỗi tiêu thức phân vào 1 tổSai: Dựa vào số lượng tiêu thức căn cứ để phân tổ, phân tổ thống kê chia là hai loại:phân tổ theo một tiêu thức và phân tổ theo nhiều tiêu thức. Theo đó, mỗi tiêu thức phân vàomột tổ là đặc điểm của các đơn vị được phân tổ theo một tiêu thức. Đối với phân tổ theo nhiềutiêu thức, các đơn vị được phân vào các tổ dựa trên hai hoặc nhiều hơn hai tiêu thức. Ví dụ,phân tổ dân cư theo 2 tiêu thức là giới tính và nghề nghiệp, mỗi đơn vị được phân vào mỗi tổtương ứng với sự kết hợp đặc điểm trên cả hai tiêu thức giới tính – nghề nghiệp chứ khôngphải chỉ qua mỗi tiêu thức.Chương 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng (Số tuyệtđối – tương đối – trung bình – phương sai…)17. Tích của số tương đối nhiệm vụ kế hoạch với số tương đối thực hiện kế hoạch ra sốtương đối động thái.Đúng:- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là:- Số tương đối thực hiện kế hoạch là:- Số tương đối động thái là:Ta có:=x. Vậy tích số tương đối nhiệm vụ kế hoạch với số tương đối thực hiệnkế hoạch là số tương đối động thái.18. Có thể dùng số bình quân để so sánh hai cái cùng loại nhưng khác quy môĐúng: Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo một tiêuthức của tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Qua việc tính toán số bình quân, ta đượcmột trị số nêu lên mức độ chung nhất, đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu nên có thể sửdụng để so sánh hai hiện tượng cùng loại mà không cùng quy mô như so sánh năng suất laođộng công nhân hai xí nghiệp, tiền lương bình quân công nhân hai xí nghiệp,…19. Nếu số trung bình nhỏ hơn số trung vị thì những đơn vị có lượng biến lớn hơn sốtrung bình sẽ chiếm đa số.Đúng: Số trung vị (Me) là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở chính giữa trong dãysố lượng biến, nó phân chia dãy số lượng biến thành hai phần, mỗi phần có số đơn vị tổng thểbằng nhau. KhiMe hiển nhiên những đơn vị có lượng biến lớn hơnsẽ chiếm đa số trongtổng thể (vì những đơn vị lớn hơn Me đã chiếm một nửa tổng thể rồi, giờ tính thêm những đơnvị nằm giữavà Me nữa thì chắc chắn phải lớn hơn một nửa tổng thể)20. Số trung vị rất nhạy cảm với những lượng biến đột xuất trong dãy sốSai: Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở chính giữa trong dãy sốlượng biến, do đó nó chỉ thay đổi khi tần số của các lượng biến thay đổi hoặc trị số lượng biếncủa đơn vị đứng ở vị trí chính giữa thay đổi. Nó không phụ thuộc vào những lượng biến độtxuất trong dãy số, vì vậy không thể nói số trung vị nhạy cảm với những lượng biến đột xuất.21. Xác định tổ chứa mốt chỉ cần dựa vào tần số của các tổSai: Trong trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau, thì tổ chứa Mốt được xácđịnh trực tiếp thông qua tần số của các tổ (tần số lớn nhất ứng với tổ chứa Mốt). Nhưng, trongtrường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau, tổ chứa Mốt được xác định thông quamật độ phân phối, tức là tổ chứa mốt là tổ có tỷ lệ tần số trên khoảng cách tổ lớn nhất. Vì vậy,việc xác định tổ chứa Mốt phải căn cứ vào cả tần số và khoảng cách của các tổ.22. Hệ số biến thiên được sử dụng khi so sánh độ biến thiên giữa các chỉ tiêu khác loạihoặc các chỉ tiêu cùng loại nhưng có số bình quân khác nhauĐúng: Hệ số biến thiên là số tương đối rút ra từ sự so sánh giữa độ lệch tuyệt đối bìnhquân (hoặc độ lệch tiêu chuẩn bình quân) với số bình quân cộng.V =x100. Hệ số biến thiênthể hiện bằng số tương đối nên có thể sử dụng để so sánh giữa các chỉ tiêu khác loại như sosánh hệ số biến thiên năng suất lao động với hệ số biến thiên về tiền lương, hoặc so sánh giữahai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về số bình quân.23. Hệ số biến thiên có thể sử dụng để so sánh độ biến thiên của chỉ tiêu qua thời gian.Đúng: Hệ số biến thiên là số tương đối rút ra từ sự so sánh giữa độ lệch tuyệt đối bìnhquân (hoặc độ lệch tiêu chuẩn bình quân) với số bình quân cộng.V =x 100, nên nó được coinhư chỉ tiêu tốt nhất đo độ biến thiên của tiêu thức để so sánh. Vì vậy, có thể sử dụng hệ sốbiến thiên để so sánh độ biến thiên của chỉ tiêu qua thời gian.24. Trong công thức số bình quân cộng X (trung bình) = tổng xi/n thì tổng xi luôn là tổnglượng biến thiêu thứcSai: Trong công thức số bình quân cộng giản đơn, tổng xi là tổng của lượng biến tiêuthức.Nhưng trong công thức số bình quân cộng gia quyền, do có quyền số của mỗi xi nêntổng xi không còn chỉ đơn thuần là tổng lượng biến tiêu thức, nó là tổng lượng biến tiêu thứccó tính đến quyền số của mỗi lượng biến.25. Việc xác định tổ chứa Mốt luôn căn cứ vào mật độ tổ chứa mốt.Sai: Đối với dãy số phân phối có khoảng cách tổ đều nhau, việc xác định tổ chứa Mốtchỉ cần xác định thông qua tần số mỗi tổ, tổ chứa Mốt là tổ có tần số lớn nhất. Còn trong dãysố phân phối có khoảng cách tổ không đều nhau thì việc xác định tổ chứa Mốt mới cần xácđịnh thông qua mật độ tần số các tổ, tổ nào có mật độ tần số lớn nhất là tổ chứa Mốt.26. Phương sai có thể được dùng để đánh giá độ biến thiên giữa Năng suất lao động vàTiền lương một công nhânSai: Phương sai là số bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng biếnvới với số bình quân cộng của các lượng biến đó. Phương sai chỉ được sử dụng để đánh giá sựbiến thiên của bản thân từng tiêu thức, xem xét mức độ phân tán so với giá trị trung tâm. Vìphương sai sẽ có đơn vị là bình phương đơn vị của lượng biến, nên nhìn chung không dùng đểso sánh giữa các chỉ tiêu khác loại. Vì vậy, không thể dùng phương sai để đánh giá độ biếnthiên giữa Năng suất lao động và Tiền lương một công nhân.27. Phương sai là chênh lệch giữa bình quân của bình phương các lượng biến và bìnhphương của số trung bìnhĐúng: Phương sai là số bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượngbiến với số bình quân cộng của các lượng biến đó:Khai triển công thức trên tương đương với:Vậy phương sai là chênh lệch giữa bình quân của bình phương các lượng biến và bìnhphương của số trung bình.28. Phương sai của lượng biến lớn thì lượng biến thay đổi nhiềuĐúng: Phương sai của lượng biến đại diện cho mức độ phân tán của lượng biến xungquanh giá trị trung bình. Phương sai càng lớn chứng tỏ các lượng biến thay đổi càng nhiềuxung quanh giá trị trung bình, hay nói cách khác phương sai càng lớn thì lượng biến thay đổicàng nhiều.29. Số trung vị phụ thuộc vào tất cả các lượng biếnSai: Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong dãy sốlượng biến, tức là nó chỉ phụ thuộc vào các tần số trong dãy số phân phối và lượng biến củađơn vị đứng ở vị trí chính giữa dãy số, mà không phụ thuộc vào các lượng biến khác. Vì thểkhông thể cho rằng số trung vị phụ thuộc vào tất cả các lượng biến.30. Mốt chỉ được xác định từ dãy số phân phối theo tiêu thức số lượngSai: Mốt là biểu hiện của tiêu thức được gặp lại nhiều lần nhất trong một tổng thể haytrong một dãy số phân phối. Như vậy, khái niệm Mốt chỉ nhắc đến số lần lặp lại của tiêu thứcmà không hề có sự phân biệt giữa tiêu thức số lượng hay tiêu thức thuộc tính. Trên thực tế, vớidãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính, ta vẫn có thể tìm được Mốt theo đúng định nghĩa,dựa vào tần số lớn nhất trong phân phối đó.31. Số trung bình nên kết hợp với dãy số phân phốiĐúng: Số trung bình đặc trưng cho mức độ đại diện, phổ biến nhất của tiêu thức nghiêncứu, nhưng nó không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo. Do nó đã loại trừ đi ảnh hưởng của cácphần tử cá biệt. Trong phân tích, đánh giá, vẫn nên kết hợp với dãy số phân phối để có nhữngkết luận chính xác nhất. Ví dụ như việc xem xét doanh thu không chỉ xem doanh thu bình quânmà nên kết hợp với dãy số phân phối để xem liệu doanh thu có đều theo thời gian hay không,những thời kì nào có biến động lớn,…Chương 4: Điều tra chọn mẫu – Ước lượng32. Điều tra chọn mẫu là 1 trường hợp vận dụng quy luật số lớnĐúng: Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra thống kê không toàn bộ mà trong đó một sốđơn vị được chọn tra đủ lớn để điều tra thực tế và dựa vào kết quả điều ra được có thể tínhtoán suy rộng cho toàn bộ hiện tượng. (Đây là khái niệm gt). Vậy muốn số liệu có thể dùng đế suy rộng cho tổng thể, thì kết quả rút ra từ mẫu phảicó tính đại diện, tức là hạn chế ảnh hưởng của yếu tổ ngẫu nhiên, nên nó là sự áp dụngquy luật số lớn.33. Khi xác định số đơn vị mẫu điều tra để ước lượng tỷ lệ, người ta chọn tỷ lệ lớn nhấttrong các lần điều tra trước.Sai: Khi xác định số đơn vị mẫu điều tra để ước lượng tỷ lệ mà chưa biết tỷ lệ tổng thể,có thể dựa vào số liệu từ các cuộc điều tra trước và chọn tỷ lệ gần 0.5 nhất trong các lần điềutra để làm tỷ lệ tổng thể. Với cách chọn như vậy sẽ làm tăng tính đại diện của tổng thể mẫu.34. Trong điều tra chọn mẫu, sai số theo phương án chọn 1 lần nhỏ hơn sai số theophương pháp chọn nhiều lần.Đúng:Sai số chọn mẫu trung bình về trung bình:- Theo cách chọn 1 lần (chọn không lặp): (Chép công thức ra)- Theo cách chọn nhiều lần (chọn lặp): (Chép công thức ra) Sai số chọn mẫu theo cách chọn 1 lần nhỏ hơn sai số chọn mẫu theo cách chọn nhiềulần do 0< 1 Sai số chọn mẫu trung bình về tỷ lệ: (Viết công thức và làm tương tự)35. Điều tra trọng điểm có thể được dùng để suy rộng thành đặc điểm chung của toàn bộtổng thể.Sai: Trong điều tra trọng điểm, người ta chỉ tiến hành điều tra ở bộ phận chủ yếu nhấtcủa tổng thể chung, vì vậy các đơn vị được lựa chọn để điều tra không mang tính chất đại diệncho toàn bộ tổng thể chung được, do đó kết quả trong điều tra trọng điểm không được dùng đểsuy rộng cho các đặc điểm chung của tổng thể. Trong các phương pháp điều tra không toàn bộ,chỉ có điều tra chọn mẫu kết quả mới được sử dụng để suy rộng thành đặc điểm chung củatổng thể.Chương 5: Phân tích hồi quy tương quan36. Hệ số tương quan và hệ số hồi quy cho phép xây dựng cượng độ và chiều hướng củamối liên hệ tương quan tuyến tính.Sai: Cả hai hệ số điều được sử dụng để xác định chiều hướng của mối liên hệ tươngquan tuyến tính: khi r, b1 > 0: quan hệ tương quan tuyến tính là quan hệ thuận, khi r. b1 <0: quan hệ tương quan tuyến tính là quan hệ nghịch; nhưng chỉ có hệ số tương quanmới được sử dụng để xác định cường độ của mối liên hệ này thôi37. Khi mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng là nghịch thì khôngthể sử dụng tỷ số tương quan để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ này.Sai: Tỷ số tương quan ( : đọc là êta) được sử dụng để đánh giá mức độ chặt chẽ củamối liên hệ tương quan phi tuyến tính và tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng.nhận các giátrị trong khoảng [0;1], và càng gần 1 thì quan hệ giữa hai tiêu thức là càng chặt chẽ. Vì vậy,ngay cả khi quan hệ tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng là nghịch thì vẫn có thể sử dụng tỷsố tương quan để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ này.38. Khi mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng là thuận thì có thểthay thế hệ số tương quan bằng tỷ số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ giữa x vày.Đúng: Hệ số tương quan (r) và tỷ số tương quan (cùng được sử dụng để đánh giámức độ chặt chẽ của mối quan hệ tương quan, nhưng r có thể nhận giá trị âm hoặc dương (tùythuộc vào quan hệ giữa hai tiêu thức là thuận hay nghịch), nhưngluôn nhận giá trị dương. Vìvậy, khi mối liên hệ giữa hai tiêu thức số lượng là thuận thì r > 0, khi đó có thể thay hệ sốtương quan bằng tỷ số tương quan để đánh giá mức độ chắt chẽ giữa x và y.39. Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới một hiện tượng cần phân tích chỉ có thể sửdụng phương pháp hồi quy tương quanSai: Hồi quy tương quan chỉ là một trong những phương pháp có thể sử dụng để xemxét ảnh hưởng của các nhân tố tới hiện tượng cần phân tích, thường là quan hệ dưới dạng tiêuthức nguyên nhân – tiêu thức kết quả. Ngoài ra, còn có các phương pháp khác để xác định ảnhhưởng của các nhân tố tới hiện tượng cần phân tích ví dụ như phương pháp chỉ số. Ví dụ: Phântích ảnh hưởng của giá bán và sản lượng hàng hóa tới doanh thu của doanh nghiệp, ta có thể sửdụng hệ thống chỉ số để phân tích.40. Phương pháp bình phương nhỏ nhất chính là sự tối thiểu hóa trong các bình phươngcác chênh lệch giữa các giá trị thực tế và giá trị trung bình của tiêu thức kết quả.Sai: Phương pháp bình phương nhỏ nhất được áp dụng khi xác định các yếu tố của mộtmô hình hồi quy dựa trên cơ sở tìm giá trị nhỏ nhất của tổng bình phương các chênh lệch giữacác giá trị thực tế và các giá trị tương ứng được tính ra theo mô hình hồi quy chứ khôngphải giá trị trung bình của tiêu thức kết quả.41. Tỷ số tương quan và hệ số hồi quy dùng để đánh giá chiều hướng của mối liên hệSai: Chỉ có hệ số hồi quy (b1) mới được sử dụng để đánh giá chiều hướng của mối liênhệ. b1 > 0: mối liên hệ thuận, b1 < 0: mối liên hệ nghịch. Còn tỷ số tương quan (ƞ) chỉ được sửdụng để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ mà không được sử dụng để đánh giá chiềuhướng của mối liên hệ vì ƞ luôn nhận giá trị dương.42. Mối liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽĐúng: Mối liên hệ tương quan không hoàn toàn chặt chẽ, tức là mỗi giá trị của tiêuthức nguyên nhân sẽ có nhiều giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả, các mối quan hệ nàykhông biểu hiện rõ ràng trên từng đơn vị cá thể, do đó để phản ánh mối liên hệ tương quan thìphải nghiên cứu trên hiện tượng số lớn.Chương 6: Phân tích dãy số thời gian43. Điều kiện của phương pháp xu hướng phát triển cơ bản là loại bỏ sự tác động của cácyếu tổ ngẫu nhiênSai: Xu hướng phát triển cơ bản được hiểu là chiều hướng tiến triển chung kéo dài theothời gian, phản ánh tính quy luật của sự phát triển, vì vậy phương pháp xu hướng phát triểnđược áp dụng nhằm mục đích loại bỏ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, tìm ra quy luậtchung. Vì vậy “loại bỏ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên” là mục đích chứ không phải điềukiện của phương pháp xu hướng phát triển44. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình chỉ nên tính khi dãy số thời gian có các lượngtăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhauĐúng: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình được tính bằng công thức:(Ghi công thức tính ra nhá)Do lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình san bằng các chênh lệch giữa các lượng tănggiảm tuyệt đối liên hoàn nên nó sẽ mang tính chất đại diện cao khi các lượng tăng giảmtuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau, và kết quả có thể được sử dụng để dự đoán.45. Lượng tăng (giảm) bình quân chính là bình quân của các tốc độ tăng (giảm) liên hoànSai: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân chính là bình quân của các lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn:(Ghi công thức ra nhá)Chứ không phải là bình quân của các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.46. Khi tính mức độ bình quân từ một dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhauthì quyền số được xác định bằng mức độ của dãy số.Sai: Khi tính mức độ bình quân từ dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian khôngbằng nhau thì phải sử dụng quyền số là khoảng thời gian có mức độ chứ không phải mức độcủa dãy số:Công thức:trong đó:yi: mức độ của dãy sốhi: khoảng thời gian có mức độ yi47. Có thể tính tốc độ tăng giảm bình quân theo công thức tính bình quân cộng hoặc bìnhquân nhân.Sai: Tốc độ tăng giảm bình quân được tính thông qua tốc độ phát triển bình quân:– 1. Trong đó tốc độ phát triển bình quân được tính bằng bình quân nhâncủa các tốc độ phát triển liên hoàn.Không thể tính tốc độ tăng giảm bình quân trực tiếp bằng công thức bình quân cộng haybình quân nhân được.48. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn là một số không đổiSai: Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn được tính bằng cách chia lượngtăng giảm tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng giảm liên hoàn:gi =gi phụ thuộc vào giá trị của yi-1, do đó không thể nói giá trị tuyệt đối của 1% tốcđộ tăng giảm liên hoàn là một số không đổi.49. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm định gốc bằng tổng các giá trị tuyệt đối của 1%tăng giảm liên hoànSai: Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn được tính bằng công thức:gi =Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm định gốc luôn luôn bằngVì vậy không thể nói giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm định gốc bằngtổng các giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn50. Tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính khi dãy số có các lượng tăng (giảm) tuyệt đốiliên hoàn xấp xỉ nhauSai: Tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính bằng công thức:– 1. Tức là nóđược tính thông qua tốc độ phát triển bình quân. Tốc độ phát triển bình quân chính là bìnhquân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn, nó đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn.Để đảm bảo cho khả năng đại diện cao và có thể sử dụng để dự báo thì các tốc độ phát triểnliên hoàn nên xấp xỉ nhau. Vậy tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính khi dãy số có tốc độphát triển liên hoàn xấp xỉ nhau chứ không phải lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoànxấp xỉ nhau.51. Tốc độ phát triển bình quân là trung bình cộng của các tốc độ phát triển liên hoànSai: Tốc độ phát triển liên hoàn là số tương đối so sánh sự biến động của hiện tượng ởthời gian sau so với thời gian liền trước đó: ti =. Do đó khi tính tốc độ phát triển bình quânphải sử dụng bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn thì mới đảm bảo tính đại diệncho các tốc độ phát triển liên hoàn. Vậy, tốc độ phát triển bình quân là trung bình nhân củacác tốc độ phát triển liên hoàn chứ không phải là trung bình cộng.52. Đơn vị của 1% tăng giảm tuyệt đối là %Sai: Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn được tính bằng công thức:gi =Từ công thức ta thấy đơn vị của gi sẽ giống với đơn vị của yi-1. Nên không thể nói đơnvị của 1% tăng giảm tuyệt đối là % được.Chương 7: Chỉ số53. Chỉ số tổng hợp về giá của một nhóm các mặt hàng vừa có tính tổng hợp, vừa có tínhphân tích.Đúng: Chỉ số tổng hợp về giá của một nhóm các mặt hàng biểu hiện quan hệ so sánhgiữa giá bán của một nhóm các mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc qua đó phản ánh biếnđộng chung về giá bán của các mặt hàng. Vì vậy nó vừa mang tính tổng hợp: nói lên biến độngchung về giá bán các mặt hàng, vừa mang tính chất phân tích: phân tích biến động riêng củacác54. Chỉ số tổng hợp về lượng qua thời gian thực chất là trung bình cộng giản đơn của cácchỉ số đơn về lượng.Sai: Chỉ số tổng hợp về lượng qua thời gian được tính bằng công thức:+ Chỉ số tổng hợp về lượng theo Las:: Chỉ số tổng hợp về lượng theo Las là trungbình cộng gia quyền của các chỉ số đơn về lượng.+ Chỉ số tổng hợp về lượng theo Pass:: Chỉ số tổng hợp về lượng theo Pass là trung bìnhđiều hòa của các chỉ số đơn về lượng.Vậy chỉ số tổng hợp về lượng qua thời gian không phải là trung bình cộng giản đơn củacác chỉ số đơn về lượng.55. Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher qua thời gian là trung bình cộng của chỉ số tổnghợp về giá của Las và PassSai: Chỉ số tổng hợp giá của Fisher qua thời gian phản ánh biến động chung giá bán củacác mặt hàng dựa trên cơ sở san bằng chênh lệch giữa các chỉ số Las và Pass, được tính theocông thức bình quân nhân của các chỉ số tổng hợp về giá của Las và Pass:(Ghi công thức của chỉ số Fisher ra)57. Việc tính chỉ số tổng hợp về giá theo công thức của Las và Pass sẽ không chênh lệchnhiều khi kết cấu lượng hàng hóa tiêu thụ giữa hai kỳ thay đổi lớn.Sai: Chỉ số tổng hợp về giá theo công thức của Las được tính với quyền số là lượnghàng hóa kỳ gốc (ghi công thức ra)Chỉ số tổng hợp về giá theo công thức của Pass được tính với quyền số là lượnghàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu (ghi công thức ra)Vì vậy, khi kết cấu lượng hàng hóa tiêu thụ giữa hai kỳ thay đổi lớn, hai chỉ số giá theoLas và Pass sẽ cho ra kết quả chênh lệch nhau nhiều.58. Phương pháp chỉ số là phương pháp phân tích mối liên hệ, cho phép nghiên cứu cáichung và các bộ phận một cách kết hợp.Đúng: Chỉ số là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiệntượng nghiên cứu. Phương pháp chỉ số cho phép nghiên cứu cái chung: nghiên cứu tổng thểkhi so sánh giữa tử số và mẫu số và nghiên cứu bộ phận: khi phân tích ảnh hưởng của đốitượng nghiên cứu bởi các bộ phận cấu thành. Ví dụ phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứudoanh thu: M =. (Viết công thức của IM = Ip.Iq)59. Khi có số liệu về giá thành đơn vị sản phẩm và tỷ trọng chi phí sản xuất của từngphân xưởng có thể tính giá thành bình quân chung của các phân xưởngĐúng: Khi có số liệu về giá thành đơn vị sản phẩm: z và tỷ trọng chi phí sản xuất từngphân xưởng:. Ta có thể tính giá thành bình quân chung của các phân xưởng theo côngthức:60. Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher được sử dụng khi có sự khác biệt lớn về cơ cấu tiêuthụ các mặt hàng giữa 2 kỳ nghiên cứuĐúng: Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher phản ánh biến động chung giá bán của các mặthàng dựa trên cơ sở san bằng chênh lệch giữa các chỉ số Las và Pass (ghi công thức ra)Chỉ số tổng hợp giá của Las tính với quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc, và chỉsố tổng hợp giá của Pass tính với quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu. Nên khicơ cấu tiêu thụ các mặt hàng giữa hai kỳ thay đổi thì chỉ số giá của Las và Pass sẽ có sự khácbiệt lớn nên cần sử dụng chỉ số tổng hợp về giá của Fisher để có một chỉ số mang tính chất đạidiện chung.61. Phương pháp chỉ số là phương pháp mang tính tổng hợp, không mang tính chất phântíchSai: Chỉ số là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiệntượng nghiên cứu. Phương pháp chỉ số cho phép nghiên cứu cái chung: nghiên cứu tổng thểkhi so sánh giữa tử số và mẫu số và nghiên cứu bộ phận: khi phân tích ảnh hưởng của đốitượng nghiên cứu bởi các bộ phận cấu thành. Ví dụ phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứudoanh thu: M =. (Viết công thức của IM = Ip.Iq)62. Chỉ số cấu thành cố định nghiên cứu đồng thời biến động của bản thân tiêu thức vàkết cấu tổng thể nghiên cứu.Sai: Chỉ số cấu thành cố định chỉ phản ánh biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnhhưởng của tiêu thức nghiên cứu, trong điều kiện kết cấu tổng thể cố định.Công thức: I = Ix.Ix =. Trong đó:. Kết cấu tổng thể được cố định ở kỳ nghiên cứu trong phân tích ảnh hưởngcủa bản thân tiêu thức nghiên cứu đến chỉ tiêu bình quân.63. Theo chỉ số tổng hợp giá của Las, quyền số có thể là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốchoặc doanh thu kỳ gốcĐúng: Công thức chỉ số tổng hợp giá của Las:(Sửa lại chỗ kia là Ip nhá, anh đánh máy nhầm thành Iq)Theo công thức thứ nhất, quyền số của chỉ số tổng hợp giá của Las là lượng hàng tiêuthụ kỳ gốc. Hoặc theo công thức thức 3, quyền số là doanh thu tiêu thụ kỳ gốc.64. Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher là chỉ số dựa trên chênh lệch của chỉ số Las và PassĐúng: Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher phản ánh biến động chung giá bán của các mặthàng dựa trên cơ sở san bằng chênh lệch giữa các chỉ số Las và Pass (ghi công thức ra). Khichỉ số giá của Las và Pass có sự khác biệt lớn cần sử dụng chỉ số tổng hợp về giá của Fisher đểcó một chỉ số mang tính chất đại diện chung.65. Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ của mặt hàng A và B, quyền số chỉ có thể là giácố định được nhà nước đặt ra.Sai: Trong công thức chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ của hai mặt hàng A và B,quyền số là giá cố định, giá này có thể là giá cố định do nhà nước đặt ra hoặc là giá trung bìnhcủa hai mặt hàng A và B. Trong trường hợp sử dụng quyền số là giá trung bình. Công thức xácđịnh chỉ số như sau:Trong đó p =Chương 8: Dự đoán66. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối thực hiện đối với dãy số có tốc độ tăng(giảm) liên hoàn xấp xỉ nhauSai: Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối được xây dựng trên giả thuyết lượngtăng (giảm) của các năm sẽ tương tự nhau, do đó người ta có thể lấy năm cuối cùng theo sốliệu đã có để tính trị số của năm tiếp theo bằng công thức: yn+1 = yn +Dự đoán sẽ cho kết quả có độ tin cậy cao khi lượng tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhauchứ không phải tốc độ tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau