Công nhân viên quốc phòng là gì năm 2024

Công nhân viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.

1.

Công nhân viên chức quốc phòng được tuyển chọn vào làm việc trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

National defense workers and officials are recruited to work in the People's Army of Vietnam.

2.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc bố trí sử dụng công nhân viên chức quốc phòng.

The Minister of National Defense shall stipulate the arrangement and use of National defense workers and officials.

Dưới đây là bảng lương công nhân viên chức quốc phòng năm 2023 do LuatVietnam tổng hợp khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2023 và không cải cách tiền lương.

Công nhân quốc phòng là ai? Điều kiện tuyển dụng thế nào?

Khoản 2 Điều 3 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nêu rõ:

Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.

Theo đó, điều kiện tuyển chọn, tuyển dụng công nhân, viên chức quốc phòng được nêu tại Điều 28 Luật này như sau:

Tuyển chọn

- Sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp khi chức vụ, chức danh đang đảm nhận không còn nhu cầu bố trí.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ.

Tuyển dụng

- Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng được tuyển chọn vào công nhân, viên chức quốc phòng.

- Thường trú trên lãnh thổ Việt Nam.

- Có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Có các tiêu chuẩn: Phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng, tự nguyện phục vụ quân đội; có văn bằng, chứngchir chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm với công nhân quốc phòng hoặc viên chức quốc phòng.

Đặc biệt, công nhân quốc phòng được xếp loại thành 03 loại:

- Loại A: Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành/kỹ sư thực hành.

- Loại B: Người có bằng tốt nghiệp trung cấp và trình độ kỹ năng nghề tương ứng.

- Loại C: Có chứng chỉ sơ cấp và trình độ kỹ năng nghề tương ứng.

Công nhân viên quốc phòng là gì năm 2024

Như vậy, có thể thấy, công nhân quốc phòng ngoài có bằng cấp, văn bằng phù hợp thì còn phải có trình độ kỹ năng nghề tương ứng với loại được tuyển chọn, tuyển dụng.

Lương công nhân viên chức quốc phòng năm 2023​

Trước đó, theo tinh thần tại Nghị quyết 27 năm 2018 về cải cách tiền lương, lương công nhân, viên chức quốc phòng sẽ không còn được tính theo hệ số và mức lương cơ sở mà sẽ có một bảng lương riêng dành cho đối tượng này.

Trong đó, bảng lương mới sẽ giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang với công chức hành chính hiện nay.

Tuy nhiên, tại Nghị quyết 69/2022/QH15, Quốc hội đã "chốt" lùi thời điểm cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp nhưng có điều chỉnh mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2023. Do đó, lương công nhân viên chức quốc phòng năm 2023 vẫn đang áp dụng theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó: Hệ số lương của công chức, viên chức quốc phòng được nêu tại Nghị định 19/2017/NĐ-CP và mức lương cơ sở hiện vẫn đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng từ 01/7/2019 đến hết 30/6/2023; từ 01/7/2023 trở đi sẽ áp dụng mức mới là 1,8 triệu đồng/tháng (theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Sáng 10-6, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phối hợp cùng Ban soạn thảo của Bộ Quốc phòng đã tổ chức Phiên họp lấy ý kiến về một số nội dung dự án Pháp lệnh Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và cho ý kiến tại Phiên họp.

Phát biểu khai mạc Phiên họp, ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhấn mạnh trọng tâm của phiên họp này là tập trung thảo luận, cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh.

Báo cáo tại phiên họp, Ban soạn thảo của Bộ Quốc phòng đã tiến hành khảo sát tại 24 đơn vị thuộc khối bộ đội chủ lực, bội đội địa phương, đơn vị sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm chiến đấu. Hồ sơ của Pháp lệnh đã được gửi tới 64 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 10 Bộ, ngành liên quan.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, có 2 đối tượng không phải là quân nhân nhưng phục vụ trong quân đội nhân dân, Bộ Quốc phòng là công nhân và viên chức. Hiện tại, Luật đã thông qua và các luật đang được lấy ý kiến chờ thông qua có quy định liên quan đến đối tượng là công chức quốc phòng, viên chức quốc phòng. Thực tế cũng đang tồn tại 2 loại đối tượng này nhưng chưa được phân biệt rõ để đảm bảo yêu cầu quản lý, chỉ huy và thực hiện chế độ, chính sách. Phát biểu tại Phiên họp, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cho biết, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã thống nhất tên gọi của Pháp lệnh là Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng.

Công nhân viên quốc phòng là gì năm 2024

Toàn cảnh phiên họp.

Theo đó, đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Đóng góp ý kiến tại Phiên họp, các đại biểu đều cho rằng cần làm rõ khái niệm quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng. Các đại biểu cũng cho rằng cần thiết phải điều chỉnh bằng Pháp lệnh riêng với những đối tượng phục vụ trong quân đội nhưng không phải quân nhân để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phát biểu tại Phiên họp, Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, Chính ủy Quân chủng Phòng không ‒ Không quân cho rằng, công nhân quốc phòng là những người trực tiếp tham gia sản xuất, sửa chữa trong các nhà máy, xí nghiệp. Viên chức quốc phòng là những người làm trong khối văn phòng, bảo mật… Và QNCN là quân nhân, được đào tạo chính quy trong quân đội, đó là những kỹ thuật viên, chiến đấu viên… Chỉ nên quy định chức danh QNCN ở các đơn vị phục vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và trực tiếp chiến đấu. Ý kiến của Trung tướng Nguyễn Văn Thanh cũng được nhiều đại biểu tán thành. Các đại biểu cũng cho rằng, trong Pháp lệnh cần có đặc thù của các quân, binh chủng; có đặc thù về độ tuổi ngay trong Pháp lệnh để các văn bản dưới luật tránh vận dụng. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay đối tượng là QNCN chỉ đến 50-52 tuổi là nghỉ hưu trong khi vẫn còn sức khỏe và kinh nghiệm, như vậy sẽ rất lãng phí nguồn lực. Mặt khác, pháp lệnh cũng cần có cơ chế để thu hút được người tài phục vụ trong quân đội…

Theo kế hoạch, Pháp lệnh này sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào tháng 8-2015.

Lao động quốc phòng là gì?

Động viên quốc phòng là tổng thể những hoạt động và biện pháp nhằm huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc của một số địa phương để phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Định nghĩa động viên quốc phòng là gì này được nêu tại khoản 1 Điều 11 Luật Quốc phòng năm 2018.

Quân nhân chuyên nghiệp được giữ chức vụ gì?

Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

VCQP là gì?

Do QNCN, CN, VCQP đều là công dân tự nguyện phục vụ trong tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phải chịu sự quản lý, sử dụng và chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân nhân là làm gì?

Quân nhân là một thuật ngữ gọi chung cho những người phục vụ trong Lực lượng vũ trang của một quốc gia nói chung, trong một đơn vị quân đội nói riêng. Danh xưng này không được áp dụng cho bên Công an, Cảnh sát hay người phục vụ trong ngành An ninh.