Em hiểu hôn nhân tiến bộ ở nước ta là gì

Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?

Đề bài

Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?

Lời giải chi tiết

Điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

* Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay: + Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.

+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính: Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn). Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

* Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia:+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.

+ Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" .

+ Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn).

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm GDCD lớp 10 - Xem ngay

VnDoc xin giới thiệu bài Chế độ hôn nhân tiến bộ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Chế độ hôn nhân tiến bộ

  • Hôn nhân tự nguyện
  • Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
  • Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý

Hôn nhân tự nguyện

Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ. Tình yêu là khát vọng của con người trong mọi thời đại. Chừng nào, hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở tình yêu thì chừng đó, trong hôn nhân, tình yêu, hạnh phúc gia đình sẽ bị hạn chế.

Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện. Đây là bước phát triển tất yếu của tình yêu nam nữ, như Ph.Ăngghen nhấn mạnh: “…nếu nghĩa vụ của vợ và chồng là phải thương yêu nhau thì nghĩa vụ của những kẻ yêu nhau há chẳng phải là kết hôn với nhau và không được kết hôn với người khác”. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ. Tất nhiên, hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hôn.

Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữa nam và nữ không còn nữa. Ph.Ăngghen viết: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì, mới là hợp đạo đức mà thôi… và nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội”. Tuy nhiên, hôn nhân tiến bộ không khuyến khích việc ly hôn, vì ly hôn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ, chông và đặc biệt là con cái. Vì vậy, cần ngăn chặn những trường hợp nông nổi khi ly hôn, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi.

Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người.

Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loài người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy. Tuy nhiên, trong các xã hội trước, hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người phụ nữ. “Chế độ một vợ một chồng sinh ra tự sự tập trung nhiều của cải vào tay một người, vào tay người đàn ông, và từ nguyện vọng chuyển của cải ấy lại cho con cái của người đàn ông ấy, chứ không phải của người nào khác. Vì thế, cần phải có chế độ một vợ một chồng về phía người vợ, chứ không phải về phía người chồng”. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Trong đó vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình. Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác v.v.. Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết những vấn đề chung của gia đình như ăn, ở, nuôi dạy con cái… nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.

Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha xu thế mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau. Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy bảo của cha mẹ. Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ có những mâu thuẫn không thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích riêng của mỗi người. Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vấn đề cần được mọi người quan tâm, chia sẻ.

Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý

Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, xã hội không can thiệp, nhưng khi hai người đã thỏa thuận để đi đến kết hôn, tức là đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thảo mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn chính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chế độ hôn nhân tiến bộ về đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Chế độ hôn nhân tiến bộ. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.


Chế độ pháp lý là tổng hợp các quy phạm pháp luật thuộc những lĩnh vực nhất định. Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, chế độ hôn nhân được xây dựng dựa trên các nguyên tắc Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. vậy thế nào là chế độ hôn nhân? Những nguyên tắc trên được hiểu như thế nào? Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề "Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam" hiện nay và nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Theo khoản 3 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, “Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình”.

Theo đó, chế độ hôn nhân có thể hiểu là toàn bộ các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Em hiểu hôn nhân tiến bộ ở nước ta là gì

Chế độ hôn nhân gia đình ở Việt Nam 

Nguyên tắc Hôn nhân tiến bộ là điểm cơ bản, được nhắc đến đầu tiên khi nói đến Chế độ hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay. Tiến bộ được hiểu là tốt hơn, phù hợp hơn cái đã có. Theo nghĩa này, nguyên tắc hôn nhân tiến bộ có thể hiểu là những quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hôn nhân có sự đổi mới so với những quy định trước đây. Những sự thay đổi này phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như xu hướng phát triển hiện đại, đẩy lùi cái lạc hậu và tiếp thu cái tiến bộ. Qua những lần sửa đổi và bổ sung Luật hôn nhân và gia đình, các nhà lập pháp đều ghi nhận nguyên tắc này. Tuy nhiên tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 1959, nguyên tắc được thể hiện rõ nhất:

“Điều 2: Xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái”.

Mặt khác, sự tiến bộ thể hiện qua các khía cạnh sau đây:

  • Trước khi kết hôn, đôi nam nữ được tìm hiểu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Việc tìm hiểu nhau trước khi kết hôn là yếu tố quan trọng giúp hôn nhân được bền vững.
  • So với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 không bắt buộc người thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn phải thực hiện nghi thức đăng ký kết hôn (điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2000) mà thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định tại Luật hộ tịch 2014.
  • Sau khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, bình đẳng.
  • Trong trường hợp cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được, Pháp luật quy định vợ chồng được phép ly hôn theo một trong hai con đường đó là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.

Ly hôn thuận tình trong trường hợp vợ chồng cùng tự nguyện yêu cầu ly hôn và đã có có sự thỏa thuận về tài sản và con cái. Trong trường hợp không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận nhưng không thỏa đáng thì Tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn.

Ly hôn đơn phương trong trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn và có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Ngoài ra, Tòa án cũng giải quyết ly hôn cho vợ, chồng trong trường hợp người có vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích có yêu cầu ly hôn.

Tự nguyện được hiểu là xuất phát từ ý muốn của bản thân, không bị thúc ép, bắt buộc. Hôn nhân tự nguyện cũng là một yếu tố không thể không nhắc đến khi bàn về Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

Nói đến hôn nhân tự nguyện là nói đến việc đôi nam nữ tự bản thân mình quyết định việc hôn nhân mà không chịu bất kì sự ép buộc hay cản trở nào. Đồng thời cũng được pháp luật bảo vệ thông qua việc nghiêm cấm mọi hành vi ép buộc hay cản trở hôn nhân vợ chồng. Tại điểm b khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định;

“2. Cấm các hành vi sau đây:

...;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”.

Đây là sự bảo đảm pháp lý nhằm xóa bỏ chế độ hôn nhân theo tư tưởng phong kiến lạc hậu. Xóa bỏ hiện tượng cha mẹ là người quyết định hôn nhân mặc dù có trái với ý muốn của con cái.

Dưới chế độ phong kiến và thời pháp thuộc, nhà nước phong kiến và chính quyền dưới chế độ pháp thuộc đã duy trì chế độ đa thê, có nghĩa là một nam có thể lấy nhiều nữ làm vợ. Chế độ đa thê trái với quy luật của tự nhiên bởi các lý do sau:

  • Đặc thù của tình yêu so với các loại tình cảm khác như tình bạn bè, tình đồng nghiệp... là tình yêu mang tính sở hữu và không thể chia sẻ. Do đó, một người chồng không thể cùng một lúc giành tình cảm cho nhiều người vợ. Điều này về lâu dài sẽ gây ra thiệt thòi cho người phụ nữ và làm phát sinh mâu thuẫn.
  • Một người chồng có nhiều vợ cũng là nguyên nhân dẫn tới dân số tăng nhanh. Trong khi nhà nước đang nỗ lực kiểm soát gia tăng dân số. Ngay từ năm 1961, Hội đồng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 216/CP về việc "sinh đẻ có hướng dẫn". Gần đây nhất, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới.
  • Những người có khả năng lấy nhiều vợ thường là quan lại, địa chủ, phú hào. Việc duy trì chế độ đa thê làm giảm khả năng lấy vợ của người nghèo, người không có tài sản.

Đây là chế độ lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều bất ổn cho xã hội. Do đó, kể từ khi lật đổ chế độ phong kiến, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã xóa bỏ chế độ đa thê và ghi nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng lần đầu tại Luật hôn nhân và gia đình 1959:

“Điều 1

Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng,..”.

“Điều 3

Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ.”.

Sau đó, đến Luật hôn nhân và gia đình năm 1992, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đều kế thừa nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong chế độ Hôn nhân và gia đình của Việt Nam.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là trong mối quan hệ hôn nhân chỉ có một vợ và một chồng. Pháp luật không cho phép các hành vi lấy vợ thứ hai, hoặc bất kỳ hành vi nào làm phương hại đến mối quan hệ hôn nhân hợp pháp mà đang được pháp luật bảo vệ. Tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có quy định:

“2. Cấm các hành vi sau đây:...;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”.

Nhằm tăng tính răn đe và ngăn chặn người vi phạm, pháp luật quy định nhiều mức chế tài. Trong trường hợp người vi phạm thực hiện hành vi bị cấm thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án  dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngoài ra, nếu hành vi vi phạm đó đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự theo quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bình đẳng là sự ngang hàng nhau về mặt nào đó, trong đó bao gồm cả ngang hàng về các mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể.

Xét trong chế độ hôn nhân, vợ chồng bình đẳng được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ về mọi mặt trong gia đình cũng như trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại điều 17 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.

Điều luật trên định hướng người dân tới một sự bình đẳng toàn diện, ghi nhận sự đóng góp chung của vợ chồng về cả tinh thần và vật chất. Trên thực tế, vấn đề bình đẳng chỉ mang tính chất tương đối. Dân gian có câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Người vợ có thiên chức làm mẹ thì không thể bắt người chồng chia sẻ việc sinh đẻ, hoặc người chồng có sức khỏe cũng không thể bắt người vợ lao động các công việc chân tay như mình. Do đó, căn cứ vào hoàn cảnh của từng gia đình mà việc vận dụng quy định của pháp luật cần linh hoạt và khéo léo.

Như đã phân tích trước đó, chế độ hôn nhân là toàn bộ các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Hôn nhân là mối quan hệ cơ bản trong xã hội, những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ này là thiết yếu. Việc xây dựng, sửa đôi, bổ sung chế độ hôn nhân từ đó mà có những ý nghĩa quan trọng đối với xã hội.

- Thứ nhất, chế độ hôn nhân bảo vệ quan hệ hôn nhân hợp pháp. Vợ, chồng đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Bằng các quy định pháp luật, nhà nước đưa ra các điều kiện đối với việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và ly hôn. Nói cách khác, chế độ hôn nhân định hướng hành vi của các chủ thể trong xã hội.

- Thứ hai, chế độ hôn nhân bảo đảm quyền tự chủ của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Đối với kết hôn, nam, nữ được phép tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân, không bị ngăn cấm kết hôn bởi các quan niệm hay tục lệ lạc hậu. Đối với việc ly hôn, khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được, vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn theo thủ tục ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.

- Thứ ba, chế độ hôn nhân có những chế tài trừng phạt đối với các hành vi vi phạm. Nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật, nhà nước đưa ra các chế tài xử phạt. Các chế tài này ngoài trừng phạt đối với người đã có hành vi phạm còn là sự răn đe, cảnh báo đối với các chủ thể khác.

Tóm lại, chế độ hôn nhân ở Việt Nam được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc, trong đó được liệt kê đầu tiên đó là Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Tuân thủ xu hướng phát triển chung, những nguyên tắc này đã được duy trì qua bốn lần ban hành Luật hôn nhân gia đình. Phải thừa nhận rằng, chế độ hôn nhân và gia đình đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc giữ vững ổn định xã hội tại Việt Nam.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,... theo các phương thức sau:

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hùng Bách đối với vấn đề "Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay". Nếu bạn còn những thắc mắc về vấn đề trên nói riêng, những vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư Hôn nhân gia đình, hãy liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật Hùng Bách chuyên tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý về hôn nhân và gia đình qua số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) hoặc gửi email về địa chỉ để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất.

Khắc Thượng.