Chủ đề dạy học dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình ngữ văn (2022) ở bậc thcs.

Bộ GD-ĐT đã chính thức hướng dẫn các trường học trên cả nước thực hiện giảm tải chương trình năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhiều nội dung ở các bậc từ tiểu học đến THPT sẽ không dạy, hoặc chỉ khuyến khích tự học, tự đọc.

Chủ đề dạy học dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình ngữ văn (2022) ở bậc thcs.
Học sinh Trường THCS Trần Hưng Đạo (xã Bảo Bình, H.Cẩm Mỹ) học trực tuyến tại nhà trong thời gian chưa thể đến trường vì dịch bệnh Covid-19. Ảnh: C.Nghĩa

Đây cũng là năm học thứ ba liên tiếp Bộ GD-ĐT hướng dẫn giảm tải chương trình vì dịch bệnh Covid-19. Việc giảm tải chương trình năm học được các trường cho rằng phù hợp, giảm áp lực cho cả giáo viên và học sinh.

* Bớt áp lực dạy và học trong đại dịch

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Võ Ngọc Thạch cho biết, theo hướng dẫn chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm 2021-2022 của Bộ GD-ĐT cho phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19, học sinh không thể đến trường học trực tiếp, với lớp 1 và 2, các trường nghiên cứu chương trình môn học, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung sách giáo khoa (SGK) để xây dựng chủ đề dạy học để đảm bảo các yêu cầu cần đạt với học sinh. Các trường ưu tiên dạy các nội dung giúp học sinh hình thành kiến thức mới và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Ông Võ Ngọc Thạch cũng cho rằng, giáo viên sẽ rất dễ dạy học theo hướng dẫn giảm tải, bởi hướng dẫn này được điều chỉnh cụ thể đến từng bài trong các môn học. Chẳng hạn ở môn Tiếng Việt lớp 1, căn cứ vào trình độ học sinh, giáo viên được chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học cho phù hợp, miễn sao các em đạt được yêu cầu biết đọc, biết viết Tiếng Việt vào cuối năm học để có nền tảng tiếp thu các kiến thức mới khi lên lớp 2.

Phó giám đốc Sở GD-ĐT VÕ NGỌC THẠCH: Giảm tải đồng nghĩa với giảm áp lực

Sau khi Bộ GD-ĐT có hướng dẫn chính thức việc giảm tải chương trình lớp 1 đến lớp 12, Sở GD-ĐT đã nhanh chóng triển khai đến các trường, đồng thời điều chỉnh lại nội dung dạy học qua truyền hình đối với toàn bộ bậc tiểu học, lớp 6 và lớp 10 cho phù hợp. Giảm tải đồng nghĩa với giảm áp lực, vì các phần giảm tải đều không nằm trong nội dung cần phải kiểm tra hay thi cử. Tuy nhiên, giáo viên cần chủ động hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện để các em có thêm kiến thức cho cuộc sống.

Ở lớp 3, 4 và 5, các nhà trường sẽ rà soát nội dung chương trình, SGK, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương. Việc điều chỉnh sẽ theo hướng tinh giản mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với từng môn học; tinh giản nội dung có trong SGK vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng lớp, nội dung trùng lặp trong môn học và giữa các môn.

Cô Phạm Thị Hải, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Du (TT.Định Quán, H.Định Quán) cho rằng, với tình hình dịch bệnh kéo dài, việc dạy học online là một áp lực rất lớn với giáo viên. Lý do chính là ở nông thôn không có điều kiện thuận lợi về trang thiết bị học tập trực tuyến như ở thành phố. Hơn nữa, có những môn học đòi hỏi hình thức trực quan ngay tại lớp mới có thể đạt hiệu quả cao, do đó, việc Bộ GD-ĐT giảm tải chương trình ở tất cả các khối lớp ở bậc tiểu học là hoàn toàn hợp lý trong tình hình hiện nay. Giáo viên và học sinh chắc chắn sẽ dạy và học với tâm lý nhẹ nhàng hơn, dạy tới đâu chắc tới đó, đảm bảo hình thành nền tảng kiến thức mới vững chắc cho học sinh.

Theo Hiệu trưởng Trường THCS Hưng Lộc (xã Hưng Lộc, H.Thống Nhất) Bùi Thị Mai Huê, đây không phải là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT hướng dẫn giảm tải chương trình cho học sinh nên các trường không bỡ ngỡ. Việc giảm tải ở từng khối lớp đều được Bộ hướng dẫn chi tiết đến từng bài học, bài nào giáo viên cần đảm bảo dạy đủ, bài nào giáo viên cần tích hợp lại, bài nào chỉ cần hướng dẫn khuyến khích học sinh tự tìm hiểu thêm Nói giảm tải nhưng cũng không có nghĩa là bỏ qua, sau này khi các em trở lại trường học trực tiếp, nhà trường sẽ dành thời gian để trau dồi thêm cho các em.

* Học sinh cần tự giác nhiều hơn

Đối với chương trình dành cho học sinh bậc THCS và THPT năm học 2021-2022, Bộ GD-ĐT đều có hướng dẫn giảm tải cụ thể. Những nội dung trọng tâm, trọng điểm được ưu tiên giữ lại đảm bảo dạy đủ nội dung. Những nội dung khác được tích hợp lại trong một bài học. Thậm chí, nhiều nội dung Bộ GD-ĐT chỉ hướng giáo viên khuyến khích cho học sinh của mình tự tìm hiểu, tự học tại nhà. Đặc biệt, có không ít nội dung Bộ GD-ĐT đã quyết định tạm thời đưa ra khỏi chương trình dạy của năm học này để tập trung cho những nội dung trọng tâm cốt lõi.

Đối với những phần giảm tải, giáo viên không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, đồng thời cũng không đưa vào nội dung kiểm tra đánh giá với học sinh. Các nội dung giảm tải chắc chắn cũng không nằm trong nội dung thi học kỳ hay thi cuối năm.

Chẳng hạn, chương trình Ngữ văn lớp 9 có hàng loạt các trích đoạn như: Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thúy Kiều báo ân báo oán được trích trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được khuyến khích học sinh tự học. Hay Lục Vân Tiên gặp nạn, trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu sẽ không dạy mà được giảm tải hoàn toàn.

Trong khi đó, ở môn Lịch sử lớp 12, nhiều nội dung lịch sử nước ngoài sẽ được tạm thời điều chỉnh giảm tải, không dạy trong năm học 2021-2022. Còn ở phần lịch sử Việt Nam, hầu hết các nội dung đều chỉ dạy một phần, có những nội dung yêu cầu học sinh tự tìm hiểu.

Năm học 2021-2022 là năm đầu học sinh lớp 6 học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cùng với SGK mới. Bộ GD-ĐT lưu ý, với lớp 6, các nhà trường, giáo viên cần dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học, hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học, hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế.

Trong khi đó, với học sinh từ lớp 7 đến lớp 12, Bộ GD-ĐT lưu ý các cơ sở giáo dục tham khảo phụ lục của hướng dẫn giảm tải để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Các phụ lục đã thể hiện rõ những nội dung giáo viên cần làm, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện như: học sinh tự học, học sinh tự đọc, học sinh tự thực hiện Nhà trường đồng thời kết hợp tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã dạy cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.