Đánh giá du lịch tâm linh tỉnh bình dương năm 2024

Không chỉ là một tỉnh công nghiệp phát triển, với bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống, Bình Dương còn được biết đến bởi tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng.

Tiềm năng phong phú

Nói về tiềm năng và lợi thế du lịch của Bình Dương, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, Bình Dương là tỉnh có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc. Tính đến nay, toàn tỉnh có 13 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 47 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh.

Đánh giá du lịch tâm linh tỉnh bình dương năm 2024

Đặc biệt, trong tiến trình phát triển vùng đất mang đậm nét văn hóa làng nghề truyền thống, Bình Dương tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở Đất Thủ – Bình Dương như: nghề gốm ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; nghề mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp… Ngày nay, các nghề này đã sản xuất ra các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như gốm sứ Minh Long I, gốm sứ Cường Phát, sơn mài Tư Bốn, sơn mài Định Hòa, lò lu Đại Hưng,… Mỗi sản phẩm do nghệ nhân tạo ra là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách gần xa.

Bên cạnh đó, Bình Dương còn có lợi thế được bao bọc bởi hệ thống các con sông chảy qua địa phận tỉnh như: Sông Sài Gòn, Sông Đồng Nai, Sông Thị Tính cũng như các con kênh rạch đã tạo nên các vườn cây trái xanh tươi đầy tiềm năng, là lợi thế phát triển du lịch. Trong tương lai gần Bình Dương sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch tuyến và các sản phẩm du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở tiềm năng lợi thế đó, ngành du lịch Bình Dương đang tập trung khai thác các loại hình du lịch như: vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch dã ngoại, du lịch tâm linh. Trong đó, vui chơi giải trí có các địa điểm tiêu biểu như: Khu du lịch văn hoá, thể thao Đại Nam; Khu du lịch Thủy Châu; du lịch nghỉ dưỡng có các điểm du lịch như: Phương Nam resort, An Lâm Sài Gòn River… Về du lịch dã ngoại, giáo dục cộng đồng, nghiên cứu khoa học có các điểm du lịch như: Suối Trúc, Núi Cậu, hồ Dầu Tiếng, công viên thành phố mới Bình Dương…

Đánh giá du lịch tâm linh tỉnh bình dương năm 2024

Loại hình du lịch tâm linh cũng được khai thác với hệ thống các cơ sở tâm linh như: Chùa Hội Khánh, Chùa Bà (miếu bà Thiên Hậu), Chùa Núi Châu Thới, Chùa Thái Sơn, nhà thờ Chánh tòa Phú Cường… Trong thời gian tới, ngành Du lịch Bình Dương tiếp tục duy trì các sản phẩm du lịch trên đồng thời tập trung định hướng, kêu gọi đầu tư để phát triển các sản phẩm du lịch dọc các tuyến đường sông như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính, du lịch MICE, du lịch thể thao với các loại hình thể thao như: thể thao golf, du lịch kết hợp với việc xem các giải thể thao quốc gia, quốc tế do tỉnh Bình Dương đăng cai tổ chức. Nhìn chung sản phẩm du lịch của tỉnh tương đối đa dạng, về cơ bản đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí của người dân và du khách khi đến Bình Dương. Những năm qua, ngành du lịch tỉnh Bình Dương cũng có đóng góp quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đóng góp vào GDP của tỉnh hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Những giải pháp tăng sức hút cho du lịch

Để tạo thêm sức hút với khách du lịch, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, tỉnh đang có nhiều giải pháp đầu tư phát triển du lịch.

Tỉnh đang tập trung triển khai thực hiện một số đề án, dự án trọng điểm nhằm thu hút khách du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu của cư dân Bình Dương và lực lượng lao động nhập cư như: Đề án phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Cảng Bà Lụa, phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một...

Thứ hai, xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới có khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch.

Thứ ba, liên kết phát triển du lịch: Triển khai thực hiện thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch Vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2020-2025. Qua đó, tăng cường hợp tác phát triển sản phẩm du lịch trong Vùng, kết nối tour, tuyến, hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thứ tư, xây dựng kế hoạch truyền thông, xúc tiến quảng bá, chương trình kích cầu về du lịch

Nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong xây dựng, quảng bá hình ảnh du lịch Bình Dương thông qua việc đẩy nhanh tiến độ thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch Bình Dương để cập nhật đưa vào khai thác, sử dụng App du lịch Bình Dương phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, quảng bá du lịch, chú trọng chất lượng nội dung, hình thức ấn phẩm quảng bá và phương tiện thông tin hiện đại có sức lan truyền mạnh, rộng; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch theo hướng có lựa chọn, mang tính chuyên nghiệp.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Cụ thể, tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch đường sông để sớm đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch đường sông. Mời gọi các thành phần kinh tế, nhà đầu tư đầu tư phát triển du lịch, phát triển sản phẩm du lịch mới để tạo điểm nhấn thu hút khách.

Xác định nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò tiên phong trong việc quyết định giá trị chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch, chính vì vậy, bên cạnh nguồn nhân lực được các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tuyển dụng ban đầu để đáp ứng nhu cầu của đơn vị trong quá trình đi vào hoạt động thì hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương cũng liên kết với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động phục vụ trong ngành. Sở cũng định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

Năm 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được đánh giá là đơn vị dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương về cải cách hành chính.

Hàng năm Sở đã ban hành văn bản tuyên truyền, hướng dẫn để tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích. 100% TTHC được công khai trên Trang thông tin điện tử Hành chính công của tỉnh tại địa chỉ https://dichvucong.binhduong.gov.vn và Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn