Chủ tịch công đoàn trường học là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định pháp luật về tổ chức công đoàn cơ sở ?
  • 2. Tư vấn về việc thành lập tổ chức công đoàn cho doanh nghiệp ?
  • 3. Cơ cấu tổ chức của công đoàn trường học như thế nào ?
  • 4. Tư vấn hệ số phụ cấp đối với chủ tịch công đoàn công ty ?
  • 5. Công đoàn có được kinh doanh tạo nguồn thu hay không ?

1. Quy định pháp luật về tổ chức công đoàn cơ sở ?

Chào luật sư. Xin nhờ tư vấn giùm những thắc mắc như sau:

1) chức danh trong ban chấp hành công đoàn 1 người Có được kiêm 2 chức danh cùng lúc không ? Nếu làm 2 chức cùng lúc thì hệ số lương của người đó được tính như thế nào ?

2) Phó chủ tịch công đoàn thì có được kiêm thêm làm kế toán không?

3) luật Có quy định giới hạn số lượng tối đa với chức vụ phó chủ tịch công đoàn không? Hay là muốn bầu bao nhiêu ng làm phó chủ tịch công đoàn cũng được?

4) vi sao trong luật quy định chi tiền hỗ trợ du lịch lai ghi la "không quá 10%... " vậy muốn hỗ trợ 1% hay 2% cũng đều được hay sao?

5) ai là người Có quyền quyết định chi bao nhiêu phần trăm tiền hỗ trợ đó.?

6) làm kế toán công đoàn Có bắt buộc phải Có bằng kế toán hay khong?

7) chủ tịch công đoàn tự ý quyết dinh chi tiền hỗ trợ du lich cho ng đi là 80ngàn 1ng. Còn ng không đi thì sẽ được chi 40 ngàn 1ng thoi. Trong khi moi ng đóng tiền đoàn phí giống nhau là 10 ngàn 1 tháng. Chủ tịch cong đoàn tự quyết như vậy gây thiệt thòi cho ng lao động mà không hỏi ý kiến đoàn viên. Nếu muốn khiếu nại thì phải như thế nào?

Mong sớm nhận được hồi âm Xin cám ơn rất nhiều!

>> Luật sư tư vấn pháp luật công đoàn cấp cơ sở, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ quy định của Luật công đoàn năm 2012; Điều lệ công đoàn; Hướng dẫn 398/HD-TĐLĐ năm 2013 và Quy định về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TLĐ ngày 05/3/2014), quy định này thay thế Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 530/QĐ-TLĐ ngày 20/3/2006 quy định cụ thể như sau:

+ Cơ cấu tổ chức của công đoàn.

Theo quy định tại Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2013 về công tác nhân sự ban chấp hành tại đại hội công đoàn do tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành. Có quy định:

+ Cơ cấu ban chấp hành công đoàn:

- Ban chấp hành công đoàn các cấp được cấu tạo theo hướng có cơ cấu, số lượng hợp lý, đảm bảo chất lượng, có tính kế thừa và sự phát triển, được chuẩn bị theo quy trình dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc.

- Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn ủy viên BCH công đoàn là chính, cần có cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính đại diện của đoàn viên để đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở mỗi cấp công đoàn, nhưng nhất thiết không vì cơ cấu mà làm giảm chất lượng ủy viên ban chấp hành.

- Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính phát triển, kế thừa, trẻ hóa và phát triển theo hướng tăng cường cán bộ nữ, phấn đấu đạt 30% nữ trong ban chấp hành công đoàn các cấp. Coi trọng cơ cấu đoàn viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, sản xuất, là dân tộc ít người (nơi có đông đoàn viên dân tộc ít người), người ngoài đảng trong các thành phần kinh tế.

Như vậy, ban chấp hành công đoàn ít nhất phải có 3 người để đảm bảo quy trình dân chủ, công khai và đúng nguyên tắc. Và số chức danh của ban chấp hành công đoàn thì được đề ra sao cho phù hợp với điều kiện ở nơi thành lập ban chấp hành công đoàn.

-Với các chức danh trong ban chấp hành công đoàn, có hai loại cán bộ công đoàn: cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm. Với Cán bộ Công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ Tổ phó Công đoàn trở lên và được cấp có thẩm quyền của Công đoàn công nhận hoặc chỉ định. Như vậy, một người là cán bộ kiêm nhiệm thì dù có chức danh hay nghiệp vụ gì chỉ cần được đoàn viên tín nhiệm của công đoàn sẽ được bầu vào ban chấp hành.

-Một người kiêm nhiệm thì lương sẽ được được tính như sau:

CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ.

1. Nguyên tắc:

1.1. Mức phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở được xác định căn cứ vào số lượng lao động của đơn vị.

1.2. Phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở = (Hệ số phụ cấp) x (Tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí công đoàn)

1.3. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp.

Công đoàn cơ sở được sử dụng tối đa 30% số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (phần công đoàn cơ sở được sử dụng) để chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở. Trường hợp nguồn kinh phí này sử dụng không hết thì bổ sung chi hoạt động phong trào. Đối với công đoàn cơ sở được chuyên môn hỗ trợ kinh phí chi phụ cấp cho cán bộ công đoàn, việc sử dụng do công đoàn cơ sở quyết định.

Công đoàn cơ sở căn cứ khả năng nguồn kinh phí được sử dụng và nhu cầu thực tế của đơn vị được điều chỉnh đối tượng, mức chi, thời gian chi (tháng, quý, năm) phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp, nhưng phụ cấp kiêm nhiệm không quá hệ số 0,7; phụ cấp trách nhiệm không quá hệ số 0,3.

1.4. Tại công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc phụ cấp trách nhiệm cao nhất.

1.5. Đối với công đoàn cơ sở doanh nghiệp có số thu, chi ngân sách công đoàn hàng năm lớn, việc áp dụng mức chi phụ cấp trách nhiệm cho kế toán công đoàn cơ sở theo quy định này chưa phù hợp. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét và quyết định mức phụ cấp kiêm nhiệm của kế toán như Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, hoặc ký hợp đồng kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Việc ký hợp đồng, mức chi trả cho kế toán phải được công đoàn cấp trên trực tiếp chấp thuận bằng văn bản.

2. Phụ cấp kiêm nhiệm.

2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.

Chủ tịch và Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm.

2.2. Mức phụ cấp.

TT

Số lao động

Hệ số phụ cấp

Chủ tịch

Phó Chủ tịch

1

Dưới 150 lao động

0,2

0,15

2

Từ 150 đến dưới 500 lao động

0,25

0,2

3

Từ 500 đến dưới 2000 lao động

0,3

0,25

4

Từ 2000 đến dưới 4000 lao động

0,4

0,3

5

Từ 4000 đến dưới 6000 lao động

0,5

0,4

6

Từ 6000 đến dưới 8.000 lao động

0,6

0,5

7

Trên 8000 lao động

0,7

0,6

3. Phụ cấp trách nhiệm:

3.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.

- Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở (Ban gồm cả công đoàn cơ sở bốn cấp).

- Chủ tịch Công đoàn bộ phận;

- Tổ trưởng công đoàn;

- Kế toán, Thủ quỹ kiêm nhiệm của Công đoàn cơ sở;

3.2. Mức phụ cấp.

TT

Số lao động

Hệ số phụ cấp

Ủy viên BCHCĐCS, Kế toán CĐ cơ sở

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra CĐ cơ sở, Chủ tịch CĐ bộ phận

Tổ trưởng Công đoàn, Thủ quỹ công đoàn cơ sở

1

Dưới 150 lao động

0,14

0,12

0,12

2

Từ 150 đến dưới 500 LĐ

0,15

0,13

0,13

3

Từ 500 đến dưới 2.000 LĐ

0,18

0,15

0,13

4

Từ 2.000 đến dưới 4.000 LĐ

0,21

0,18

0,13

5

Từ 4.000 đến dưới 6.000 LĐ

0,25

0,21

0,13

6

Từ 6.000 LĐ trở lên

0,3

0,25

0,13

- Sử dụng quỹ Công đoàn.

Căn cứ theo điểm c khoản 3 điều 5 quyết định 272/QĐ–TLĐ cs quy định Chi cho hoạt động công phong trào là 60%. Trong đó chi cho hỗ trợ du lịch không quá 10%. Như vậy, tùy vào điều kiện của quỹ công đoàn, mà sẽ đưa ra số chi hợp lí để phù hợp với điều kiện của nguồn tài chính công đoàn cơ sở cho các mục chi. Miễn sao việc chi đó không quá 10% mà pháp luật quy định. Việc sử dụng nguồn ngân sách của công đoàn sẽ do Ban chấp hành công đoàn, và chủ tịch công đoàn quản lí theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ công đoàn

Khiếu nại:

Quy định về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Về thẩm quyền giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Công đoàn các cấp: Thẩm quyền thuộc Ban Chấp hành Công đoàn; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp; Uỷ ban Kiểm tra (theo sự uỷ quyền của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ); Thủ trưởng các đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống Công đoàn. Nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn: Khiếu nại có liên quan đến việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ; Khiếu nại liên quan đến việc ban hành, tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn; Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, đoàn viên Công đoàn của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống Công đoàn. Khiếu nại có nội dung liên quan đến các quy định liên tịch, liên ngành, liên doanh, liên kết, trong đó Công đoàn là một chủ thể tham gia thì Công đoàn phối hợp với các chủ thể có liên quan giải quyết.

Trân trọng./.

2. Tư vấn về việc thành lập tổ chức công đoàn cho doanh nghiệp ?

Xin chào luật sư. Em có thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp: Cho em hỏi là nếu doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên nhưng không có ai là đoàn viên hoặc đảng viên thì có cần thành lập công đoàn không ạ ? Và nếu không thành lập công đoàn thì doanh nghiệp đó có phải xây dựng thỏa ước lao động không ạ ?

Em cảm ơn ạ!

Người gửi: L.H

Chủ tịch công đoàn trường học là gì

Luật sư tư vấn luật về thủ tục thành lập công đoàn, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Luật Công đoàn năm 2012 quy định:

“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

Bên cạnh đó Bộ luật lao động năm 2019 (Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) cũng quy định về việc thành lập, gia nhập công đoàn như sau:

"1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.

2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.

3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động"

Do đó, việc thành lập công đoàn là hoàn toàn tự nguyện. Việc doanh nghiệp bạn sử dụng 10 lao động trở lên nhưng không có ai là đoàn viên, đảng viên không phải là căn cứ thành lập công đoàn hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền cũng như lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động thì doanh nghiệp bạn vẫn nên thành lập công đoàn.

Về việc xây dựng thỏa ước lao động, bạn có thể tham khảo tại: Mẫu thỏa ước lao động tập thể

3. Cơ cấu tổ chức của công đoàn trường học như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Trong trường THCS công lập một người giữ hai chức vụ ( hiệu phó và chủ tịch công đoàn ) có được không? Có đúng với quy định của công đoàn không?

Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Hướng dẫn 398/HD-TĐLĐ năm 2013 và Luật công đoàn 2012 về công tác nhân sự ban chấp hành tại đại hội công đoàn do tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành. Có quy định:

Cơ cấu ban chấp hành công đoàn:

- Ban chấp hành công đoàn các cấp được cấu tạo theo hướng có cơ cấu, số lượng hợp lý, đảm bảo chất lượng, có tính kế thừa và sự phát triển, được chuẩn bị theo quy trình dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc.

- Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn ủy viên BCH công đoàn là chính, cần có cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính đại diện của đoàn viên để đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở mỗi cấp công đoàn, nhưng nhất thiết không vì cơ cấu mà làm giảm chất lượng ủy viên ban chấp hành.

- Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính phát triển, kế thừa, trẻ hóa và phát triển theo hướng tăng cường cán bộ nữ, phấn đấu đạt 30% nữ trong ban chấp hành công đoàn các cấp. Coi trọng cơ cấu đoàn viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, sản xuất, là dân tộc ít người (nơi có đông đoàn viên dân tộc ít người), người ngoài đảng trong các thành phần kinh tế.

Như vậy, ban chấp hành công đoàn ít nhất phải có 3 người để đảm bảo quy trình dân chủ, công khai và đúng nguyên tắc. Và số chức danh của ban chấp hành công đoàn thì được đề ra sao cho phù hợp với điều kiện ở nơi thành lập ban chấp hành công đoàn.

- Với các chức danh trong ban chấp hành công đoàn, có hai loại cán bộ công đoàn: cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm. Với Cán bộ Công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ Tổ phó Công đoàn trở lên và được cấp có thẩm quyền của Công đoàn công nhận hoặc chỉ định. Như vậy, một người là cán bộ kiêm nhiệm thì dù có chức danh hay nghiệp vụ gì chỉ cần được đoàn viên tín nhiệm của công đoàn sẽ được bầu vào ban chấp hành.

Theo đó một người đang làm hiệu phó một trường trung học cơ sở công lập nếu đươc đoàn viên tín nhiệm thì vẫn được làm chủ tich công đoàn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Tư vấn hệ số phụ cấp đối với chủ tịch công đoàn công ty ?

Kính chào Công ty luật Minh Khuê ! Xin phép được hỏi luật sư vấn đề Công ty tôi đang vướng mắc : Công ty tôi là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Vừa qua, khi Chủ tịch công đoàn công ty nghỉ hưu, công ty đã kiện toàn và bổ sung chức danh Chủ tịch công đoàn công ty mới từ 01/11/2015. Có quyết định chấp thuận của Công đoàn ngành.

Nhưng trước đây, ông A giữ chức vụ Phó trưởng phòng, hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0.4. Vậy từ khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch công đoàn công ty, ông A hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm hay hệ số phụ cấp chức vụ. Vì còn liên quan đến việc khai báo BHXH . Theo tôi được biết thì BHXH chỉ công nhận cho tham gia hệ số phụ cấp chức vụ và Chủ tịch công đoàn phải do quyết định của Liên đoàn lao động thành phố. Còn Ông A là chủ tịch công đoàn do BCH Công đoàn cơ sở bầu ra thì hệ số phụ cấp không được tham gia đóng BHXH có đúng không?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Chủ tịch công đoàn trường học là gì

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến gọi : 1900.6162

Trả lời :

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau :

* Đối với hệ số phụ cấp trách nhiệm : mức phụ cấp trách nhiệm sẽ áp dụng cho các đối tượng theo Khoản 3 Mục II Quyết định 1439/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định chế độ phụ cấp cán bộ Công đoàn bao gồm :

+ Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở (Ban gồm cả công đoàn cơ sở bốn cấp).

+Chủ tịch Công đoàn bộ phận;

+Tổ trưởng công đoàn

Trước đây, ông A giữ chức vụ Phó trưởng phòng, hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0.4 ,từ khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch công đoàn công ty , mức phụ cấp trách nhiệm áp dụng cho Chủ tịch Công đoàn bộ phận mà hiện ông A giữu chức vụ Chủ tịch công đoàn công ty nên không thuộc đối tượng hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm.

Mặt khác , theo Mục 1 Phần I Quyết định 1439/QĐ-TLĐ quy định :" Phụ cấp cán bộ công đoàn theo Quy định này, bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm; Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn (cán bộ công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam).". Như vậy, ông A giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chứ không phải là phụ cấp chức vụ hay trách nhiệm.

* Chủ tịch công đoàn do BCH Công đoàn cơ sở bầu ra thì hệ số phụ cấp có được tham gia đóng BHXH không, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Mục 2 Phần I Quyết định 1439/QĐ-TLĐ quy định :" phụ cấp cán bộ công đoàn không tính để đóng và hưởng chế độ BHXH, BHYT. Khi thôi giữ chức vụ kiêm nhiệm, cán bộ công đoàn thì thôi hưởng phụ cấp cán bộ công đoàn từ tháng tiếp theo."

Trường hợp ông A kiêm nhiệm Chủ tịch Công đoàn tại Công ty, phụ cấp cán bộ công đoàn không được tính để đóng và hưởng chế độ BHXH, BHYT.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

5. Công đoàn có được kinh doanh tạo nguồn thu hay không ?

Kính chào Luật sư, Xin được hỏi công đoàn cơ sở tại công ty Cổ phần có được phép kinh doanh "có nguồn thu từ kinh doanh không? công đoàn cơ sở có con dấu, tài khoản riêng ?

Xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp là một thiết chế khá đặc biệt của hệ thống pháp luật Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là Công đoàn có được kinh doanh tạo nguồn thu hay không ? Luật Minh khuê sẽ tư vấn và giải đáp cụ thể về vấn đề này:

Theo Luật Công đoàn 2012, hiện không có quy định nào trực tiếp cấm công đoàn cơ sở không được kinh doanh, hơn nữa Điều 26 Luật này lại quy định tài chính công đoàn được hình thành từ những nguồn sau:

"Điều 26. Tài chính công đoàn

Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài."

Theo đó, Công đoàn được phép tạo nguồn thu từ hoạt động kinh tế.

Chào luật sư! Căn cứ theo lao động hiện có của doanh nghiệp là 9 người. Vậy có thành lập công đoàn cơ sở không? Nếu có thì căn cứ vào đâu? Trân trọng cảm ơn.

Về việc thành lập, gia nhập công đoàn cơ sở Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định cụ thể như sau:

"Điều 172. Thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

1. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.

2. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bị thu hồi đăng ký khi vi phạm về tôn chỉ, mục đích của tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 174 của Bộ luật này hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản.

3. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

4. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp".

Bên cạnh đó, Luật Công đoàn cũng quy định:

"Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam."

Như vậy, việc thành lập công đoàn trong doanh nghiệp là quyền của người lao động, không bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động về tổ chức công đoàn trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty Luật Minh Khuê.