Đánh cầu lông bao nhiêu lần 1 tuần?

Đánh cầu lông là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe và thể lực của con người, nhưng không phải ai cũng biết cách đánh cầu lông đúng cách bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật đánh cầu lông đúng cách.

Thế nào là đánh cầu lông đúng kỹ thuật?

Khi chơi cầu lông việc đầu tiên ta cần đánh cầu lông sao cho đúng kỹ thuật đó là cách ghi điểm chủ yếu mà hầu hết các vận động viên yêu thích bộ môn cầu lông đều biết. Tuy nhiên để đánh cầu lông chính xác và đúng kỹ thuật không phải là đơn giản và dễ dàng.

Đánh cầu lông bao nhiêu lần 1 tuần?

Kỹ thuật đánh cầu lông đúng cách và hiệu quả

Khi chơi cầu lông người chơi hay đánh cầu lông từ trên cao làm cho quả cầu bay đi nhanh qua phần sân đối thủ theo chiều hướng từ trên cắm xuống dưới. Đó là một trong những kỹ thuật đập cầu lông là phương thức ghi điểm nhanh nhất và chủ yếu nhất.

Nếu người chơi có kỹ thuật và những cú đập cầu lông tốt thì sẽ dễ dàng dành phần thắng trong trận đấu.

-  Điều đầu tiên người chơi phải hiểu khi đánh cầu thì phải đánh từ phía trên cao và phía trước mặc như vậy sẽ rút ngắn được thời gian tấn công làm đối thủ chao đảo rơi vào trạng thái bị động chỉ có thể trả cầu bổng hay cồng lưới. Từ đó chúng ta có thể chủ động tấn công một cách dễ dàng sẽ ghi được điểm nhanh chóng mà không mất nhiều sức.

-  Đúng kỹ thuật với tay cầm vợt cầu lông hơi co lúc đầu khi chạm cầu thì vươn thẳng và đánh thật mạnh theo quán tính để phát huy được sức mạnh của cú đánh cầu.

-  Ngoài ra người chơi còn phải sử dụng thành thạo uyển chuyển khớp bả vai, khuỷu tay và cổ tay trong các cú đánh để đạt được sức mạnh tốt nhất.

Các loại kỹ thuật đánh cầu lông chuẩn nhất

Kỹ thuật đập cầu lông được chia làm hai loại đó là đập cầu thuận tay và đập cầu trái tay. Điều đầu tiên muốn đập cầu chính xác thì người chơi phải xác định được tọa độ rơi xuống của quả cầu là bao lâu và khoảng cách bao nhiêu để di chuyển nhanh đón cầu.

Đánh cầu lông bao nhiêu lần 1 tuần?

Đòi hỏi người chơi phải tập trung và có kỹ thuật nhảy đập đúng cách hay nói nôm na là phải bắt được nhịp cầu khi rơi mới có thể đập cầu chuẩn. Những yếu tố giúp cải thiện kỹ năng và tăng mức độ chính xác khi đập cầu.

Chơi cầu lông muốn có được những cú đập chính xác và mạnh thì bạn phải kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau như:

-  Đầu tiên bạn phải tập để cải thiện lực ở cổ tay vì những cú đập đa số là dùng lực ở cổ tay nhiều nhất.

-  Thực ra đập cầu mạnh thì vô cùng dễ nhưng làm sao đập đúng và nhắm vào điểm yếu sơ hở của đối thủ mới là hiệu quả nhất.

-  Kỹ thuật là một phần nhưng kỹ năng nhanh nhạy và thông minh ở lối đánh của bạn cũng là một yếu tố. Không chỉ chú trọng vào đập thôi thì sẽ tốn sức dễ bị đuối và mất điểm.

-  Tập luyện khả năng di chuyển để nhanh nhạy trong sân lưới, tập nhảy lên đập cầu nhiều lần để cải thiện bản thân khi thi đấu.

-  Quan sát cuối sân các đường cầu và tăng tốc độ đập cầu lông để tìm ra cảm giác xúc cầu đúng nhất.

Đập cầu lông đúng kỹ thuật không hề dễ dàng, nhưng với người có lòng kiên trì và quyết tâm chăm chỉ tập luyện thì bất cứ ai cũng có thể hoàn thành tốt kỹ năng đó. Nếu bạn là người chơi cầu lông và muốn đập cầu đúng kỹ thuật thì hãy chăm chỉ tập luyện nhé. Có công mài sắt có ngày nên kim, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phần nào am hiểu về cách đập cầu lông đúng cách. Chúc các bạn tập luyện và thi đấu đạt kết quả cao trong các cuộc thi sắp tới.

Nắm rõ luật cầu lông khi thi đấu là yếu tố tiên quyết khi chơi bộ môn thể thao này. Hãy cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu kỹ về luật cầu lông theo chuẩn quốc tế WBF (WOLD BADMINTON FEDERATION) nhé!

Luật cầu lông theo đúng tiêu chuẩn quốc tế

Luật cầu lông theo đúng tiêu chuẩn quốc tế

1. Khái niệm chung trong luật cầu lông.

Theo quy định của WBF, bất kỳ ai cũng có thể đăng ký làm vận động viên thi đấu (VĐV) và tham gia thi đấu. Một trận đấu cầu lông sẽ diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội sẽ có từ 1-2 người tham gia thi đấu và đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng.
 
- Đấu đơn: là trận cầu lông diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội sẽ có 1 VĐV tham gia thi đấu, được chia thành đơn nam và đơn nữ.
 
- Đấu đôi: là trận thi đấu cầu lông giữa 2 đội, mỗi đội sẽ cử ra 2 VĐV tham gia thi đấu. Có thể là đôi nam, đôi nữ hoặc đôi nam nữ.
 
- Đội phát cầu: là đội có quyền giao cầu trước.
 
- Đội nhận cầu: là đội đỡ đường cầu của đội phát cầu vừa đánh tới.
 
- Một pha cầu: là một loạt những cú đánh từ 2 đội cho tới khi cầu rơi xuống đất, trọng tài ra tín hiệu tính điểm cho đội thắng.

2. Sân và thiết bị trong luật cầu lông.

Kích thước chuẩn của sân trong đánh đơn là 14m336, đánh đôi là 14m723 được xác định bởi các đường biên rộng 40mm.

Thảm sân cầu lông thường là thảm nhựa màu xanh lá hoặc blue có độ dày tùy loại từ 4.5mm đến 5.0mm, bề mặt được thiết kế nhám chống trơn trượt.

Kích thước sân cầu lông

Kích thước sân cầu lông

Cột lưới cao 1m55 chắc chắn, phụ kiện và cột lưới không được đặt trong phạm vi sân thi đấu. Hai cột lưới đặt trên đường biên dọc.

Lưới được làm từ sợ nylon mềm màu đậm, các mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn hơn 20mm, lưới có độ dày đều nhau. Có chiều rộng 760mm và chiều dài ngang sân là 6,7m.

Đỉnh lưới được nẹp bằng kẹp trắng phủ đôi lên dây lưới. Dây lưới hoặc dây cáp lưới phải được căng chắc chắn, ngang bằng với đỉnh hai cột lớn.

Lưới cầu lông

Lưới cầu lông

3. Qủa cầu lông theo tiêu chuẩn.

Qủa cầu lông được làm từ chất liệu tự nhiên hoặc tổng hợp nhưng phải có đường bay tương tự với cầu làm từ chất liệu tự nhiên, đế làm bằng Lie phủ da bóng.

Cầu lông vũ.

- Có 16 lông vũ, đồng dạng, dài 62 đến 72mm gắn vào đế cầu.

- Các lông vũ được buộc lại bằng chỉ hoặc vậy liệu thích hợp.

- Đỉnh lông vũ nằm trên vòng tròn có đường kính từ 58-68mm.

- Đế cầu có hình tròn, đường kính 35-28mm, nặng 4,74-5,50gr.

Cầu lông vũ

Cầu lông vũ

Cầu không có lông vũ.

- Được làm bằng các vật liệu tổng hợp, thay thế cho cầu lông vũ tự nhiên. Do vậy, sẽ có một vài khác biệt về tỷ trọng và các tính năng. Tuy nhiên, nếu sai số tối đa 10% vẫn được chấp nhận. Các số liệu còn lại tương tự như cầu lông vũ.

Cầu lông nhựa

Cầu lông nhựa

4. Vợt đạt chuẩn trong luật cầu lông.

Vợt cầu lông đạt chuẩn không vượt quá 680mm tổng chiều dài và 230mm tổng chiều rộng. Bao gồm: cán vợt, thân vợt, cổ vợt (khớp nối chữ T), khung đan lưới.

Khu vực đan lưới: Phải bằng phẳng gồm một kiểu mẫu các dây đan xen kẽ, đồng nhất. Khu vực này không vượt quá 280mm tổng chiều dài và 220mm tổng chiều rộng.

Vợt cầu lông

Vợt cầu lông

5. Luật bốc thăm chọn sân, giành quyền phát cầu.

Tung đồng xu là cách thức để chọn ra đội nào được chọn sân trước và đội nào giao cầu trước. Trọng tài sẽ áp dụng hình thức này và đội thắng sẽ có quyền phát cầu trước và được chọn sân.

Luật bốc thăm chọn sân

Luật bốc thăm chọn sân

6. Luật tính điểm trong thi đấu cầu lông.

Trong luật thi đấu cầu lông, một trận đấu sẽ diễn ra trong vòng 3 hiệp, đội nào giành chiến thắng 2 hiệp thì đội đó giành chiến thắng.
 
- Đội giành chiến thắng là đội giành được điểm số 21 trước tiên trong một hiệp.
 
- Một pha cầu kết thúc, đội nào giành chiến thắng pha cầu đó sẽ được 1 điểm. Nếu một đội bị phạm lỗi hoặc đánh cầu ngoài thì đội còn lại sẽ giành được 1 điểm.
 
- Trong trường hợp điểm số đang là 20-20 thì đội nào dẫn cách biệt 2 điểm trước thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
 
- Nếu 2 đội đánh tới điểm số 29-29 thì đội nào ghi điểm số 30 trước thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
 
- Đội nào thắng trong hiệp đấu gần nhất sẽ được giao cầu trong hiệp đấu tiếp theo.

7. Luật đổi sân cầu lông.

Luật cầu lông có quy định luật đổi sân được áp dụng khi:
 
- Hiệp đấu đầu tiên kết thúc.
 
- Hiệp đấu thứ 2 kết thúc để chuẩn bị cho hiệp đấu cuối cùng.
 
- Hiệp đấu thứ 3 đang diễn ra và có một đội đạt được số điểm 11 thì 2 đội sẽ đổi sân thi đấu.

8. Luật phát cầu lông đơn và cầu lông đôi.

Tình huống phát cầu đúng trong đánh đơn hay đánh đôi đều phải áp dụng đúng quy định của luật cầu lông như sau:
 
- Người phát cầu và người nhận cầu phải đứng trong phạm vi ô phát cầu đối diện chéo nhau, không được chạm đường biên của các ô phát cầu này.
 
- Khi cả 2 bên phát cầu và nhận cầu đã sẵn sàng cho quả phát cầu thì không bên nào được được trì hoãn bất hợp lệ.
 
- Vị trí đứng của người phát cầu lẫn người nhận cầu phải để một phần của bàn chân tiếp xúc với mặt sân tại một vị trí cố định trong toàn bộ quá trình phát cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi.
 
- Vị trí của quả cầu khi tiếp xúc với vợt của người phát phải cách mặt đất 1,5m và ở dưới thắt lưng của người phát cầu.
 
- Khi cầu và vợt cầu lông tiếp xúc với nhau thì thân của vợt phải hướng xuống dưới.
 
- Quả cầu được phát đi khi người phát cầu đưa vợt hướng về phía trước và đánh vào quả cầu.

Luật phát cầu lông đơn

Luật phát cầu lông đơn

Đối với đánh cầu đôi, luật phát cầu sẽ được cụ thể hóa theo số điểm. Cụ thể trong trận cầu đôi có 4 vị trí của cầu thủ A, B với C, D. Ví dụ A phát cầu cho C:
 
Nếu bộ đôi A, B thắng thì tỉ số là 1-0 cho bên A, B và tình huống cầu sau đó sẽ là A, B đổi chỗ cho nhau và A giao cầu cho D.
 
Tiếp đến nếu bộ đôi C, D thắng thì hai bên giữ nguyên vị trí, D giao cầu cho A tỉ số là 1-1.
 
Tiếp tục nếu A, B thắng với tỉ số 2-1 thì các bên giữ nguyên vị trí và B giao cầu cho C.

Luật phát cầu lông đôi

Luật phát cầu lông đơn

9. Quy định về luật đánh đơn.

Trong luật đánh cầu lông đơn, quy định về ô giao và nhận cầu cụ thể như sau:
 
- VĐV cầu lông sẽ giao và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi điểm chẵn trong trận đấu đó.
 
- Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cần bên trái của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đấu đó.
 
- Một pha cầu được diễn ra khi các VĐV liên tục đánh cầu qua lại. Pha cầu đó chỉ kết thúc khi cầu chạm đất hoặc do trọng tài quyết định dừng trận đấu bởi một lý do nào đó.
 
Về luật ghi điểm trong cầu lông đánh đơn được quy định như sau:
 
- Khi người giao cầu thắng trong lượt phát cầu của mình thì người đó sẽ ghi được 1 điểm và có quyền phát cầu lần nữa ở ô còn lại.
 
- Ngược lại, nếu người nhận cầu giành chiến thắng thì người nhận cầu sẽ ghi được 1 điểm và trở thành người phát cầu ở ngay vòng sau.

Luật đánh cầu lông đơn

Luật đánh cầu lông đơn

10. Quy định về luật đánh đôi.

Đối với luật đánh cầu lông đôi, quy định về ô giao và nhận cầu như sau:
 
- Khi bên giao phát cầu ghi được điểm chẵn thì sẽ giao cầu ở bên phải của họ.
 
- Nếu bên giao cầu ghi được điểm lẻ trong hiệp đấu đó thì ô giao cầu bên trái của họ.
 
- Vị trí đứng của VĐV cầu lông sẽ không thay đổi khi lần gần nhất VĐV này đứng tại vị trí đó giao cầu cho bên mình.
 
- VĐV của bên nhận cầu là người đứng trong ô giao cầu chéo đối diện với VĐV phát cầu đội bạn.
 
- Vị trí thi đấu của VĐV sẽ không thay đổi cho đến khi một bên giành được điểm ở ngay lượt giao cầu của bên đó.
 
Về lượt đánh cầu và vị trí trong thi đấu cầu đôi được quy định như sau:
 
- Một pha cầu trong thi đấu cầu đôi sẽ kết thúc giống như đánh đơn, túc là khi cầu ra chạm đất hoặc có sự can thiệp của trọng tài do một lý do thuyết phục nào đó.
 
Quy định về luật ghi điểm và giao cầu trong đánh đôi:
 
- Để hiểu về luật ghi điểm và cách giao cầu trong đánh đôi, xin mời các bạn tham khảo bảng tính điểm trong đánh cầu lông đôi dưới đây.

Luật ghi điểm, phá cầu lông đôi

Luật ghi điểm, phá cầu lông đôi

11. Quy định về thời gian nghỉ.

Quy định về thời gian nghỉ ngơi trong thi đấu cầu lông quốc tế như sau:

- Thời gian nghỉ giữa các hiệp 1 với hiệp 2 là 90 giây và giữa hiệp 2 với hiệp 3 là 2 phút.
 
- Khi một bên ghi được 11 điểm thì thời gian nghỉ tối đa là 1 phút.
 
- Thời gian nghỉ ngoài luật sẽ được quy định bởi ban trọng tài.
 
- Nếu trận đấu bị gián đoạn bởi một sự cố nào đó thì điểm số vẫn được giữ nguyên và tính tiếp tới khi trận đấu được bắt đầu lại.

12. Luật quy định lỗi tác phong và hành vi của VĐV.

Trong thi đấu cầu lông, các lỗi của VĐV được quy định rất rõ ràng để có cách tính điểm chuẩn trong khi thi đấu. Khi tham gia thi đấu cầu lông, bạn cần tìm hiểu kỹ các lỗi cần tránh của VĐV cầu lông như sau:

12.1. Lỗi trì hoãn trong thi đấu.

- VĐV không được phép trì hoãn bằng bất kỳ hình thức nào để phục hồi thể lực. Mọi sự trì hoãn sẽ được quyết định bởi trọng tài chính điều khiển trận đấu.

12.2. Lỗi chỉ đạo và rời sân.

- VĐV chỉ được phép nhận chỉ đạo khi cầu không còn trong cuộc.
 
- Khi trận đấu đang diễn ra, VĐV không được tự ý rời sân khi chưa có sự đồng ý của trọng tài.

12.3. Lỗi hành động của VĐV.

- Có hành động hay lời nói xúc phạm tới đồng đội, đối thủ, trọng tài... hoặc có bất kỳ tác phong đạo đức không đúng quy theo định pháp luật.
 
- Cố ý dùng lời nói hay hành động để dừng trận đấu.
 
- Cố ý dùng các động tác làm ảnh hưởng đến trạng thái bình thường của quả cầu lông như bứt lông cầu, giẫm lên cầu...

12.4. Luật phạm lỗi của VĐV.

- Mọi quyết định xử lý vi phạm luật cầu lông đều được trọng tài chính ra quyết định theo luật.
 
- Tùy mức độ nặng nhẹ của vi phạm luật mà trọng tài cảnh cáo hoặc xử phạt.
 
- Nếu một đội bị trọng tài cảnh cáo 2 lần thì sẽ tính là 1 lần phạm lỗi.
 
- Nếu đội bị phạm lỗi nặng nhiều lần thì trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài và có quyền truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.

13. Luật trọng tài trong cầu lông.

Trọng tài là người rất quan trọng trong một trận thi đấu cầu lông, là người quyết định cuối cùng trong trận đấu. Người trọng tài trong thi đấu cầu lông sẽ có nhiệm vụ như sau:
 
- Trọng tài chính sẽ chịu trách nhiệm về trận đấu, các vấn đề trên sân thi đấu, có trách nhiệm báo lên tổng trọng tài.
 
- Trọng tài giao cầu sẽ giám sát, ra dấu khi có lỗi để bắt lỗi giao cầu.
 
- Trọng tài biên sẽ có nhiệm vụ quan sát vị trí cầu đang ở trong hay ngoài sân để báo cáo lên trọng tài chính.
 
- Các tình huống cụ thể trên sân đấu sẽ do trọng tài đảm nhiệm vị trí đó quyết định. Tuy nhiên, trọng tài chính có quyền phủ quyết trọng tài đó nếu cho rằng nhận định đó là sai.
 
Đối với trọng tài chính, nhiệm vụ của họ sẽ như sau:
 
- Trọng tài chính sẽ quyết định về việc bắt lỗi và phát cầu lại.
 
- Là người đưa ra quyết định cuối cùng khi có tranh chấp, khiếu nại khi trận đấu đang diễn ra.
 
- Trọng tài đảm bảo cho các VĐV và khán giả có được thông tin đầy đủ về trận thi đấu đó.
 
- Thu thập thông tin đầy đủ để báo cáo với tổng trọng tài về tất cả các vấn đề liên quan đến giải đấu.
 
- Là người có đủ thẩm quyền để thay thế trọng tài biên khi đã thông qua ý kiến của tổng trọng tài.
 
- Báo với tổng trọng tài kịp thời về các tình huống chưa được giải quyết thỏa đáng trên sân thi đấu.

Tổng Kết:

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ luật cầu lông theo chuẩn quốc tế mới nhất hiện nay. Nếu bạn yêu thích bộ môn thể thao này thì hãy nắm vững luật thi đấu nhé ! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi ! Chúc các bạn tham gia thi đấu cầu lông đúng luật để đạt kết quả cao !