Đề bài - bài 6.11 trang 18 sbt vật lí 9

Cho ba điện trở là R1=6; R2=12; R3=18. Dùng ba điện trở để mắc thành đoạn mạch song song có hai mạch rẽ, trong đó một mạch rẽ gồm hai điện trở mắc nối tiếp.

Đề bài

Cho ba điện trở là R1=6; R2=12; R3=18. Dùng ba điện trở để mắc thành đoạn mạch song song có hai mạch rẽ, trong đó một mạch rẽ gồm hai điện trở mắc nối tiếp.

a. Vẽ sơ đồ của đoạn mạch theo yêu cầu đã nêu trên.

b. Tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch này.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp:\({R_{12}} = {R_1} + {R_2}\)

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch có các điện trở mắc song song:\(\dfrac{1}{R_{tđ}} = \dfrac{1}{R_1} + \dfrac{1}{R_2} \)

Lời giải chi tiết

a) Vẽ sơ đồ

Đề bài - bài 6.11 trang 18 sbt vật lí 9

b) Điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch:

\((R_1 nt R_2) // R_3\)

\({R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 6 + 12 = 18\Omega \)

\(\dfrac{1}{R_{tđ}} = \dfrac{1}{R_{12}} + \dfrac{1}{R_3} =\dfrac {1}{18}+ \dfrac{1}{18} \)\(\Rightarrow {R_{t{\rm{đ}}}} = 9\Omega\)

+) \((R_3nt R_2) // R_1\)

\({R_{23}} = {R_2} + {R_3} = 12 + 18 = 30\Omega \)

\(\dfrac{1}{R_{tđ}} = \dfrac{1}{R_{23}} + \dfrac{1}{R_1} = \dfrac{1}{30} +\dfrac {1}{6} \)\(\Rightarrow {R_{t{\rm{d}}}} = 5\Omega\)

\((R_1nt R_3) // R_2\)

\({R_{13}} = {R_1} + {R_3} = 6 + 18 = 24\Omega \)

\(\dfrac{1}{R_{tđ}}= \dfrac{1}{R_{13}} + \dfrac{1}{R_2}=\dfrac {1}{24} + \dfrac{1}{12} \)\(\Rightarrow {R_{t{\rm{d}}}} = 8\Omega \)