Khách thể của kiểm toán nhà nước là

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý:
  • 2. Kiểm toán độc lập là gì?
  • 3. Giá trị pháp lí của báo cáo kiểm toán
  • 4. Mối quan hệ của Kiểm toán Độc lập và Kiểm toán Nội bộ
  • 5. Mục đích của kiểm toán độc lập là gì?
  • 6. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập là gì?
  • 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm toán độc lập là gì?

Nội dungđược biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật kiểm toán độc lập năm 2011

2. Kiểm toán độc lập là gì?

Kiểm toán độc lập trong tiếng Anh là Independent audit.

Kiểm toán độc lập là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. Đây là hoạt động đặc trưng của nền kinh tế thị trường.

Cho đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm ngàn tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính.

Kiểm toán độc lập có các đặc trưng cơ bản sau:

- Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên độc lập. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán là kinh doanh một nghề chuyên sâu nên phải có kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề.

Ví dụ, ở Việt Nam , để hành nghề kiểm toán thì cần có đủ các điều kiện sau đây:

- Về nghiệp vụ chuyên môn: Phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng (Certified Public Accountants - CPA).

- Về phẩm chất đạo đức: Phải là người không có tiền án tiền sự.

- Về pháp lí: Phải đăng kí hành nghề tại Bộ Tài chính. Ở các quốc gia khác, kiểm toán viên thường đăng kí hành nghề tại tại Bộ Tư pháp.

- Về xã hội: Không có chung lợi ích, không có quan hệ ruột thịt với khách thể kiểm toán.

Mô hình tổ chức của công ty kiểm toán độc lập như sau:

- Công ty kiểm toán là bộ máy tổ chức bộ máy kiểm toán với số lượng lớn các kiểm toán viên độc lập. Các công ty này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa bàn rộng lớn. Do đó, chúng được tổ chức theo loại hình phân tán và điều hành theo phương thức chức năng hoặc kết hợp.

Theo mô hình này, các công ty đòi hỏi trình độ tổ chức phối hợp cao của các nhà quản lí, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao và toàn diện của kiểm toán viên và lãnh đạo công ty, đòi hỏi đầu tư lớn về chuyên gia, kinh nghiệm và tiền vốn,...

Tuy nhiên, cũng do luôn có tiềm năng lớn như thế nên các công ty kiểm toán có sức canh tranh lớn trên thị trường.

Hiện nay, thế mạnh trong cạnh tranh quốc tế của kiểm toán độc lập thuộc về các công ty kiểm toán có qui mô lớn quốc gia và xuyên quốc gia.

Trong số đó phải nhắc đến 4 công ty xuyên quốc gia đứng hàng đầu thế giới (gọi tắt là Big-fours) là Ernst and Young, Deloitte, KPMG Peat Marwick và Price Waterhouse Coopers.

- Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc vài kiểm toán viên độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Mô hình này phát triển phổ biến ở Cộng hoà Pháp và các nước Tây Âu.

Ưu điểm của loại hình này là phát huy tính năng động cao của bộ máy kiểm toán,thích ứng với nhu cầu kiểm toán và tư vấn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, nhược điểm là các văn phòng chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ và sức cạnh tranh của mỗi tổ chức cũng hạn chế.

Khách thể kiểm toán bao gồm:

Để thực hiện dịch vụ kiểm toán cũng như các dịch vụ khác có liên quan như kế toán, thuế, tư vấn, tài chính, tin học,... các tổ chức kiểm toán độc lập có quan hệ với khách hàng tự nguyện hoặc bắt buộc theo qui định của pháp luật.

- Khách thể bắt buộc: là các tổ chức, đơn vị theo qui định của pháp luật bắt buộc phải thuê công ty kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán.

Tại Việt Nam, theo Luật Kiểm toán độc lập thì các doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng

+ Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

+ Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán

- Khách thể tự nguyện: là tất cả các đơn vị, cá nhân còn lại có nhu cầu kiểm toán.

Loại hình kiểm toán chủ yếu

Kiểm toán độc lập chủ yếu tiến hành kiểm toán tài chính, góp phần công khai, minh bạch báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức; lành mạnh môi trường đầu tư; phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lí và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm toán độc lập có thể tiến hành cung cấp các dịch vụ khác như tư vấn tài chính, kế toán,...

Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán là ngoại kiểm

Kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán dựa trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng thông qua hợp đồng kiểm toán và thu phí kiểm toán từ khách hàng.

3. Giá trị pháp lí của báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán mà kiểm toán độc lập phát hành có giá trị pháp lí cao, tạo niềm tin cho những "người quan tâm" đến tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán:

- Báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập đươc cơ quan Nhà nước và đơn vị cấp trên sử dụng cho quản lí, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Các cổ đông, các nhà đầu tư có quyền lợi trực tiếp với đơn vị được kiểm toán, các bên tham gia liên doanh, liên kết, các khách hàng và tổ chức, cá nhân khác sử dụng kết quả kiểm toán để xử lí các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị.

- Ngoài ra, báo cáo kiểm toán độc lập còn giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lí và ngăn ngừa kịp thời các sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.

(Tài liệu tham khảo: Phân loại kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân)

4. Mối quan hệ của Kiểm toán Độc lập và Kiểm toán Nội bộ

Kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của Giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị.

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 610 thì kiểm toán nội bộ “Là bộ phận kiểm soát trong đơn vị, thực hiện kiểm tra vì lợi ích của đơn vị này. Trong số các công việc thực hiện, chủ yếu gồm kiểm tra, đánh giá và kiểm soát tính thích đáng và hiệu quả của các hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.

Chức năng của kiểm toán nội bộ bao gồm kiểm tra, xác nhận và đánh giá. Nội dung kiểm toán có thể một số hoặc các nội dung như kiểm toán báo cáo tài chính; kiểm toán báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp và các đơn vị thành viên; kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

Trên thực tế phạm vi của kiểm toán nội bộ thay đổi và tùy thuộc vào qui mô, cơ cấu của đơn vị cũng như yêu cầu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có một cách phân loại kiểm toán khác là phân loại theo chức năng, theo cách phân loại này thì sẽ có 3 loại kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chình, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ.

Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ có mối quan hệ như sau:

Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát có trách nhiệm đảm bảo phối hợp có hiệu quả giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán độc lập.

Kiểm toán độc lập có thể sử dụng kết quả công việc của kiểm toán nội bộ trong việc tìm hiểu môi trường kiểm soát để đánh giá rủi ro dẫn đến sai sót trong báo cáo cũng như xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán độc lập của mình.

Ngược lại, các doanh nghiệp có thể có được đảm bảo về một số hoạt động nhất định thuộc phạm vi của kiểm toán nội bộ từ kết quả của kiểm toán độc lập.

Phương thức trao đổi và phối hợp giữa hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù thực hiện theo phương thức nào thì việc duy trì trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của doanh nghiệp cũng cần hướng tới một mối quan hệ hợp tác có hiệu quả, cụ thể như đảm bảo tối ưu hóa phạm vi kiểm toán và giảm thiểu sự trùng lặp công việc kiểm toán dẫn đến lãng phí nguồn lực.

5. Mục đích của kiểm toán độc lập là gì?

Mục đích của Kiểm toán độc lập:

+ Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác;

+ Làm lành mạnh môi trường đầu tư;

+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật;

+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập là gì?

Hoạt động kiểm toán độc lập cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:

- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.

- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.

- Độc lập, trung thực, khách quan.

-Bảo mật thông tin.

7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm toán độc lập là gì?

Thứ nhất, nghiêm cấm thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các hành vi sau đây:

- Mua, nhận biếu tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;

- Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

- Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;

- Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;

- Tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

- Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

- Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác;

- Thực hiện việc thu nợ cho đơn vị được kiểm toán;

- Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;

- Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán;

- Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

-Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

- Hành vi khác theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, ngoài những nghiêm cấm trên, còn nghiêm cấm kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề thực hiện các hành vi sau đây:

- Hành nghề kiểm toán với tư cách cá nhân;

- Giả mạo, cho thuê, cho mượn hoặc cho sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động kiểm toán;

- Làm việc cho hai doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trở lên trong cùng một thời gian;

- Hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, nghiêm cấm đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các hành vi sau đây:

- Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề kiểm toán để ký hợp đồng kiểm toán;

- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề hoặc doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

- Cản trở công việc của thành viên tham gia cuộc kiểm toán;

- Cung cấp sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán;

- Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán;

- Che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;

- Đe dọa, trả thù, ép buộc thành viên tham gia cuộc kiểm toán nhằm làm sai lệch kết quả kiểm toán;

- Hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật và cản trở hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán độc lập.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập