Cho biết trung tâm công nghiệp Nam Định có giá trị sản xuất là bao nhiều

THỨ HAI, 27/07/2020 12:01:49

Cho biết trung tâm công nghiệp Nam Định có giá trị sản xuất là bao nhiều

Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương là một trong những doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn thị xã Kinh Môn

Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, thị xã Kinh Môn ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lớn vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo nên một vùng công nghiệp tầm cỡ.

Quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn
 

Do có nguồn cao lanh, đá vôi, đá xây dựng, đất sét... khá phong phú nên trong những năm qua, ở thị xã Kinh Môn đã hình thành nên một trung tâm công nghiệp sản xuất xi măng lớn với các thương hiệu đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường như Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Thành Công.  Là địa phương có nhiều tuyến sông lớn kết nối rất gần với cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh nên Kinh Môn có nhiều điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp nặng phát triển. Từ năm 2008, Tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép ở phường Hiệp Sơn. Ông Đỗ Đức Đôn, Phó Giám đốc Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương cho biết: "Xây dựng nhà máy ở đây rất thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp luyện gang thép. Không những vậy, địa phương còn có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao, phù hợp với đặc thù sản xuất của doanh nghiệp". Đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư vào khu liên hiệp này số vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, mỗi năm sản xuất trên 2 triệu tấn thép. Trong 6 tháng đầu năm nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng doanh nghiệp đã sản xuất được trên 1,1 triệu tấn phôi thép, 803.503 tấn thép thành phẩm... Không chỉ có xi măng, gang thép, với việc Công ty TNHH Điện lực Jack đầu tư hơn 2 tỷ USD để xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương gồm 2 tổ máy phát điện, công suất 1.200MW, chắc chắn chỉ một thời gian nữa Kinh Môn sẽ là nơi sản xuất điện lớn của tỉnh. Đến nay, việc xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị đã cơ bản hoàn thành. Tổ máy số 1 đã chạy thử từ đầu tháng 7, dự kiến phát điện thương mại vào đầu tháng 10.  Các doanh nghiệp lớn với đa dạng ngành sản xuất ở Kinh Môn cũng kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất khác phát triển. Theo Phòng Kinh tế thị xã Kinh Môn, địa phương hiện có 967 doanh nghiệp, 3.079 hộ kinh doanh cá thể. Lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm đến 87,6% trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng năm 2020 ước đạt 44.776 tỷ đồng, gấp 1,76 lần so với năm 2015. Thị xã hiện có 6 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích trên 240 ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt trên 85% diện tích, trong đó CCN Hiệp Sơn, Phú Thứ có tỷ lệ lấp đầy đạt 100% diện tích. Đến nay, diện tích đất dành cho hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ của thị xã là gần 1.400 ha. Mỗi năm, các doanh nghiệp của Kinh Môn đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng.

Còn nhiều tiềm năng

Nhằm tiếp tục thúc đẩy kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp nói riêng của Kinh Môn phát triển hơn nữa, những năm gần đây, tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cho địa phương. Mới đây nhất, cầu Mây thông xe đã mở ra những cơ hội mới cho các phường, xã phía tây của thị xã phát triển. Cùng với đó, các dự án đường 389B dài gần 13 km nối quốc lộ 17B với đường 389, dự án cầu Triều, cầu Dinh... đang được các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Khi các dự án này hoàn thành sẽ tạo động lực mới để Kinh Môn thu hút doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.  Ông Nguyễn Xuân Hạ, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Kinh Môn cho biết: "Thị xã đã quy hoạch thêm 3 CCN Thất Hùng, Bạch Đằng, Quang Trung với diện tích hơn 200 ha. Ngoài ra còn đang xem xét quy hoạch thêm CCN Thái Thịnh - Hiến Thành rộng 75 ha và một số bến thủy nội địa phục vụ việc bốc xếp hàng hóa". Kinh Môn đã và đang cố gắng tiếp nhận những dự án ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thị xã chú trọng thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phát triển công nghiệp ở nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững. Thực hiện tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển, áp dụng các công nghệ sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản.

Với những hướng đi mới, những tiềm năng chuẩn bị được khai thác, chắc chắn trong những năm tới, các ngành sản xuất công nghiệp của Kinh Môn sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, xứng đáng là trung tâm công nghiệp của tỉnh.

THANH HÀ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 10 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam với tổng diện tích 2.046ha, trong đó có 06 KCN được thành lập là: Hòa Xá, Bảo Minh, Mỹ Trung, Dệt may Rạng Đông, Mỹ Thuận và Bảo Minh mở rộng với 1.288,58ha. Các KCN được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thu hút được nhiều doanh nghiệp (DN) lớn ở cả trong nước và nước ngoài đến đầu tư.

Cho biết trung tâm công nghiệp Nam Định có giá trị sản xuất là bao nhiều
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định

Nam Định là trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đã tạo thuận lợi lớn cho tỉnh Nam Định trong kết nối với các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận. Nam Định còn có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có trình độ tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư. Trong những năm qua, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển công nghiệp, Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển các KCN của tỉnh đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy hoạch và thực tế nhu cầu của nhà đầu tư.

Nhờ chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, tạo nhiều thuận lợi cho DN, đến nay các KCN đã cơ bản được “lấp đầy”. Cụ thể, KCN Hòa Xá được thành lập năm 2003, diện tích quy hoạch (sau khi điều chỉnh) là 285,37ha. Các hạng mục hạ tầng cơ bản được hoàn thiện, hệ thống xử lý nước thải công suất 4.500 m3/ngày đêm hoạt động ổn định, tỷ lệ lấp đầy của KCN đạt 100%.

KCN Bảo Minh thành lập năm 2007, diện tích quy hoạch là 154,5ha. Đến nay, hệ thống đường giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước... cơ bản đã xây dựng hoàn chỉnh, khá hiện đại, đồng bộ; tỷ lệ lấp đầy của KCN đạt 100%.

Đối với KCN Dệt may Rạng Đông, được khởi công năm 2017, đến nay, chủ đầu tư đã tập trung thi công san lấp mặt bằng với tổng diện tích khoảng 231ha và các hạng mục hạ tầng giao thông, thoát nước mưa, điện chiếu sáng, cây xanh,... Lũy kế tổng giá trị vốn đầu tư thực hiện đạt 1.400 tỷ đồng. KCN Dệt may Rạng Đông đã có 02 nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Toray Nhật Bản vốn đầu tư 203 triệu USD và nhiều nhà đầu tư khác đã ký hợp đồng nguyên tắc để đầu tư xây dựng nhà máy trong KCN.

Riêng đối với KCN Mỹ Trung, năm 2019, Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định đã phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh và bộ ngành Trung ương phương án xử lý KCN Mỹ Trung. Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản số 9471/BGTVT-QLDN ngày 07/10/2019 về việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VFC sẽ thực hiện thu hồi tài sản và bán đấu giá theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định cho biết: Lũy kế đến năm 2021, trên địa bàn các KCN có 186 dự án đầu tư của 159 nhà đầu tư thứ cấp, trong đó có 52 dự án của 48 nhà đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn đăng ký là 7.987 tỷ đồng và 1,014 tỷ USD, vốn thực hiện là 4.200 tỷ đồng và 700 triệu USD. Hoạt động của các DN trong các KCN đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tạo việc làm cho người dân địa phương. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp của các DN trong KCN đạt 25.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 900 triệu USD (chiếm 30% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh); tạo việc làm cho 4,7 vạn lao động; nộp ngân sách nhà nước đạt 450 tỷ đồng.

Thời gian qua, trước dự báo về làn sóng các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn dịch chuyển về các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tỉnh Nam Định tích cực chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đón nhận. Tỉnh đã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng tại các KCN mới và KCN mở rộng. Hiện nay, chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN Dệt may Rạng Đông, KCN Mỹ Thuận đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng; KCN Bảo Minh mở rộng đang tập trung triển khai các thủ tục để sớm khởi công thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.

Cho biết trung tâm công nghiệp Nam Định có giá trị sản xuất là bao nhiều

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm KCN Bảo Minh vào tháng 1/2021

Tỉnh Nam Định áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào các KCN trên nguyên tắc tuân thủ nghiêm các quy định của Trung ương, Chính phủ. Đặc biệt, khi đầu tư tại 04 huyện: Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Xuân Trường và đầu tư trong các KCN thì nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư như đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư. Ngoài ra, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch các thông tin, quy hoạch, thành phần hồ sơ, thời gian xử lý liên quan đến dự án đầu tư. Đồng thời có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong thực hiện thủ tục về đầu tư tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các DN khi thực hiện đầu tư vào các KCN.

Hàng năm, tỉnh ban hành danh mục thu hút đầu tư theo Quyết định phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 tỉnh Nam Định tại Quyết định số 2641/QĐ-UBND ngày 07/12/2021. Mục tiêu là nỗ lực thu hút các nhà đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao, có khả năng tạo ra số thu ngân sách lớn vào đầu tư tại tỉnh để tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy vào các khu, cụm công nghiệp. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo quy hoạch để tạo mặt bằng sạch thu hút các nhà đầu tư.

Trong thời gian tới, để tạo thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư, nhất là đón làn sóng đầu tư mới, Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định với chức năng quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn, tham mưu cho UBND tỉnh mục tiêu, định hướng chiến lược để phát triển và thu hút nhà đầu tư trong KCN. Theo đó, tập trung vào những nội dung cơ bản như: Hoàn thiện dự thảo Đề án thành lập Khu kinh tế (KKT) Ninh Cơ trình UBND tỉnh để hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Thành lập KKT theo quy định; hoàn thiện Đồ án quy hoạch 02 KCN Hồng Tiến và KCN Trung Thành để trình thẩm định, phê duyệt làm cơ sở thu hút đầu tư hạ tầng KCN, tạo nguồn đất có hạ tầng cho giai đoạn tới đây. Đồng thời, đôn đốc KCN Bảo Minh mở rộng hoàn thiện các thủ tục để sớm khởi công xây dựng KCN. Tiếp tục theo dõi, kiến nghị việc xử lý KCN Mỹ Trung, tiếp tục đôn đốc chủ đầu tư KCN Dệt may Rạng Đông đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng KCN; xúc tiến các nhà đầu tư với KCN Mỹ Thuận.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC, rút ngắn thời gian thực hiện; công khai minh bạch thông tin, nghiên cứu triển khai áp dụng giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3, 4 nhằm tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư, DN và nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn tốt, có đạo đức công vụ theo tinh thần phục vụ nhà đầu tư, không sách nhiễu, gây phiền hà làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định cũng chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư, trọng tâm là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư về đầu tư tại các KCN của tỉnh. Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Nguồn: Vietnam Business Forum