Có nên học 2 ngôn ngữ cùng lúc

Ngày nay tiếng Anh là một ngoại ngữ rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Còn có những ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh mà nhiều người muốn học thêm. Và có lẽ bạn đang băn khoăn không biết có nên học 2 ngoại ngữ cùng lúc hay không? Học như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Dưới đây sẽ mang đến cho bạn một vài lời khuyên rất bổ ích!

Chúng ta có nên học 2 ngoại ngữ cùng lúc hay không?

1. Lợi ích

Khi bạn đã nắm khá vững một loại ngoại ngữ thì việc học thêm ngoại ngữ thứ hai là chuyện không khó bởi bản thân bạn đã có phương pháp để học. Đa số các bạn học sinh sinh viên ngày nay học tiếng Anh như ngoại ngữ chính. Và sau đó sẽ học thêm một số ngôn ngữ khác phổ biến như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung.

Học một ngôn ngữ khác bằng sách song ngữ với tiếng Anh sẽ khá thú vị. Tuy không thể tránh khỏi không ít cách diễn đạt hay từ mới không hoàn toàn tương đồng ở giữa hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, chỉ cần vốn Tiếng Anh của bạn vững thì không phải sợ ảnh hưởng bởi ngôn ngữ khác.

Mặt khác, khi bạn học đồng thời hai hoặc ba thứ tiếng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và nhanh chóng đạt được mục đích của mình nếu như có một phương pháp học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc phù hợp. Có sự liên hệ hợp lý, khoa học đồng thời các ngôn ngữ khác nhau sẽ giúp cho bạn nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình một cách tốt nhất.

2. Khó khăn

Bất cập đầu tiên của việc học 2 ngoại ngữ cùng lúc đó là mệt mỏi và nhiều áp lực. Ngoài ra nhiều người còn không có thời gian để thực hành những ngoại ngữ đang học, thời gian nghỉ ngơi hay giao lưu với bạn bè cũng bị ít đi.

Bên cạnh đó, có nhiều thứ tiếng không có tính ứng dụng cao, nhất là các ngôn ngữ “hiếm” như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý,... Một số người theo học ngoại ngữ vì yêu thích. Song cũng có nhiều người chỉ học theo đám đông, thấy bạn bè học thì cũng học theo. Có nhiều bạn học ngoại ngữ vì đó chỉ là sở thích nhất thời dù cho nó không có tính ứng dụng cao.

Bất cập đầu tiên của việc học 2 ngoại ngữ cùng lúc đó là mệt mỏi và nhiều áp lực

Trong khi đó, những ngoại ngữ không thông dụng và cần thiết cho công việc sau này lại không được nhiều bạn đầu tư nhiều. Tất nhiên việc biết thêm nhiều ngoại ngữ thì càng tốt, nhưng có nên học 2 ngoại ngữ cùng lúc hay chỉ khiến bạn tốn tiền và còn lãng phí thêm thời gian. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học của chính mình.

3. Lựa chọn ra một phương pháp học phù hợp

Học và biết nhiều ngoại ngữ chính là bước đệm quan trọng cho mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp. Có nhiều người theo học ngoại ngữ nhưng số người biết được phương pháp học hiệu quả, không ảnh hưởng đến các hoạt động khác thì không có nhiều.

Học ngoại ngữ cần phải trau dồi về vốn từ cũng như kết hợp với thực hành tốt. Thay vì bạn bỏ hàng giờ ngồi đọc những cấu trúc cũng như cấu trúc ngữ pháp,... bạn hãy tham gia vào những CLB tiếng Anh, tiếng Trung,... Ở đó bạn không chỉ nâng cao được phản xạ khi nói chuyện với người nước ngoài mà còn luyện tập được khả năng nghe, nói để trau dồi thêm vốn từ của người bản địa, nâng cao kỹ năng giao tiếp,..

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải sắp xếp thời gian hợp lý và cân bằng giữa việc học chính và việc học thêm ngoại ngữ.

4. Kỹ năng lựa chọn ngôn ngữ phù hợp

Hãy xác định trước điều này và tìm hiểu sơ phương pháp, kỹ năng, từ vựng và ngữ pháp cơ bản. Hiện nay có rất nhiều ngoại ngữ lạ và sẽ có nhiều bạn học theo trào lưu nhưng chỉ được một thời gian sẽ chán vì không có khả năng học tốt. Mỗi thứ tiếng đều có một mức độ khó khác nhau về ngữ pháp cũng như từ vựng. Nếu bạn là người có trí nhớ không được tốt, nên tránh việc học những ngôn ngữ không phải ký tự La Tinh (tiếng Trung, Hàn, Nhật,...). Nếu bạn là người thiếu tập trung thì nên tránh việc học những ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp phức tạp (tiếng Ý, Pháp,..).

Bạn là người có trí nhớ không được tốt - tránh việc học những ngôn ngữ không phải ký tự La Tinh

Khi có đam mê, nó sẽ là động lực để bạn có thể học tốt ngoại ngữ đó. Nếu như bạn thật sự yêu thích thì bạn mới có thể “bám trụ” lâu dài với ngôn ngữ này. Việc học ngoại ngữ chính là việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực và có mục đích nhất định (học để tìm hiểu về đất nước đó, để mở mang kiến thức, để giao tiếp, để đi du học, để đi làm,...). Hãy tìm cho mình một lý do thật sự chính đáng khi bắt đầu học một ngôn ngữ bất kỳ. Chỉ có như vậy bạn mới xác định được bạn hợp với ngoại ngữ nào và sẽ có phương pháp học phù hợp nhất.

Khi học về ngôn ngữ của một đất nước, bạn phải tìm hiểu luôn về văn hóa cũng như con người ở nơi đây. Vì việc học ngoại ngữ là để giao tiếp và ứng dụng. Bạn hãy tìm hiểu về văn hóa của những quốc gia mà bạn cảm thấy thích thú. Khi bạn thấy đất nước nào có nền văn hóa đúng với sở thích của bạn, khiến bạn cảm thấy thích thú tìm hiểu, hãy chọn lọc ngôn ngữ của đất nước đó.

Caption

Mọi ngôn ngữ nếu không có thực hành đi chung bạn sẽ rất dễ quên. Nếu bạn thích làm việc tại một công ty Pháp, hãy học tiếng Pháp. Nếu như bạn có ý định sinh sống ở Nga một thời gian, hãy học tiếng Nga. Tóm lại hãy tìm hiểu sự liên kết ở giữa bạn với ngôn ngữ đó.

Sau khi giành một khoảng thời gian để học ngoại ngữ, bạn sẽ gặt hái được gì? Và có nên học 2 ngoại ngữ cùng lúc hay không? Hãy thử liệt kê ra những lợi ích mà bạn sẽ có được. Chẳng hạn như rèn luyện thêm kỹ năng, hiểu thêm về các nền văn hóa, tăng cơ hội xin việc, học tập dễ dàng hơn,... Còn nếu như bạn học chỉ vì “bạn bè cũng đi học”, “học thư cho biết, cho oai”,... thì sẽ khó để có thể gắn bó lâu dài.

Sau khi giành một khoảng thời gian để học ngoại ngữ, bạn sẽ gặt hái được gì?

Nói tóm lại, có nên học 2 ngoại ngữ cùng lúc không thì ban đầu bạn hãy tự vạch ra cho mình một lộ trình học những ngoại ngữ dễ học nhất và phương pháp học cụ thể. Nhớ theo sát lộ trình đó và dành ra thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Đừng để bản thân “tẩu hỏa nhập ma” vì học tập quá sức!

Xem thêm:

Có nên học 2 ngôn ngữ cùng lúc

Bờ Ru Xờ

27/01/2020 16:46:42

Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Ngoài tiếng Anh, nhiều người còn muốn học thêm một hoặc một vài thứ tiếng khác. Các bạn băn khoăn không biết có nên học đồng thời nhiều thứ tiếng? Ngoài tiếng Anh, mình nên học thêm ngoại ngữ gì thì phù hợp? Và nên học như thế nào để đạt hiệu quả cao? Dưới đây sẽ là một vài lời khuyên bổ ích cho bạn.

Có nên học 2 ngôn ngữ cùng lúc

Lợi ích

Khi bạn đã nắm khá vững một ngoại ngữ rồi, việc học thêm ngoại ngữ thứ hai là không khó, bởi bản thân đã có phương pháp học tiếng. Đa số các bạn sinh viên hiện nay học tiếng Anh là ngoại ngữ chính, và sau đó học thêm một ngoại ngữ cũng phổ biến khác như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung… 

Học một ngoại ngữ khác bằng sách song ngữ với tiếng Anh khá thú vị, tuy không thể tránh khỏi không ít cách diễn đạt hay từ mới không hoàn toàn tương đồng giữa hai ngôn ngữ. Song, chỉ cần có vốn tiếng Anh vững thì không sợ ảnh hưởng bởi ngôn ngữ khác. 

Mặt khác, khi học đồng thời hai, ba thứ tiếng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình nếu có phương pháp học phù hợp. Có sự liên hệ hợp lý, khoa học khi học đồng thời các ngoại ngữ khác nhau sẽ giúp bạn nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình một cách tốt nhất.

Khó khăn

Bất cập đầu tiên có thể nhận thấy khi học nhiều ngoại ngữ cùng lúc là sự mệt mỏi và áp lực. Ví dụ như trường hợp của Diệu Linh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Từ khi đăng kí theo học lớp tiếng Trung và tiếng Anh, lịch học của Linh luôn dày đặc vì phải học 3 ca/ngày, cô bạn còn có ý định đi học tiếng Đức và tiếng Ý. Buổi sáng học trên lớp, buổi chiều học tiếng Anh, buổi tối học tiếng Trung nên ngày nào đến lớp Linh cũng ở trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ. Linh tâm sự: “Có hôm đến lớp mình chỉ ngủ thôi, vì tối đi học về cũng gần 10h, rồi lại làm bài tập nữa nên sáng nào đi học cũng buồn ngủ”. Học trên lớp đã vậy, tại các trung tâm, tình hình cũng không được cải thiện là bao. Linh cho biết: “Ở lớp tiếng Trung của mình, nhiều bạn cũng chạy sô với lịch học, đến lớp tranh thủ ăn, tranh thủ ngủ cho đỡ mệt”.

Có nên học 2 ngôn ngữ cùng lúc

Không chỉ có mệt mỏi, nhiều người không còn thời gian để thực hành những ngoại ngữ đang học, ít có thời gian nghỉ ngơi, giao lưu với bạn bè. Quỳnh Nga – bạn học tiếng Anh với Linh cho hay: “Có hôm, tớ về nhà người mệt rũ, không muốn làm gì, tắm giặt xong là đi ngủ, bỏ cả bài tập trên lớp chính”.

Bên cạnh đó, nhiều thứ tiếng không có tính ứng dụng cao, nhất là các loại ngoại ngữ “hiếm” như tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha... Một số người học ngoại ngữ vì yêu thích song có nhiều người đi học theo đám đông, thấy bạn bè học thì cũng học. Có nhiều bạn, học ngoại ngữ vì sở thích nhất thời dù nó không có tính ứng dụng cao. Trong khi đó, những ngoại ngữ thông dụng, cần thiết cho công việc sau này lại không được các bạn đầu tư nhiều. Tất nhiên việc biết nhiều ngoại ngữ thì càng tốt, nhưng việc học nhiều ngoại ngữ cùng lúc không chỉ khiến bạn tốn tiền mà còn lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học chính của mình.

Lựa chọn phương pháp học phù hợp

Học và biết nhiều ngoại ngữ là bước đệm quan trọng cho mỗi sinh viên trước khi ra trường. Có nhiều người học ngoại ngữ song số người biết phương pháp học hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác thì không nhiều. 

Học ngoại ngữ cần phải trau dồi vốn từ và kết hợp với thực hành tốt. Thay vì bạn bỏ hàng giờ ngồi đọc những cấu trúc câu, cấu trúc ngữ pháp… bạn hãy tham gia vào những câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Trung… Ở đó, bạn không chỉ được nâng cao phản xạ khi nói chuyện với người nước ngoài mà còn được luyện nghe, nói, trau dồi thêm vốn từ của người bản địa, nâng cao kĩ năng giao tiếp…

Bên cạnh đó, bạn cần phải sắp xếp thời gian hợp lí, cần cân bằng giữa công việc học chính tại trường và việc học thêm nhiều ngoại ngữ. Bạn Lan Anh – ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cho hay: “Theo kinh nghiệm của mình, muốn học ngoại ngữ thì nên chuyên sâu về một hoặc hai loại nào đó, không nên học lan man, vừa tốn tiền lại không đem lại kết quả. Hơn nữa, nên lựa chọn những loại ngoại ngữ phổ biến, thông dụng và có tính ứng dụng cao”.

Kỹ năng chọn ngoại ngữ phù hợp

Khả năng của bạn đến đâu?

Hãy xác định trước điều này và tìm hiểu sơ về phương pháp học, kĩ năng học, các từ vựng, ngữ pháp cơ bản. Hiện nay có rất nhiều ngoại ngữ lạ và nhiều bạn thường thích học theo trào lưu, nhưng được một thời gian thì chán vì không có khả năng học tốt. Mỗi thứ tiếng có mức độ khó khác nhau về ngữ pháp và từ vựng. Nếu bạn là một người có trí nhớ không tốt, tránh học những ngôn ngữ không phải kí tự La-tinh (Trung Quốc, Nhật, Hàn…). Nếu bạn là một người thiếu tập trung, tránh học những ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp phức tạp (Pháp, Ý…)

Bạn có thật sự đam mê và yêu thích?

Khi có đam mê, đó sẽ là động lực để bạn học tốt ngoại ngữ đó. Nếu bạn thật sự yêu thích bạn mới có thể “bám trụ” lâu dài với ngôn ngữ này. Việc học ngoại ngữ đòi hỏi cần kiên nhẫn, nỗ lực, và có mục đích nhất định (học để tìm hiểu về nước đó, để đi du học, để mở mang kiến thức, để giao tiếp, để đi làm…). Hãy tìm một lí do thật sự chính đáng để bạn học một ngôn ngữ bất kì. Có như vậy bạn sẽ xác định được bạn thích hợp với ngoại ngữ nào.

Bạn hiểu về văn hóa nước đó đến đâu?

Khi học ngôn ngữ của một nước, bạn phải hiểu luôn về văn hóa và con người của quốc gia đó. Vì việc học ngoại ngữ là để giao tiếp, ứng dụng. Hãy tìm hiểu về văn hóa của những nước mà bạn cảm thấy thích. Khi bạn thấy nước nào có nền văn hóa đúng sở thích của bạn, khiến bạn cảm thấy hứng thú tìm hiểu, hãy chọn học ngôn ngữ của nước đó.

Có nên học 2 ngôn ngữ cùng lúc

Mức độ ứng dụng ra sao?

Mọi ngôn ngữ, nếu không có sự thực hành, bạn sẽ rất dễ quên. Nếu bạn thích làm cho một công ty Pháp, hãy học tiếng Pháp. Nếu bạn có ý định sống ở Nga một thời gian, hãy học tiếng Nga. Tóm lại, hãy tìm sự liên hệ giữa bạn và ngôn ngữ bạn chọn.

Bạn sẽ thu được những lợi ích gì?

Sau khi bỏ thời gian để học ngoại ngữ đó, bạn sẽ được gì? Hãy thử liệt kê ra những lợi ích mà bạn có được. Chẳng hạn như rèn luyện kĩ năng, hiểu thêm về văn hóa, cơ hội xin việc làm tốt hơn, việc học tập dễ dàng hơn. Còn nếu bạn học chỉ vì “bạn bè ai cũng đi học”, “muốn học thử cho biết”, “học để ra oai” thì khó gắn bó lâu dài.

Ban biên tập Cổng thông tin Tư Vấn Hỗ Trợ - www.tuvanhotro.vn