Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường là gì

Market penetration giúp doanh nghiệp xác định quy mô của thị trường cũng như tiềm năng, vị trí để giành thị phần hoặc tăng doanh thu. Do đó, việc phân tích market penetration rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Vậy, bạn đã biết market penetration là gì chưa? Vai trò và đặc trưng của thâm nhập thị trường là gì? Bên cạnh đó, những biện pháp để thâm nhập thị trường hiệu quả như thế nào? Bài viết market penetration là gì? Những biện pháp và điều cần lưu ý của Miko Tech ngay sau đây dẽ đem đến những câu trả lời hữu ích cho bạn. Cùng đọc ngay nhé!

Khái niệm về market penetration

Market penetration là gì? Market penetration (hay Thâm nhập thị trường) nói đến việc doanh nghiệp bán thành công một sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thị trường cụ thể. Mức độ thâm nhập thị trường còn sử dụng để xác định quy mô về thị trường tiềm năng.

Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường là gì
Market penetration là gì?

Mức độ thâm nhập thị trường chính là phần trăm tổng số lượng sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng sử dụng so với tổng quy mô thị trường mục tiêu cho sản phẩm, dịch vụ đó. Nếu tổng quy mô lớn, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội.

Mặt khác, thâm nhập thị trường còn được hiểu là một chiến lược kinh doanh để tăng thị phần của các sản phẩm, dịch vụ mới được đưa ra thị trường. Một số doanh nghiệp cũng áp dụng để đưa sản phẩm, dịch vụ cũ vào thị trường mới.

Chiến lược này thường được áp dụng trong vòng giai đoạn giới thiệu khi tung ra sản phẩm. Lúc này, khách hàng có thể chưa biết đến sản phẩm dịch vụ, doanh số bán hàng còn thấp, chiến lược marketing chưa được đầu tư hiệu quả.

Vai trò của thâm nhập thị trường

Mức độ thâm nhập thị trường giúp xác định quy mô của thị trường, đánh giá toàn bộ ngành. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định được tiềm năng, vị trị để giành thị phần hoặc tăng doanh thu thông qua các chiến lược kinh doanh, bán hàng.

Khi thị trường được đánh giá là đã bão hoà, tức là các doanh nghiệp hiện tại đã chiếm phần lớn thị phần. Do đó, các doanh nghiệp mới sẽ không có hoặc rất ít cơ hội để tăng trưởng doanh thu.

Đặc trưng của thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường rất linh hoạt và được vận dụng nhiều trong kinh doanh. Chiến lược này có thể được áp dụng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại chiến lược khác.

Ngoài ra, chiến lược thâm nhập thị trường bao gồm việc gia tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí quảng cáo. Bên cạnh đó, việc tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng hoặc quan hệ công chúng cũng rất rõ nét. Cụ thể:

  • Xúc tiến bán hàng là tập hợp các biện pháp như cung cấp được những lợi ích vật chất, tinh thần để làm khách hàng mua ngay, mua nhiều hơn, tăng lượng bán ngay lập tức.
  • Quan hệ công chúng là công cụ dùng để truyền thông cho sản phẩm, con người, địa điểm, ý tưởng, hoạt động, tổ chức và thậm chí là cả quốc gia.

Những biện pháp để thâm nhập thị trường hiệu quả

Điều chỉnh giá thành sản phẩm

Đây là một trong những chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp sẽ hạ giá thành sản phẩm để tăng số lượng sản phẩm được mua, đồng thời, tạo ra nhiều sản lượng bán hơn.

Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường là gì
Điều chỉnh giá thành sản phẩm

Ngoài ra, tùy thuộc vào độ co giãn của cầu của sản phẩm, các công ty có thể theo đuổi chiến lược giá cao hơn. Khi đó, biện pháp này sẽ tạo ra khối lượng bán hàng tăng lên giúp cho khả năng thâm nhập thị trường cao hơn.

Định giá thâm nhập

Định giá thâm nhập là biện pháp giành thị phần bằng cách bán sản phẩm mới với giá thấp hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Khi đã đạt được lượng khách hàng và thị phần lớn, doanh nghiệp sẽ bắt đầu tăng giá sản phẩm.

Biện pháp này thường được áp dụng bởi nhà cung cấp mạng và các công ty dịch vụ cáp hoặc vệ tinh. Sau khi thu hút khách hàng và chiết khấu kết thúc, giá sẽ tăng đột ngột nhưng một số khách hàng sẽ buộc phải ở lại vì hợp đồng.

Định giá thâm nhập được hưởng lợi khá nhiều từ quảng cáo truyền miệng, phổ biến các sản phẩm trước khi tăng giá. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ vốn để dư thừa trước khi giá tăng trở lại.

Đẩy mạnh quảng cáo

Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách rộng rãi và tăng mức độ nhận diện với thương hiệu. Để đẩy mạnh quảng cáo, doanh nghiệp sẽ sử dụng các hình thức quảng cáo ở nhiều mặt trận khác nhau.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lên kế hoạch quảng cáo chi tiết, bài bản để đạt hiệu quả tối đa. Vì một chiến dịch quảng cáo sơ sài, không được đầu tư kỹ lưỡng không chỉ đem lại hiệu quả thấp mà còn dễ bị mất ưu thế cạnh tranh.

Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường là gì
Đẩy mạnh quảng cáo là cách để thâm nhập thị trường nhanh chóng

Bộ phận marketing nên sử dụng các hình thức tiếp thị mang tính đột phá, sáng tạo để tăng hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo. Một số phương thức nổi bật là: Băng rôn, biển hiệu, quảng cáo trên báo in, truyền hình, truyền thông…

Bổ sung các chương trình khuyến mại

Chương trình khuyến mãi là một trong những biện pháp hiệu quả để tăng khả năng thâm nhập thị trường. Khuyến mại thường được liên kết với định giá để nâng cao nhận thức về thương hiệu và tối đa hóa thị phần của doanh nghiệp.

Đa dạng các kênh phân phối

Việc đa dạng các kênh phân phối giúp gia tăng khối lượng bán hàng cho doanh nghiệp. Bởi vì, các kênh phân phối sẽ nâng cao nhận thức của người dùng, thay đổi chiến lược của đối thủ, từ đó, tăng khả năng thâm nhập thị trường.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là rất quan trọng để thâm nhập thị trường cao trong thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tăng doanh số bán hàng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ tạo ra những mối quan tâm mới đối với một sản phẩm, nhất là các sản phẩm đang có chiều hướng giảm sút. Chẳng hạn như thay đổi thiết kế của bao bì hoặc vật liệu, thành phần.

Phát triển thị trường

Chiến lược này nhằm vào những người mua hàng không mua ở các thị trường mục tiêu và khách hàng mới nhằm tối đa hóa thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên xem xét tất cả các rủi ro bao gồm cả khả năng sinh lời.

Các bước để tiến hành thâm nhập thị trường

Để thâm nhập thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện theo 06 bước sau:

Phân tích, đánh giá quy mô thị trường

Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trước khi tiến hành thâm nhập thị trường. Việc phân tích, đánh giá quy mô để biết được thị trường có đủ lớn và hấp dẫn không, có nên phát triển sản phẩm không hoặc là nên rút hay tăng vốn.

Phân tích, đánh giá quy mô thị trường được tiến hành theo các bước sau: Tiếp cận từ trên xuống, phân tích từ dưới lên và phân tích đối thủ cạnh tranh. Qua đó, doanh nghiệp có thể định hướng về quy mô để tìm kiếm thị trường mục tiêu.

Phân đoạn thị trường

Bước thứ hai là phân đoạn thị trường. Bước này giúp chia thị trường thành các phân khúc nhỏ hơn, dễ nhận biết rõ về nhu cầu nhằm thu hút khách hàng tiềm năng để thâm nhập thị trường hiệu quả hơn.

Có 3 hình thức phân đoạn phổ biến hiện nay là phân đoạn thị trường tiêu dùng, phân khúc thị trường trong nước và phân khúc thị trường quốc tế. Dựa vào đó, doanh nghiệp đưa ra quyết định và phát triển kế hoạch tiếp thị hiệu quả nhất.

Lựa chọn thị trường mục tiêu

Ở bước này, doanh nghiệp cần ưu tiên chọn những thị trường có tiềm năng, hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của mình. Đây chính là yếu tố quan trọng để có được tệp khách hàng trung thành và tạo ra lợi nhuận nhất.

Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường là gì
Lựa chọn thị trường mục tiêu

Định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là bước rất quan trọng để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của riêng mình. Doanh nghiệp phải định vị sản phẩm, dịch vụ trong lòng khách hàng, tạo ra những thiết kế có đặc điểm khác biệt so với đối thủ.

Định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm không chỉ là chi phí bạn bỏ ra để bán sản phẩm mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác để tối đa hoá lợi nhuận. Chẳng hạn như, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm dựa trên:

  • Tính giá thành sản phẩm
  • Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng
  • Xác định lợi ích mong muốn
  • Xác định giá niêm yết (giá bán)
  • Xác định giá bán buôn

Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường

Việc lựa chọn chiến lược căn cứ vào tình hình hiện tại, số liệu thống kê, khách hàng, thị trường cũng như mục tiêu và điều kiện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kết hợp linh hoạt nhiều chiến lược để tăng hiệu quả thâm nhập thị trường.

Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện các chiến lược marketing tăng thị phần và khảo sát trải nghiệm của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh những chiến lược đang triển khai để đạt hiệu quả tối đa.

Điều cần lưu ý khi thâm nhập thị trường

Phân tích thông tin chi tiết, nghiên cứu chuyên sâu thị trường để giải quyết được vấn đề cụ thể cho doanh nghiệp.

Phân tích kết quả khảo sát thị trường bằng những con số khách quan, qua những con số cụ thể để có những thay đổi phù hợp nhất.

Nên sử dụng khảo sát định lượng, không được quá lạm dụng khảo sát định tính.

Sử dụng nguồn thông tin đáng tin cậy, đồng thời, chọn đúng đối tượng đáp viên

Sử dụng đa dạng nguồn thông tin, không nên dùng một nguồn thông tin duy nhất để làm cơ sở thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường là gì
Lưu ý để thâm nhập thị trường hiệu quả

Những câu hỏi thường gặp về Market penetration

Rào cản khi thâm nhập thị trường là gì?

– Rào cản gia nhập thâm nhập thị trường các doanh nghiệp phải bảo vệ bằng sáng chế, phải có nhận diện thương hiệu mạnh, lòng trung thành của khách hàng và chi phí chuyển đổi khách hàng cao. – Các rào cản khác bao gồm yêu cầu các công ty mới phải có giấy phép hoặc thông quan theo quy định trước khi hoạt động.

Sự khác biệt giữa thâm nhập thị trường và phân khúc là gì?

– Phân khúc thị trường thường liên quan đến việc một công ty phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của họ với những công ty khác trong ngành, điều này có thể dẫn đến giá cao hơn. – Mặt khác, thâm nhập thị trường thường liên quan đến việc đưa ra mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh để giành thị phần.

Tại sao thâm nhập thị trường lại có rủi ro?

– Thâm nhập thị trường lại có rủi ro bởi cạnh tranh về giá cả và chiết khấu với những người chơi khác trên thị trường có thể dẫn đến việc thiếu khả năng thích ứng với những thay đổi về nhu cầu và sở thích của khách hàng. Tập trung vào các thị trường hiện tại có thể đồng nghĩa với việc bỏ lỡ tiềm năng đa dạng hóa hoặc mở rộng.

Tóm lại, qua bài viết trên, bạn đã phần nào hiểu được market penetration là gì cũng như vai trò và đặc trưng của thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, những biện pháp để thâm nhập thị trường hiệu quả cũng đã được bài viết thể hiện rõ.

Miko Tech hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường là gì

Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM. Với hơn 5 năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.

Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên SEO nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.

Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: TranTienDuy.com

Khái niệm chiến lược thâm nhập thị trường là gì?

Chiến lược thâm nhập thị trường là quá trình mà một công ty hướng tới thị phần cao hơn bằng cách khai thác các sản phẩm hiện có trên các thị trường mới. Giúp các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp được đưa vào thị trường mới bằng các nỗ lực Marketing với mục tiêu chính là sản phẩm/ dịch vụ đó được gia tăng thị phần.

Khi nào sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường?

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing) được sử dụng khi doanh nghiệp sắp sửa tung ra một sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường. Theo đó, giá của sản phẩm, dịch vụ này sẽ thấp hơn mức giá phổ biến trên thị trường ở thời điểm hiện tại.

Chiến lược định giá xâm nhập thị trường là chiến lược đặt giá bán như thế nào?

Chiến lược định giá sản phẩm theo khả năng xâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy) Định giá xâm nhập là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng đến với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên.

Khi nào doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược xâm nhập thị trường?

Các trường hợp nên sử dụng chiến lược xâm nhập thị trường: Khi lợi thế kinh tế nhờ quy mô tăng lên, tạo các lợi thế cạnh tranh cơ bản cho doanh nghiệp. Có sự tương quan chặt chẽ giữa chi phí marketing và doanh số bán hàng trong quá khứ