DE thi kiến thức chung kho bạc nhà nước

Tổng hợp tài liệu kiến thức chung kho bạc nhà nước 2021 + trắc nghiệm kiến thức chung có đáp án. Tổng hợp các công văn và nghị định mới nhất ôn thi kiến thức chung 2021. Các bạn nhớ học theo chương trình mới cho kĩ:

DE thi kiến thức chung kho bạc nhà nước

Điểm mới thay đổi trong luật cbcc

  1. Thay đổi khái niệm công chức

– Khẳng định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với “vị trí việc làm”.

– Khái niệm mới không còn đối tượng công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (tức không có công chức là lãnh đạo quản lý tại đơn vị sự nghiệp công).

  1. Công khai kết quả đánh giá cán bộ, công chức

Theo quy định mới,  kết quả đánh giá cán bộ, công chức sẽ được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.

(Quy định hiện hành không công khai, chỉ thông báo đến cán bộ được đánh giá mà thôi).

  1. Thay đổi trong phân loại công chức theo ngạch

Bổ sung thêm 01 loại công chức theo ngạch đó là “Loại đối với các ngạch công chức do Chính phủ quy định” bên cạnh công chức các loại A, B, C, D.

  1. Luật hóa quy định về tiếp nhận công chức không qua thi tuyển, xét tuyển

– Trước 01/7: Luật quy định 02 hình thức là thi tuyển, xét tuyển, Thông tư 03/2019/TT-BNV quy định về tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức.

– Từ 01/7: Luật quy định hình thức tiếp nhận không thông qua thi tuyển, xét tuyển, cụ thể đối với:

+ Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Cán bộ, công chức cấp xã;

+ Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

+ Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với 1 số chức vụ được quy định chi tiết tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008 (Đã được sửa đổi, bổ sung).

+ Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

  1. Công chức được xét nâng ngạch

Bên cạnh việc thi nâng ngạch, kể từ 01/7/2020, công chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận thì được xét nâng ngạch công chức.

  1. Bổ sung một số quy định về kỷ luật cán bộ, công chức

Bổ sung quy định sau:

– Cán bộ bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

– Hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

– 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức:

+ Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

+ Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

– Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật.

– Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Môn Kiến thức Chung

Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ, công chức

Văn bản hợp nhất Luật Tổ chức Chính phủ

Văn bản hợp nhất Luật ban hành văn bản QPPL

Nghị định 30 về Công tác văn thư

Nghị định 138 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Tài liệu bồi dưỡng ngạch Chuyên viên

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức KBNN trực thuộc BTC

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức KBNN cấp tỉnh

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức KBNN cấp huyện

2. Môn Nghiệp vụ chuyên ngành:

2.1. Vị trí Chuyên viên nghiệp vụ

Luật Ngân sách Nhà nước 2015

Luật Đầu tư công 2019

Nghị định 163/2016 của Chính phủ chi tiết Luật NSNN

Nghị định 40.2020 hướng dẫn Luật Đầu tư công

Nghị định số 24/2016 của Chính phủ

Thông tư 342/2016 của Bộ Tài chính

2.2. Vị trí Kế toán viên

Luật Kế toán 2015

Văn bản hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán

Nghị định 25.2017 chế độ báo cáo tài chính nhà nước

Thông tư 77_2017_TT-BTC_hướng dẫn chế độ kế toán

Thông tư 107.2017 Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Thông tư 133.2018 hướng dẫn lập Báo cáo tài chính nhà nước

Thông tư 77_2017_TT-BTC_hướng dẫn chế độ kế toán

DE thi kiến thức chung kho bạc nhà nước

Điểm mới trong đề thi kho bạc 2021 chính thức

DE thi kiến thức chung kho bạc nhà nước

Ngoài ra các văn bản khác mới cập nhật:

Thông tư 26/2019/TT-BTC

THÔNG TƯ Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán  kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước

Nghị Định 30/2020/NĐ-CP

Nghị định này quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư. Công tác văn thư được quy định tại Nghị định này bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.

Link số 1:

https://drive.google.com/drive/folders/1uqQIZPppQLc-zNoBPpdquHwfG73utym8?usp=sharing

Link số 2:

https://drive.google.com/drive/folders/1iYr3OlCLpO0hVHTp2HE3amy_zuKuLukf

NGạch kế toán viên:

https://drive.google.com/drive/folders/1fxlH7rinNGI4po7fEfqHisS0-vahrw9w

Trắc nghiệm kiến thức chung có đáp án:

DE thi kiến thức chung kho bạc nhà nước
Loading...

Download [1.11 MB]

Chúng tôi xin giới thiệu một số ĐỀ THI KHO BẠC CÁC NĂM của kì thi tuyển công chức kho bạc, môn thi Nghiệp vụ chuyên ngành. Các đề thi được tổng hợp dựa theo tài liệu của chị Ngọc HAPI.

Xem thêm CÁCH LÀM BÀI TẬP THUẾ TNDN

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2016 

  • Ngạch thi tuyển: Chuyên viên nghiệp vụ
  • Môn thi: Nghiệp vụ chuyên ngành
  • Đợt 02/2016
  • Thi viết; Thời gian làm bài: 180 phút.
  • Đề gồm 05 câu, đề nghị Anh (Chị) kiểm tra kỹ trước khi làm bài.

Câu 1. Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002. Hãy so sánh những khác biệt cơ bản giữa Luật Ngàn sách nhà nước năm 2002 và Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước?

Câu 2. Trình bày các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002. Anh (Chị) hãy cho biết Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có quy định gì mới về điều kiện chi ngân sách nhà nước?

Câu 3. Trình bày các quy định về tạm cấp ngân sách, ứng trước dự toán ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

Câu 4. Trình bày yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước các cấp trong việc quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định cùa Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

Câu 5. Nêu những thay đồi cơ bản giữa Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 trong việc quy định về bội chi ngân sách nhà nước. Anh (Chị) có bình luận gì vê sự thay đôi này?

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2016 

  • Ngạch thi tuyển: Kế toán viên
  • Môn thi: Nghiệp vụ chuyên ngành
  • Thi viết; Thời gian làm bài: 180 phút
  • Đề gồm 5 câu, đề nghị Anh (Chị) kiểm tra kỹ trước khi làm bài

Câu 1: Điều kiện chi Ngân sách Nhà nước. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước theo quy định của Nghị định 60/2004/NĐ-CP ngày 6/6/2003

Câu 2: Căn cứ để lập dự toán Ngân sách Nhà nước hằng năm theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước 2015. Trách nhiệm cơ quan tài chính các cấp trong việc lập dự toán Ngân sách Nhà nước.

Câu 3: Khái niệm kỳ kế toán, và các quy định kỳ Kế toán theo Luật Kế toán 2003.

Câu 4: Quy định về báo cáo tài chính Nhà nước theo quy định của Luật Kế toán năm 2015.

Câu 5: Khái niệm sổ Kế toán, quy định mở sổ, ghi sổ, khóa sổ Kế toán theo quy định Luật Kế toán 2003. So sánh hình thức lưu trữ sổ Kế toán trong trường hợp ghi trên máy tính của luật Kế toán 2003 và luật Kế toán 2015.

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2014 

  • Ngạch thi tuyển: KẾ TOÁN VIÊN
  • Môn thi: Nghiệp vụ chuyên ngành
  • Đợt 02/2014
  • Thi viết; Thời gian làm bài: 180 phút.
  • Đề gồm 05 câu, đề nghị Anh (Chị) kiểm tra kỹ trước khi làm bài.

Câu 1: Hãy nêu đối tượng , quy trình thực hiện chức năng chi trả thanh toán theo hình thức rút dự toán. Kho bạc nhà nước và hình thức lệnh chi tiền theo thông tư số 161/2012

Câu 2: Hãy nêu hệ thống ngân sách nhà nước theo luật ngân sách 2002. nêu ưu điểm và nhược điểm của hệ thống. nếu phải thay đổi thì thay đổi như thế nào và tại sao

Câu 3: Nêu các quy định về bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán. trường hợp tài liệu bị mất hoặc bị hủy hoại thì kế toán phải làm như thế nào?

Câu 4: Nêu nhiệm vụ kế toán đối với hệ thống thông tin quản lý Kho bạc nhà nước theo thông tư 2013. Nêu cơ cấu tổ chức của kế toán để đạt đươc nhiệm vụ đó.

Câu 5: báo cáo tài chính là gì? hãy nêu hệ thống báo cáo tài chính ở nước ta hiện nay và quy định lập báo cáo tài chính. Trong vị trí người đứng đầu Kho bạc nhà nước thì có cần phải thay đổi gì về hệ thống báo cáo tài chính không? Vì sao.

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2017

  • Ngạch thi tuyển: Kế toán viên
  • Môn thi: Nghiệp vụ chuyên ngành
  • Đợt 02/2017
  • Thi viết; Thời gian làm bài: 180 phút.
  • Đề gồm 04 câu, đề nghị Anh (Chị) kiểm tra kỹ trước khi làm bài.

Câu 1. Trình bày các nội dung chủ yếu của sổ kế toán, phương pháp sửa chữa sổ kế toán theo Luật kế toán số 88/2015/QH13. Hãy nêu sự khác biệt giữa phương pháp sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử với phương pháp sửa chữa kế toán giấy?

Câu 2. Trình bày tiêu chuẩn của người làm kế toán, các quy định về những người không được làm kế toán theo Luật kế toán số 88/2015/QH13. Theo Anh (Chị), tại sao luật kế toán số 88/2015/QH13 cấm một số người không được làm kế toán.

Câu 3. Trình bày khái niệm và nội dung cơ bản của báo cáo tình hình tài chính nhà nước và báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước theo quy định tại Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ về báo cáo tài chính nhà nước.

Câu 4. Trình bày các yêu cầu của việc khóa sổ kế toán thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm theo quy định của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2017

  • Ngạch thi tuyển: Chuyên viên nghiệp vụ
  • Môn thi: Nghiệp vụ chuyên ngành
  • Đợt 02/2017
  • Thi viết; Thời gian làm bài: 180 phút.
  • Đề gồm 04 câu, đề nghị Anh (Chị) kiểm tra kỹ trước khi làm bài.

Câu 1: Nêu thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13. Anh (chị) hãy giải thích tại sao chi NSNN phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định?

Câu 2: Trình bày các phương thức xử lý bù đắp bội chi NSNN và xử lý bù đắp thiếu hụt tạm thời quỹ NSNN các cấp theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13

Câu 3: Trình bày các yêu cầu của việc khóa sổ kế toán thu, chi NSNN cuối năm theo quy định của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành 1 số điều của Luật NSNN.

Câu 4: Ngân quỹ nhà nước là gì? Trình bày nguyên tắc quản lý ngân qũy nhà nước và các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quản lý ngân quỹ nhà nước theo quy định của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2016

  • Ngạch thi tuyển: Chuyên viên nghiệp vụ
  • Môn thi: Nghiệp vụ chuyên ngành
  • Đợt 02/2016
  • Thi viết; Thời gian làm bài: 180 phút.
  • Đề gồm 04 câu, đề nghị Anh (Chị) kiểm tra kỹ trước khi làm bài.

Câu 1: Khái niệm ngân sách nhà nước. Các nguyên tắc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP.

Câu 2: Trình bày đối tượng, quy trình thanh toán chi trả ngân sách nhà nước theo hình thức rút dự toán từ kho bạc nhà nước và hình thức lệnh chi tiền quy định tại thong tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.

Câu 3: Dự phòng ngân sách nhà nước dung để làm gì? Hãy nêu thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách theo quy định của Nghị định 60/2003/NĐ-CP.

Câu 4: Nêu tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước theo quy định luật ngân sách nhà nước 2002. Phân tích ưu, nhược điểm của tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay. Theo anh (chị) có cần cải cách tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay không? Nếu có thì theo hướng nào.

Câu 5: Thế nào là bội chi ngân sách nhà nước? Trình bày nguyên nhân và giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước? Anh (chị) nhận định như thế nào về tình hình bội chi ngân sách tại Việt Nam thời gian vừa qua?

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2014

  • Ngạch thi tuyển: Kế toán viên
  • Môn thi: Nghiệp vụ chuyên ngành
  • Thi viết; Thời gian làm bài: 180 phút.
  • Đề gồm 05 câu, đề nghị Anh (Chị) kiểm tra kỹ trước khi làm bài.

Câu 1. Trình bày đổi thường, quy trình thanh toán chi trả ngân sách nhà nước theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước và hình thức lệnh chi tiền Quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Câu 2. Nêu tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002. Hãy phân tích những ưu, nhược điểm của tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay Theo Anh (Chị) có cần cải cách tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước không? Nếu có thì theo hướng nào?

Câu 3. Trình bày các quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo Luật kế toán năm 2003. Trường hợp tài liệu kế toán bị mất, thất lạc hoặc bị hủy hoại thì xử lý như thế nào?

Câu 4. Hãy nêu nhiệm vụ của kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản Ngân sách và Kho bạc. Để thực hiện nhiệm vụ này, tổ chức bộ máy kế toán nhà nước được quy định như thế nào?

Câu 5. Báo cáo tài chính là gì? Trình bày các loại báo cáo tài chính và những quy định về lập báo cáo tài chính theo Luật Kế toán năm 2003. Theo Anh (Chị) để thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước của Kho bạc Nhà nước thì quy định của Luật Kế toán năm 2003 về báo cáo tài chính có cần bổ sung, sửa đổi không? Vì sao?

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2017

  • Ngạch thi tuyển: Kế toán viên
  • Môn thi: Nghiệp vụ chuyên ngành
  • Thi viết; Thời gian làm bài: 180 phút.
  • Đề gồm 04 câu, đề nghị Anh (Chị) kiểm tra kỹ trước khi làm bài.

Câu 1: Trình bày quy trình thực hiện các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thực hiện quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngân sách nhà nước quy định tại Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

Câu 2: Trình bày những nội dung của chứng từ kế toán và quy định lập chứng từ kế toán theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

Câu 3: Trình bày tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền của người làm kế toán, trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

Câu 4: Trình bày quy định về tài liệu kế toán sao chụp theo Nghị định số 174/2017/NĐCP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2011

  • Môn thi: Nghiệp vụ chuyên ngành
  • Thi viết; Thời gian làm bài: 180 phút.
  • Đề gồm 05 câu, đề nghị Anh (Chị) kiểm tra kỹ trước khi làm bài.

Câu 1: Thu, chi, nguyên tắc quản lý NSNN (điều 1, 2,3 Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002)

Câu 2: Các điều kiện chi của NSNN, trách nhiệm của KBNN (điều 5 luật NSNN).

Câu 3: Nội dung chủ yếu của sổ kế toán, sửa chữa sổ kế toán (điều 25, 28 luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004)

Câu 4: Nội dung kiểm tra kế toán, thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán, thẩm quyền kiểm tra kế toán (Điều 36 luật kế toán, điều 24,25 nghị định 129/2004/N Đ-CP ngày 31/05/2004)

Câu 5: Khái niệm. nội dung, trình tự xử lý chứng từ kế toán NSNN và hoạt động KBNN (Điều 1, 16, 25, 30 của quyết định số 24/2006/QĐ-BTC ngày 06/04/2006)

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2012

Câu 1: Trình bày khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc kế toán trong Luật kế toán.

Câu 2: Trình bày yêu cầu, cách lập và thời gian nộp BCTC theo luật Kế toán. Cơ quan nào quyết định kiểm tra kế toán?

Câu 3: Trình bày những việc làm bị nghiêm cấm trong hoạt động kế toán được quy định trong luật Kế toán. Vì sao nghiêm cấm việc để tài sản ngoài sổ kế toán?

Câu 4: Định nghĩa ngân sách kế toán? căn cứ, yêu cầu của việc lập dự toán.

Câu 5: Trình bày nội dung chi của ngân sách trung ương. Vì sao nói ngân sách trung ương đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của nhà nước.

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2012

Câu 1. Các căn cứ và yêu cầu đối với lập dự toán NSNN hàng năm.

Câu 2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Câu 3. Quan hệ giữa các cấp ngân sách.

Câu 4. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP.

Câu 5. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách và Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước. Quỹ NSNN là gì? Nhiệm vụ từng cấp KBNN trong quản lý

ĐỀ THI KHO BẠC NĂM 2011

  1. Trình bày các điều kiện chi ngân sách nhà nước và trách nhiệm của của Kho bạc nhà nước trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước (2002) và Nghị định số 60/2003-CP của chính phủ hướng dẫn và thi hành Luật Ngân sách nhà nước?
  2. Trình bày nôi dung kiểm tra kế toán? Quy định của về thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán và thẩm quyền kiểm tra kế toán trong lĩnh vực Kế toán nhà nước.
  3. Trình bày nội dung thu, chi và các nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước được quy định tại Luật ngân sách nhà nước (năm 2002)? Vì sao nói ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tăc tập trung dân chủ?
  4. Chứng từ kế toán là gì? Trình bày nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước? Trình tự xử lý chứng từ kế toán ngấn sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho Bạc nhà nước? So sánh chứng từ kế toán bằng giấy và chứng từ kế toán điện tử trong kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho Bạc nhà nước?
  5. Trình bày các nội dung chủ yếu của sổ kế toán và nguyên tắc sữa chữa sổ kế toán theo quy định trong Luật Kế Toán?
  1. NSNN là gì? Phân cấp NSNN được thực hiện theo nguyên tắc nào theo NĐ 60?
  2. Dự phòng NSNN là gì? Thẩm quyền qđ sử dụng NSNN các cấp?
  3. Bội chi NSNN là gì? Nguyên nhân và giải pháp cho tình hình bội chi NSNN? Thực trạng bội chi NSNN trong thời gian qua ở VN?
  4. Trình bày đối tượng, qui trình thanh toán theo hình thức rút dự toán qua KB và theo lệnh chi tiền theo TT 161/2012
  5. Trình bày hệ thống NSNN VN? Những ưu điểm và nhược điểm của việc phân cấp hệ thống NSNN? Có cần phải thay đổi hệt hống NSNN ko? Nếu có thì có kiến nghị gì?