Đánh giá phòng truyền thống đội trường tiểu học

I. TÊN ĐỀ TÀI : MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÂY
DỰNG PHÒNG TRUYỀN THỐNG THEO TIÊU CHÍ TRƯỜNG ĐẠT
CHUẨN QUỐC GIA.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Phòng truyền thống nhà trường là nơi lưu giữ các hiện vật lịch sử, nơi
trưng bày những hiện vật có liên quan trong quá trình hình thành và phát triển
của nhà trường. Đây cũng là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục
lý tưởng cho các thế hệ giáo viên và học sinh. Vì vậy, phòng truyền thống
trong trường trung học cơ sở có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong công
tác giáo dục truyền thống của nhà trường.
Đối với trường trung học cơ sở, việc xây dựng phòng truyền thống có
đầy đủ các yếu tố theo tiêu chí phòng truyền thống của một trường đạt chuẩn
Quốc gia là việc làm cần thiết, đòi hỏi lãnh đạo nhà trường và đặc biệt là người
giáo viên tổng phụ trách Đội phải có nhiều kinh nghiệm, phương pháp hay để
tổ chức hay để đảm bảo về giá trị lịch sử, tính thẩm mĩ, tính giáo dục của một
phòng truyền thống.
Sau nhiều năm được nhà trường phân công chịu trách nhiệm xây dựng
phòng truyền thống của nhà trường theo tiêu chí của một phòng truyền thống
của trường đạt chuẩn Quốc gia, bản thân tôi luôn tìm cách xây dựng phòng
truyền thống của nhà trường sao cho vừa đảm bảo giá trị lịch sử, tính thẩm mỹ,
tính giáo dục nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của một phòng truyền thống
trong nhà trường. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm trong
công tác xây dựng phòng truyền thống theo tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc
gia” để nêu lên những kinh nghiệm của bản thân trong lĩnh vực này.
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi tiêu chí xây dựng phòng
truyền thống nhà trường theo công văn số 3481/GD TrH hướng dẫn xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia ngày 6/5/2005 của Bộ giáo dục và đào tạo.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phòng truyền thống nhà trường là nơi trưng bày các hiện vật lịch sử có
liên quan đến truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương, các hiện vật,
phần thưởng của nhà trường trong quá trình hình thành và phát triển và là nơi

giáo dục lí tưởng, truyền thống cách mạng cho các thế hệ giáo viên và học
sinh. Trong công tác xây dựng phòng truyền thống, cần chú trọng về các yếu
tố: giá trị lịch sử, tính thẩm mĩ, tính giáo dục Vì vậy, công tác xây dựng và
phát huy giá trị của phòng truyền thống trong nhà trường là việc làm hết sức
quan trọng đối với mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường.
Giáo dục truyền thống là công tác thường xuyên, liên tục của tổ chức
Đội trong nhà trường. Thông qua công tác giáo dục truyền thống, các em học
sinh có sự hiểu biết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quá trình phát triển của
nhà trường, hiểu biết về các thế hệ thầy cô giáo và học sinh đã có những đóng
1
góp cho sự phát triển của nhà trường Để từ đó các em có được lí tưởng, niềm
tin và phấn đấu học tập rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác
Hồ. Vì vậy, đối với người giáo viên Tổng phụ trách Đội, việc chú trọng xây
dựng phòng truyền thống nhà trường là việc làm hết sức cần thiết, giúp cho
công tác giáo dục truyền thống được thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Trường THCS Trần Phú trước đây có một phòng truyền thống hết sức
qui mô, có nhiều hiện vật, tư liệu lịch sử rất quí. Nhưng cùng với thời gian
phòng truyền thống đã xuống cấp, các hiện vật không còn được nguyên vẹn và
dần dần phòng truyền thống của nhà trường không còn tồn tại nữa. Đến năm
học 2007-2008, được nhà nước đầu tư xây dựng một khu chức năng mới, lãnh
đạo nhà trường đã ưu tiên dành một phòng riêng để xây dựng phòng truyền
thống của nhà trường. Từ đó công tác xây dựng phòng truyền thống được giao
cho tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường và người chịu trách nhiệm cao nhất là
giáo viên Tổng phụ trách Đội.
Trong công văn số 3481/GDTrH về việc hướng dẫn xây dựng trường đạt
chuẩn Quốc gia ngày 6/5/2005 của Bộ giáo dục và đào tạo thì tiêu chí xây dựng
phòng truyền thống đã được chú trọng với nhiều nội dung rất quan trọng, đòi
hỏi một phòng truyền thống của nhà trường phải có đầy đủ các yếu tố đảm bảo
hiệu quả giáo dục.

Với vai trò là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác xây dựng
phòng truyền thống, bản thân tôi đã luôn suy nghĩ làm thế nào trong một thời
gian ngắn có thể xây dựng phòng truyền thống đáp ứng các tiêu chí của phòng
truyền thống của một trường đạt chuẩn Quốc gia. Được sự chỉ đạo của lãnh đạo
nhà trường, sự giúp đỡ của Ban phụ trách Đội bản thân tôi đã có nhiều kế
hoạch và cách làm hiệu quả góp phần xây dựng phòng truyền thống cơ bản đáp
ứng các yêu cầu của một phòng truyền thống của một trường đạt chuẩn Quốc
gia.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Theo tôi, để xây dựng được một phòng truyền thống đảm bảo các yêu
cầu của một trường đạt chuẩn Quốc gia, người giáo viên Tổng phụ trách Đội
phải làm tốt các công việc sau:
1. Tổ chức sưu tầm tư liệu, hiện vật lịch sử địa phương để trưng bày ở
phòng truyền thống :
Xã Điện Hòa là địa phương có truyền thống cách mạng lâu đời, nơi đây
có nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến như: Làng Bích Trâm,
Hà Thanh, La Thọ Với những người anh hùng đã đi vào sử sách như : Phạm
Thị Vân, Trương Văn Hòa và những con người đã hi sinh thầm lặng trong
kháng chiến như mẹ Trấu, chị Hoa Điện Hòa cũng là nơi diễn ra các cuộc
chiến đấu của quân và dân ta chống lại kẻ thù xâm lược. Đây là nơi có nhiều
hiện vật lịch sử, là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng của quân và dân
2
Điện Hòa. Vì vậy, việc tìm kiếm và lưu giữ những tư liệu, hiện vật lịch sử tại
phòng truyền thống nhà trường là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa lịch
sử, ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Tất cả các hiện vật, tư liệu lịch sử đó là
những bằng chứng sống động, là dụng cụ giáo dục trực quan hiệu quả và nhanh
nhất.
Cùng với thời gian, các tư liệu, hiện vật lịch sử đó cũng mất dần đi. Vì
vậy, việc tìm kiếm và giữ gìn, phát huy giá trị của các hiện vật đó là việc làm
hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để có được những hiện vật, tư liệu lịch sử theo

yêu cầu thì Ban phụ trách Đội cần phải có một kế hoạch tổ chức sưu tầm cụ thể
với những nội dung cơ bản sau:
- Phải nêu được mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức sưu tầm tranh ảnh, tư
liệu lịch sử là giáo dục cho học sinh tinh thần yêu quê hương đất nước, có thái
độ trân trọng và gìn giữ các hiện vật, tư liệu lịch sử ở địa phương; giáo dục học
sinh lòng đam mê đối với công việc sưu tầm, gìn giữ và phát huy những giá trị
của các hiện vật lịch sử và đây là việc làm cũng nhằm mục đích bổ sung hiện
vật vào phòng truyền thống của nhà trường.
- Thành lập Ban tổ chức gồm Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài
giờ lên lớp, tổng phụ trách Đội, đại diện tổ trưởng chuyên môn, thầy cô giảng
dạy bộ môn lịch sử, các em tham gia câu lạc bộ Nhà sử học nhỏ tuổi, các em
trong ban chỉ huy liên-chi đội để cùng phối hợp thực hiện.
- Nội dung sưu tầm: tất cả các hình ảnh, tư liệu lịch sử có liên quan đến
quá trình hình thành và phát triển, quá trình chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
quê hương; cuộc sống thường ngày của người dân qua các thời kì trong phạm
vi huyện Điện Bàn nói chung và xã Điện Hòa nói riêng. Có thể mở rộng trong
phạm vi tỉnh Quảng Nam hoặc toàn quốc nhưng với điều kiện những hình ảnh,
tư liệu đó phải mang tính đặc trưng cao.
- Qui định về nội dung: Học sinh có thể sưu tầm một trong các tư liệu
sau :
+ Tranh, ảnh lịch sử : Hình ảnh về những con người, cảnh quan, di tích
lịch sử đã hoặc đang tồn tại ở địa phương.
+ Hiện vật lịch sử : Những loại vũ khí được sử dụng để chiến đấu chống
quân thù, những vật dụng được các chiến sỹ cách mạng hoặc người dân sử
dụng trong đời sống hằng ngày nhưng có liên quan đến một sự kiện lịch sử nào
đó ở địa phương.
+ Những tư liệu như: bài hát, bài thơ, câu hò, bài vè ở địa phương.
* Lưu ý :
+ Đối với tranh ảnh : phải được ép plastic và có chú thích
+ Đối với hiện vật : phải mang tính lịch sử, phải gắn với một sự kiện lịch

sử (có thật) ở địa phương và có chú thích.
3
+ Đối với bài hát, thơ, hò, vè phải được ghi chép ra giấy có tiêu đề; nội
dung ca ngợi về con người, thể hiện tập quán sinh hoạt của người dân ở địa
phương.
- Thời gian cuộc vận động được chia làm 02 đợt : Đợt I : Từ đầu tháng
10 đến cuối tháng 12; đợt II: Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4.
- Để tạo không khí thi đua giữa các lớp, Ban phụ trách Đội sẽ cộng điểm
thi đua từng đợt theo qui định: 05 tranh ảnh: cộng 1điểm; 02 tư liệu: cộng 1
điểm; 01 hiện vật: cộng 1 điểm.
- Ban tổ chức cần định hướng cho học sinh về việc phát hiện và sưu tầm
các tư liệu, hiện vật thông qua những nhân vật lịch sử, những bậc lão thành
cách mạng, những người cao tuổi hoặc những người có liên quan đến các sự
kiện lịch sử ở địa phương; hoặc thông qua các gia đình hoặc cá nhân còn lưu
giữa các tranh ảnh, hiện vật lịch sử ở địa phương.
2. Phát động công trình măng non cấp liên đội “Em yêu truyền thống
trường em” tạo nguồn kinh phí xây dựng phòng truyền thống.
Để có nguồn kinh phí trang trí phòng truyền thống cũng như mua sắm
các dụng cụ bảo quản, lưu giữ các tư liệu, hiện vật lịch sử đã sưu tầm được thì
cần có một khoảng kinh phí nhất định. Với phương châm “xã hội hóa giáo
dục”, được sự thống nhất và cho phép của nhà trường, ban phụ trách Đội đã
phát động công trình măng non cấp liên đội với chủ đề “Em yêu truyền thống
trường em” với các nội dung như sau:
- Phải nêu được mục đích, ý nghĩa của công trình măng non là nhằm
chào mừng các sự kiện lớn trong năm học; giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm,
tinh thần tự nguyện đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống của nhà
trường; vận động trong toàn đoàn viên và đội viên học sinh đóng góp một phần
công sức vào công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Tên gọi : Công trình măng non : "Em yêu truyền thống trường em”.
- Nội dung công trình : Xây dựng phòng truyền thống.

- Hình thức : Vận động đoàn viên-đội viên tình nguyện, tự giác thu gom
phế liệu, giấy vụn, lon bia hoặc tiết kiệm tiền ăn quà vặt đóng góp một
khoảng kinh phí theo qui định để góp phần xây dựng phòng truyền thống của
trường.
- Tổ chức thực hiện: Các anh-chị phụ trách, các em trong ban chỉ huy
liên-chi đội tổ chức tuyên truyền cụ thể về mục đích yêu cầu và những quy
định chung để toàn thể học sinh nắm bắt và thực hiện đạt chỉ tiêu. Ban chủ
nhiệm công trình măng non của các chi đội có trách nhiệm tuyên truyền, đôn
đốc, nhắc nhở các em học sinh trong lớp thực hiện tốt phong trào này.
3. Tổ chức bố trí, trưng bày, sắp xếp phòng truyền thống hợp lí, khoa học
và đảm bảo tính thẩm mĩ.
4
Sau khi có đây đủ hiện vật, tư liệu lịch sử cũng như các công cụ phục vụ
trang trí của phòng truyền thống thì ta tiến hành trang trí phòng truyền thống
theo các mảng sau:
- Sa bàn về quá trình phát triển nhà trường và nhà trường hiện tại: Trang
trí đẹp, đầy đủ nội dung và để giữa phòng truyền thống.
- Mảng trưng bày các hiện vật, tư liệu lịch sử do học sinh sưu tầm được.:
Đối với các hiện vật thì bỏ vào tủ kính có chú thích ngắn gọn. Đối với tranh
ảnh thì ép plastic ghi chú thích, đóng thành khung ảnh hoặc đóng tập. Đối với
các tư liệu lịch sử thì đánh vi tính, in màu, ép plastic treo vào các khung.
- Phân chia thành các mảng theo từng nội dung:
+ Mảng trưng bày các phần thưởng cao nhất mà nhà trường được tặng
thưởng: Bố trí ở mảng tường chính, sắp xếp theo thứ tự thời gian từ trên xuống.
+ Mảng trưng bày về sự phát triển của nhà trường gồm tranh ảnh, các
hiện vật về quá trình xây dựng nhà trường qua các thời kì: Đưa vào tủ kính và
ghi chú thích ngắn gọn.
+ Mảng về các các thế hệ giáo viên đã công tác tại trường (gồm danh
sách, hình ảnh): ép plastic và đưa vào khung ảnh.
+ Mảng về các thế hệ học sinh và kết quả học tập (gồm danh sách và

hình ảnh): ép plastic và đưa vào khung ảnh.
+ Mảng về các hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động xã hội: huy
chương thì trưng bày ở tủ kính; cờ, giấy khen-bằng khen-chứng nhận treo
vào tường theo thứ tự thời gian.
+ Mảng về các hoạt động đoàn thể: huy chương thì trưng bày ở tủ kính;
cờ, giấy khen-bằng khen-chứng nhận treo vào tường theo thứ tự thời gian.
+ Sổ vàng: Được bố trí trên giá, để nơi trang trọng và thuận tiện nhất.

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Qua nhiều năm triển khai xây dựng phòng truyền thống, đặc biệt là qua
công tác tổ chức sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch và phát động công trình măng
non cấp liên đội đã đạt được một số kết quả tích cực như sau :
1. Sưu tầm hiện vật, tư liệu lịch sử:
Năm học Số hiện vật, tư liệu sưu
tầm được
Số hiện vật, tư liệu đưa
vào trưng bày ở phòng
truyền thống
2008-2009 504 482
2009-2010 356 289
Tổng số 860 771
2. Công trình măng non cấp liên đội:
5
Năm học Các hạng mục đã hoàn thành Giá trị
2007-2008
Ảnh-tiểu sử Trần Phú, các câu khẩu
hiệu, cờ-giá cờ, sa bàn phát triển
nhà trường, trưng bày các phần
thưởng của trường, các thế hệ giáo
viên và học sinh tiêu biểu, mua sắm

bàn ghế, sổ vàng
4.540.000đ
2008-2009
Tủ trưng bày hiện vật, bảng treo tư
liệu, bảng treo hình ảnh, trưng bày
các phần thưởng của trường, các
thế hệ giáo viên và học sinh tiêu
biểu
4.252.000đ
2009-2010
Sơ đồ nhà trường, ảnh các đời hiệu
trưởng, các thế hệ giáo viên và học
sinh tiêu biểu, tủ trưng bày hiện
vật, bảng treo tư liệu, hình ảnh
7.600.000đ
Tổng cộng 16.392.000đ
Với những hiện vật, tư liệu lịch sử sưu tầm được và với việc trang bị đầy
đủ các nội dung theo yêu cầu của một phòng truyền thống ở trường đạt chuẩn
Quốc gia. Phòng truyền thống của trường THCS Trần Phú là nơi tổ chức các
hoạt động giáo dục truyền thống, là nơi đón tiếp các đoàn khách tham quan,
học tập của các trường trong và ngoài huyện, được các vị lãnh đạo đánh giá
cao, góp phần không nhỏ vào việc trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia
vào tháng 3 năm 2009.
VII. KẾT LUẬN.
Xây dựng phòng truyền thống theo tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia
và phát huy giá trị của phòng truyền thống ở trường học là việc làm thường
xuyên, liên tục, đòi hỏi những người có trách nhiệm phải có tâm huyết, có kinh
nghiệm, có cách làm và cách vận dụng hay, sáng tạo và phải biết huy động mọi
nguồn lực để có được kết quả như mong muốn.
Đối với người giáo viên tổng phụ trách Đội, việc xây dựng và phát huy

giá trị của phòng truyền thống trong trường học là việc làm hết sức quan trọng.
Một phòng truyền thống được xây dựng đảm bảo các yếu tố lịch sử, tính thẩm
mĩ, tính giáo dục sẽ giúp cho công tác giáo dục truyền thống của tổ chức Đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà được thuận lợi và mang lại hiệu
quả cao.
Việc bố trí, sắp xếp, trang trí phòng truyền thống sao cho khoa học, đảm
bảo tính giáo dục, tính thẩm mĩ là việc làm cần thiết, có ảnh hưởng đến hiệu
6
quả sử dụng của phòng truyền thống. Nếu sắp xếp, bố trí hợp lí, khoa học
chúng ta sẽ phát huy được hết tác dụng của phòng truyền thống.
Trước đây, khi chưa có phòng truyền thống riêng thì các buổi sinh hoạt
Đội, các hoạt động giáo dục truyền thống thường tổ chức tản mạn và hiệu quả
giáo dục chưa cao; các phần thưởng của nhà trường, những thành tích thầy cô
giáo và học sinh để rải rác ở các phòng và cách bố trí chưa thống nhất. Sau
khi phòng truyền thống được hoàn thành và đưa vào sử dụng thì các hoạt động
giáo dục truyền thống của nhà trường được tổ chức có hiệu quả hơn; các phần
thưởng của nhà trường, những thành tích thầy cô giáo và học sinh qua các năm
học được bố trí theo từng mảng riêng, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục.
VIII. ĐỀ NGHỊ.
Để có được phòng truyền thống có đầy đủ các yếu tố về lịch sử và văn
hóa, ngoài sự nổ lực xây dựng của nhà trường còn có sự phối hợp với các cơ
quan văn hóa trong việc thẩm định, công nhận giá trị của các hiện vật, tư liệu
và có cách bố trí hợp lí nhất. Vì vậy, đề nghị các cấp lãnh đạo có liên quan cần
có cơ chế phối hợp với các cơ quan văn hóa trong công tác xây dựng phòng
truyền thống.
Hiện nay, ở các trường trong huyện chúng ta chưa có nhiều phòng truyền
thống đúng qui định của trường đạt chuẩn Quốc gia. Đề nghị các cấp lãnh đạo
có liên quan cần giới thiệu các mô hình xây dựng phòng truyền thống có hiệu
quả đến các trường để học tập và thực hiện.
IX. PHỤ LỤC.

1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SƯU TẦM TRANH ẢNH, TƯ LIỆU LỊCH SỬ
7
8
2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH MĂNG NON LIÊN ĐỘI
9
3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHÒNG TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG THCS
TRẦN PHÚ
10
11
12
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. QUY CHẾ CÔNG NHẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐẠT CHUẨN
QUỐC GIA GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 CỦA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
2. CÔNG VĂN 3481/GDTrH NGÀY 6/5/2005 CỦA BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO.
3. QUY CHẾ CÔNG NHẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ,
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CÓ NHIỀU CẤP HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA (Ban hành kèm theo
Thông tư số 06 /2010/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
13
XI. MỤC LỤC
Trang
1. Đặt vấn đề 1
2. Cơ sở lý luận 1
3. Cơ sở thực tiễn 1,2
4. Nội dung nghiên cứu 2, 3, 4, 5
5. Kết quả nghiên cứu 5, 6
6. Kết luận 6,7

7. Đề nghị 7
8. Phụ lục 7, 8, 9, 10,11,12
9. Tài liệu tham khảo 13
10.Mục lục 14
14
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2009 – 2010
I. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Trường THCS Trần Phú
1. Tên đề tài : MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG
PHÒNG TRUYỀN THỐNG THEO TIÊU CHÍ TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
2. Họ và tên tác giả : Lê Trọng Phúc
3. Chức vụ : Giáo viên TPT Đội - Tổ : Văn Phòng
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài :
* Ưu điểm :

* Hạn chế :

5. Đánh giá sau xếp loại :
Sau khi thấm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THCS Trần Phú
Thống nhất xếp loại :
Người thẩm định Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT huyện Điện Bàn :

Sau khi thấm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT huyện Điện
Bàn thống nhất xếp loại :
Người thẩm định Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam :
Sau khi thấm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam
thống nhất xếp loại :
Người thẩm định Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

15
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2009- 2010
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ
- Đề tài: Một vài kinh nghiệm trong công tác xây dựng phòng truyền
thống theo tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Họ và tên tác giả: Lê Trọng Phúc
- Đơn vị: Trường THCS Trần Phú – Điện Bàn
- Điểm cụ thể:
Phần
Nhận xét
của người đánh giá
xếp loại đề tài
Điểm
tối đa

Điểm
đạt
được
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận 1
4. Cơ sở thực tiễn 2
5. Nội dung nghiên cứu 9
6. Kết quả nghiên cứu 3
7. Kết luận 1
8. Đề nghị
9. Phụ lục
1
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả 1
Tổng cộng 20 đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:
Người đánh giá xếp loại đề tài:
+Họ và tên: (Kýtên)
+Họ và tên: (Ký tên)
16
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2009- 2010
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN

- Đề tài: Một vài kinh nghiệm trong công tác xây dựng phòng truyền
thống theo tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Họ và tên tác giả: Lê Trọng Phúc
- Đơn vị: Trường THCS Trần Phú – Điện Bàn
- Điểm cụ thể:
Phần
Nhận xét
của người đánh giá
xếp loại đề tài
Điểm
tối đa
Điểm
đạt
được
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận 1
4. Cơ sở thực tiễn 2
5. Nội dung nghiên cứu 9
6. Kết quả nghiên cứu 3
7. Kết luận 1
8. Đề nghị
9. Phụ lục
1
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả 1

Tổng cộng 20 đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:
Người đánh giá xếp loại đề tài:
+Họ và tên: (Kýtên)
+Họ và tên: (Ký tên)
17