Công văn 1073 thanh toán haonf tạm ứng ngân sách năm 2024

Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014; Công văn số 5167/BTC-ĐT ngày 22/4/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2014 và Kết luận của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại cuộc họp Giao ban Lãnh đạo Bộ ngày 12/8/2014, Bộ yêu cầu:

1. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ chỉ được thực hiện khối lượng theo mức vốn kế hoạch được giao, để không gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

Việc thanh toán và tạm ứng vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư phải căn cứ vào khối lượng thực hiện. Đối với các dự án chưa có khối lượng thực hiện, việc tạm ứng theo quy định tại mục 2 của Công văn này. Việc thanh toán và tạm ứng tiếp chỉ thực hiện sau khi thanh toán khối lượng hoàn thành.

2. Việc tạm ứng theo hợp đồng giữa chủ đầu tư cho nhà thầu được thực hiện theo quy định hiện hành; tổng mức vốn tạm ứng của các hợp đồng thực hiện trong năm tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm xác định mức tạm ứng cho từng hợp đồng cụ thể, đảm bảo mức tạm ứng của cả dự án theo quy định nêu trên.

Trường hợp dự án được bố trí kế hoạch vốn mà mức vốn tạm ứng không đủ theo hợp đồng, sau khi đã thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi toàn bộ hoặc một phần số vốn đã tạm ứng lần trước, theo đề nghị của chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước tạm ứng tiếp cho dự án (tổng số vốn đã tạm ứng không vượt mức quy định của hợp đồng). Tổng số dư vốn tạm ứng chưa thu hồi tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án.

Mức tạm ứng khống chế nêu trên là theo kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án. Trường hợp dự án được điều chỉnh kế hoạch thì mức tạm ứng trên cơ sở kế hoạch điều chỉnh.

3. Các chủ đầu tư khẩn trương đôn đốc các nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và nghiệm thu khối lượng hoàn thành, kịp thời làm thủ tục hồ sơ thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước, không để dồn khối lượng hoàn thành mới làm hồ sơ thanh toán vào những tháng cuối năm. Việc tạm ứng cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

4. Việc bảo lãnh tạm ứng vốn được thực hiện theo Công văn số 1267/BTC-ĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính về việc thanh toán vốn đầu tư theo quy định tại Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính phủ.

5. Kế hoạch vốn năm 2014 chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến 31/12/2014; thời hạn kho bạc nhà nước thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31/01/2015. Thời gian thanh toán tạm ứng đến 31/12/2014 (trừ trường hợp thanh toán tạm ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng thì được thực hiện đến ngày 31/1/2015).

6. Đến hết ngày 15/8/2014 Bộ còn 42 dự án có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư năm 2014 dưới 40% kế hoạch vốn năm (Chi tiết theo phụ lục đính kèm).

Vì vậy, để đảm bảo giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2014 đã được giao Bộ yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương báo cáo về Bộ (Vụ Kế hoạch – Tài chính) trước ngày 10/10/2014 tình hình triển khai thực hiện dự án, kết quả giải ngân vốn năm 2014 đến thời điểm 30/9/2014, ước khối lượng thực hiện và dự kiến giải ngân đến hết năm 2014. Nếu các chủ đầu tư không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng tỷ lệ giải ngân đến thời điểm 30/9/2014 chưa đạt 60% kế hoạch vốn năm 2014 thì Bộ sẽ xem xét điều chuyển vốn cho các dự án khác có khả năng thực hiện và có nhu cầu vốn cấp bách hơn.

Xin được hỏi về vấn đề tạm ứng và thanh toán tạm ứng qua KBNN đối với các khoản chi thường xuyên không có hợp đồng tại cơ quan hành chính sử dụng NSNN, cụ thể như sau: Căn cứ Điều 7, khoản 3, điểm a, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính thì: “Thanh toán tạm ứng: Đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện thanh toán tạm ứng với KBNN nơi giao dịch ngay sau khi khoản chi tạm ứng đã hoàn thành có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán; cụ thể như sau: a) Đối với các khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi Hợp đồng đến KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng” và gạch đầu dòng thứ hai, điểm c “Tất cả các khoản đã tạm ứng (kể cả tạm ứng bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản) để chi theo dự toán NSNN đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán được xử lý theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và Điều 26 Thông tư số 342/2017/TT-BTC”. Đơn vị hiểu là: Ví dụ, ngày 01/7/2021 đơn vị rút tạm ứng tiền mặt về quỹ 10 triệu đồng mục công tác phí, ngày 20/7/2021, phát sinh chi phí công tác phí tại đơn vị là 5 triệu đồng, ngày 30/7/2021, đơn vị lập hồ sơ thanh toán tạm ứng với KBNN 5 triệu, số dư 5 triệu đồng tạm ứng còn lại được để lại tại đơn vị. Căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 42, Nghị định 163/2016/NĐ-CP, nếu đến cuối năm, hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà chưa chi 5 triệu đồng đã tạm ứng ở mục CTP này thì đơn vị mới phải đem nộp lại KBNN. KBNN hiểu là: trong trường hợp trên, đến ngày 31/8/2021, nếu đơn vị vẫn chưa đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán thì phải nộp lại tiền đã tạm ứng, nghĩa là chỉ căn cứ điểm a, của khoản 3, điều 7, TT62 “đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng” và hiểu thanh toán ở đây là thanh toán hết toàn bộ số tiền đã tạm ứng. Như vậy, đơn vị hiểu đúng hay KBNN hiểu đúng quy định về tạm ứng và thanh toán tạm ứng tại Thông tư 62/2020/TT-BTC?

20/09/2021