Lạc tướng là chức danh thế nào

Sự giải thể của công xã thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn. Công xã nông thôn là một hình thái xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và quá độ sang xã hội có giai cấp. Căn cứ vào các di tích khảo cổ thời Hùng Vương từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ta thấy không những về mặt không gian có sự mở rộng dần và tập trung ở những vùng đồng bằng ven các con sông lớn Bắc bộ, Bắc Trung bộ mà các khu cư trú thường rộng lớn từ hàng nghìn mét vuông cho đến một vài vạn mét vuông và tầng văn hóa khá dày, nhất là giai đoạn Đông Sơn, khu cư trú được mở rộng hơn, có những khu cư trú rộng tới 250.000 m2. Những khu vực cư trú rộng lớn đó là những xóm làng định cư trong đó có một dòng họ chính và còn có một số dòng họ khác cùng sinh sống. Những xóm làng đó dựa trên cơ sở công xã nông thôn (bấy giờ gọi là kẻ, chiềng, chạ). Một công xã bao gồm một số gia đình sống trên cùng một khu vực, trong đó quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn trong công xã bên cạnh quan hệ địa vực (láng giềng). Sự ra đời của công xã nông thôn là một trong những tiền đề cho sự hình thành quốc gia và nhà nước. Nhân tố thuỷ lợi và tự vệ cũng đã đóng vai trò rất quan trọng đưa đến sự hình thành lãnh thổ chung và tổ chức nhà nước đầu tiên vào thời Đông Sơn. Từ trong cuộc đấu tranh để khắc phục những trở ngại của thiên nhiên (mưa nguồn, nước lũ, bão tố, phong ba, hạn hán) đòi hỏi mọi thành viên không phải chỉ có trong từng công xã, mà nhiều công xã phải liên kết với nhau để tiến hành các công trình tưới, tiêu nước, đảm bảo cho sự phát triển một nền kinh tế mà nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo. Nước ta lại ở vào vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, nằm trên các đầu mối giao thông thuỷ bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây như một đầu cầu từ biển cả tiến vào đất liền. Đây cũng là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa thuận lợi và cũng là nơi xảy ra nhiều đụng độ và nhiều mối đe doạ ngoại xâm. Yêu cầu liên kết, thống nhất lực lượng để tự vệ cũng không kém phần cấp thiết như yêu cầu liên kết để đấu tranh chống những trở ngại của thiên nhiên. Sự tăng nhanh về tỷ lệ vũ khí so với hiện vật trong các di tích từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, đã chứng tỏ một hiện tượng nổi lên ở cuối thời Hùng Vương là xã hội có nhiều mối đe doạ và xung đột. Trong hoàn cảnh như vậy, những yêu cầu nói trên đã có tác động đẩy mạnh sự quần tụ thống nhất cư dân sống trong các địa vực khác nhau có cùng tiếng nói và phong tục thành một cộng đồng cư dân thống nhất. Từ thực tế lịch sử đó, trải qua các thế hệ nối tiếp, ý thức xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó họ hàng, làng, nước được tăng cường. Điều đó, đã đưa đến sự liên minh giữa nhiều bộ lạc lớn với nhau (mà sử cũ gọi là 15 bộ) thành một lãnh thổ chung do bộ lạc Văn Lang làm trung tâm. Liên minh bộ lạc Văn Lang là ngưỡng cửa của một quốc gia đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Căn cứ vào phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn, chúng ta thấy trùng khớp với cương vực của Văn Lang thời Hùng Vương. Cương vực đó có 15 bộ lạc lớn, bên cạnh những bộ lạc nhỏ khác sinh sống, có mối quan hệ láng giềng chặt chẽ do có quá trình cùng chung sống bên nhau, có chung một số phận lịch sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển, đã dần dần tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một lối sống chung, văn hóa chung. Và như vậy, từ các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên thuỷ, bộ lạc đã hình thành các đơn vị hành chính (bộ) của một quốc gia cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội.

Nhà nước Văn Lang ra đời

Dựa vào tài liệu khảo cổ học, tài liệu thành văn (sử cũ của Trung Quốc và của nước ta) có thể sơ bộ phác hoạ cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp của bộ máy cai trị tương ứng với 3 cấp quan chức. Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Nước Văn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc). Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) cũng thế tập cha truyền con nối, còn gọi là phụ đạo, bố tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên ghi là kẻ, chạ, chiềng). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính (có nghĩa là già làng). Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn. Mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng. Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nghĩ rằng, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều hành xã hội. Sách Hậu Hán thư viết “luật Việt” khác luật Hán hơn mười việc”. Có lẽ “luật Việt” mà Mã Viện dùng là một thứ luật tục. Sử sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt. Đại việt sử lược ghi rằng: Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 tr.CN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn (505-462 tr.CN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo. Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII-VI tr.CN (ở giai đoạn Đông Sơn). Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn sơ khai và có phần sớm khi trong xã hội phân hóa chưa sâu sắc (như do tác động mạnh mẽ của yêu cầu thuỷ lợi và chống ngoại xâm thúc đẩy cho sự ra đời sớm) nhưng đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam- mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.

(Còn tiếp)

Tìm hiểu về chức vụ, chức danh

  • 1. Quy định về chức vụ và chức danh ?
  • 2. Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước
  • 3. Tiêu chuẩn chức danh Thủ Tướng Chính Phủ
  • 4. Công chức đang thi hành kỷ luật hình thức khiển trách ứng cử chức danh lãnh đạo ?
  • 5. Phân công chức danh Phụ trách phòng tài chính tổng hợp

1. Quy định về chức vụ và chức danh ?

Kính chào. Tôi muốn hỏi trong trường học, về mặt chính quyền thì từ giáo viên có được gọi là chức vụ không. Và về mặt đảng thì từ đảng viên có phải là chức vụ không. Về mặt đoàn thể gồm những chức vụ gì. Trưởng ban thanh tra nhân dân trong trường học có phải là chức vụ không ? Xin tư vấn cho tôi những chức vụ trong trường học về mặt chính quyền, đảng và đoàn thể để không bị nhằm lẫn ?

Xin cảm ơn.

- Lê Tuyết

Luật sư trả lời:

Chức danh là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị... hợp pháp công nhận. Ví dụ như giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân...

Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng... đối với một tập thể là đất nước. Giám đốc, trưởng phòng... đối với một tổ chức nào đó...

Từ hai khái niệm nêu trên bạn có thể thấy ví dụ cụ thể như giáo viên là chắc chắn là chức danh nhưng giáo viên đấy lại làm hiệu phó hoặc trưởng bộ môn thì hiệu phó và trưởng bộ môn đấy là chức vụ. Vậy nên không tách riêng chức danh với chức vụ hoàn toàn với một nghề nghiệp cụ thể.

Cũng từ đấy trong thắc mắc của bạn thì đảng viên là chức danh hay chức vụ thì ở đây đảng viên là chức danh nhưng đảng viên đấy làm bí thư chi bộ chẳng hạn thì bí thư chi bộ là chức vụ của đảng viên và chức danh vẫn chỉ là đảng viên.

Đoàn thể, cụ thể là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm nhiều chức vụ cụ thể từ trung ương đến địa phương. Chức danh thì họ đều là đoàn viên nhưng chức vụ thì được quy định khác nhau. Cụ thể người đứng đầu trong Đoàn thể là Bí thư trung ương Đoàn, còn ở các địa phương chức vụ cao nhất của Đoàn thể là Bí thư tỉnh đoàn. Chức vụ bí thư hoặc phó bí thư được gọi là chức vụ của đoàn viên.

Trưởng ban thanh tra như bạn nêu trong câu hỏi thì có thể nhận thấy trưởng ban thể hiện chức năng nhiệm vụ trong công việc nên đây là chức vụ đối với công việc đó.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.

2. Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước

Kính chào luật sư! Tôi có thắc mắc muốn hỏi điều này.Tôi cũng chỉ là người dân thường nên không hiểu biết về chính trị mặc dù đấy là việc của nước mình. Tôi muốn hỏi về tiêu chuẩn trở thành chủ tịch nước là gì ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định cụ thể về chức danh chủ tịch nước tại Chương VI của Hiến pháp năm 2013.

Cụ thể tại Điều 86 của Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Tại Điều 87 của Hiến pháp quy định cụ thể Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội đồng thời công tác của Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Điều 93 của Hiến pháp cũng quy định về việc Chủ tịch nước không làm việc trong thời gian dài hoặc bị khuyết chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Chủ tịch nước trở lại làm việc hoặc cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Tiêu chuẩn của Chủ tịch nước được quy định tại Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chủ tịch nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Quy định số 214-QĐ/TW. Cụ thể như sau:

"2.4. Chủ tịch nước

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định."

Như vậy, căn cứ quy định trên, Chủ tịch nước trước hết phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; trình độ; năng lực và uy tín; sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm. Đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu đối với chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các yếu tố cụ thể khác như về tố chất, khả năng lãnh đạo, điều hành, kinh nghiệm đảm nhận các vị trí, chức danh nhất định,..

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về tiêu chuẩn cụ thể đối với Chủ tịch nước. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 90-QĐ/TW năm 2017.

3. Tiêu chuẩn chức danh Thủ Tướng Chính Phủ

Kính chào Luật sư. Tôi muốn hỏi về thủ tướng chính phủ cần những tiêu chuẩn gì để được giữ chức thủ tướng. Có quy định cụ thể về tiêu chuẩn thủ tướng chính phủ để người dân có thể tìm hiểu rõ được không thưa luật sư.

Tôi ở quê nên chỉ có thể xem ti vi nghe thông tin thời sự biết người này người kia làm thủ tướng, làm chủ tịch nước này kia mà tôi và mọi người ở quê không ai hiểu tiêu chí nào để có thể làm thủ tướng. Dân chúng tôi tuy không được học hành cao nhưng rất tin tưởng vào chính sách của đảng và nhà nước nên rất có mong muốn tìm hiểu về tiêu chuẩn các chức danh mong luật sư tư vấn cho tôi về thủ tướng chính phủ ?

Xin cám ơn luật sư nhiều!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thủ tướng Chính phủ (thường được gọi tắt là Thủ tướng) là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Theo Quy định 214-QĐ/TW, tiêu chuẩn chức danh Thủ tướng Chính phủ gồm có:

- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Ngoài ra, cần có những phẩm chất, năng lực:

+ Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.

+ Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.

+ Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước.

+ Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

+ Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương.

+ Tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.Hy vọng đây là bài viết đã giúp trả lời được các thắc mắc của người dân có nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn các chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư.

4. Công chức đang thi hành kỷ luật hình thức khiển trách ứng cử chức danh lãnh đạo ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi hiện đang là công chức của một xã, trong năm 2016 vì sơ suất trong công việc nên khi đoàn kiểm tra cấp tỉnh kiểm tra ở xã tôi thì ở lĩnh vực tôi phụ trách có xẩy ra một số lỗi và đoàn kiểm tra đã kiến nghị ubnd huyện xem xét xử lý kỷ luật.Kết quả bản thân tôi bị hội đồng kỷ luật của huyện bỏ phiếu hình thức kỷ luật khiển trách. Đến tháng 02/2018 thì chủ tịch ubnd huyện ký quyết định thi hành kỷ luật tôi với hình thức khiển trách. Nay chuẩn bị tiến hành đại hội hội nông dân xã nhiệm kỳ 2018 - 2023, tôi có nguyện vọng xin chuyển đổi vị trí công tác sang làm chủ tịch hội nông dân xã.

Vậy bản thân tôi đang thi hành kỷ luật hình thức khiển trách thì việc ban chấp hành hội nông dân và đảng ủy xã giới thiệu tôi để chuẩn bị công tác nhân sự cho đại hội bầu chức danh chủ tịch hội nông dân xã nhiệm kỳ 2018 - 2023 có vi phạm điều lệ đảng và các quy định hiện hành hay không.

Nếu được đại hội bầu trúng cử chức danh chủ tịch hội nông dân xã, thì việc phê chuẩn kết quả bầu cử có gặp trở ngại về các quy định hành chính hiện nay hay không ?

Xin trân trọng cảm ơn luật sư.

- Ngô Xuân Hoàng

Luật sư trả lời:

Theo Điểm g, Khoản 2, Điều 61,Luật Cán bộ, Công chức năm 2008quy định:

‘’ 2. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);’’

Như vậy chức vụ bạn muốn ứng cử được xếp vào cán bộ cấp xã.

Do vậy việc ban chấp hành hội nông dân và đảng ủy xã giới thiệu bạn để chuẩn bị công tác nhân sự cho đại hội bầu chức danh chủ tịch hội nông dân xã nhiệm kỳ 2018 - 2023 có vi phạm quy định hay gặp trở ngại gì không thì phụ thuộc vào điều lệ của Hội nông dân Việt Nam. Nếu điều lệ của Hội Nông dân Việt Nam không quy định cấm người đang bị kỷ luật ứng cử làm chủ tịch Hội nông dân xã thì việc ban chấp hành hội nông dân và đảng ủy giới thiệu bạn không vi phạm quy định và bạn hoàn toàn có thể ứng cử.

5. Phân công chức danh Phụ trách phòng tài chính tổng hợp

Xin chào luật sư. Xin luật sư tư vấn cho em tình huống sau: Ở một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trực thuộc một sở của tỉnh. Vào giữa năm 2015 sở nội vụ kiểm tra về việc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại ở đơn vị và phát hiện trưởng phòng hành chánh - tổng hợp đang chức không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương trên địa bàn tỉnh của ubnd tỉnh và quy chế của sở chủ quản như: không có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác được giao, không có ngạch chuyên viên và tương đương, không có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ b, không có chứng chỉ tin học trình độ a nên đã đề nghị thu hồi quyết định bổ nhiệm. Tuy nhiên sau đó giám đốc lại giao phân công phụ trách phòng, vẫn điều hành và ký tất cả các văn bản của đơn vị như cũ, nhưng dưới phần tl.

Giám đốc lại in mộc là phụ trách phòng hành chánh - tổng hợp và ký tên đóng dấu đơn vị. Xin hỏi luật sư là có chức danh phụ trách phòng hay không (khi phòng vẫn có người đang giữ chức vụ phó phòng có quyết định bổ nhiệm hẳn hoi) và có được ký tên để ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của phòng cũng như ký tắt các quyết định để trình giám đốc ký ?

Xin trân trọng cảm ơn luật sư.

Luật sư trả lời:

Những thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, nên Chúng tôi không thể đưa ra ý kiến tư vấn cụ thể. Chúng tôi xin tư vấn dựa trên thông tin sẵn có.

Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ví dụ như: Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư cấp tỉnh, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cấp tỉnh ...

Mỗi một đơn vị sự nghiệp đều có cơ cấu tổ chức và quy định về nhiệm vụ quyền hạn của từng chức danh riêng. Do đó để giải quyết được vấn đề trên, bạn cần tìm hiểu quy định về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp mình do Sở hướng dẫn.

Điều 2 Thông tư 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Sở nông nghiệp và phát triển nông thông:

26. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

27. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Ví dụ: Đối với Trung tâm khuyến nông quốc gia có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu, cụ thể:

Điều 3 Quyết định 1816/QĐ-BNN-TCCB quy định về tổ chức bộ máy:

1. Lãnh đạo:

a) Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng bổ nhiệm.

b) Giám đốc Trung tâm điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm.

c) Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm:

a) Phòng Kế hoạch tổng hợp;

b) Phòng Tài chính;

c) Phòng Thông tin và tuyên truyền;

d) Phòng Đào tạo và huấn luyện;

đ) Phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật;

e) Bộ phận thường trực tại Nam bộ, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh;

f) Bộ phận thường trực tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.

3. Các đơn vị trực thuộc Trung tâm:

a) Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ (được thành lập trên cơ sở Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long);

b) Các đơn vị khác được thành lập và hoạt động trên cơ sở đề án do Trung tâm xây dựng và trình Bộ phê duyệt;

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia quy định nhiệm vụ, bố trí biên chế phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; xây dựng trình Bộ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Quy chế quản lý và điều hành Quỹ hoạt động khuyến nông theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Minh Khuê