Giải bài tập Sách giáo khoa Toán 8 trang 92

Chúng ta đã được tìm hiểu về hình tứ giác và hình thang, vậy hình bình hành có những dấu hiệu nhận biết như thế nào các bạn hãy cùng tham khảo chi tiết tài liệu giải toán lớp 8 cùng với hệ thống bài Giải Toán 8 trang 92, 93 SGK tập 1 - Hình bình hành được cập nhật chi tiết và đầy đủ dưới đây nhé. Hi vọng với những thông tin này sẽ thật sự hữu ich cho quá trình học tập của các bạn


=> Xem thêm bài Giải toán lớp 8 tại đây: Giải Toán lớp 8

Giải câu 43 đến 49 trang 92, 93 SGK môn Toán lớp 8 tập 1

- Giải câu 43 trang 92 SGK Toán lớp 8 tập 1

- Giải câu 44 trang 92 SGK Toán lớp 8 tập 1

- Giải câu 45 trang 92 SGK Toán lớp 8 tập 1

- Giải câu 46 trang 93 SGK Toán lớp 8 tập 1

- Giải câu 47 trang 93 SGK Toán lớp 8 tập 1

- Giải câu 48 trang 93 SGK Toán lớp 8 tập 1

- Giải câu 49 trang 93 SGK Toán lớp 8 tập 1

Trong chương trình học môn Toán 8 phần Giải bài tập trang 102, 103 SGK Toán 8 Tập 1 là một trong những nội dung rất quan trọng mà các em cần quan tâm và trau dồi để nâng cao kỹ năng giải Toán 8 của mình.

Chi tiết nội dung phần Giải bài tập trang 33 SGK Toán 8 Tập 1 đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm ôn luyện môn Toán 8 tốt hơn.

Với tài liệu giải toán lớp 8 cùng những hướng dẫn Giải Toán 8 trang 92, 93 SGK tập 1 - Hình bình hành khá cụ thể các bạn học sinh sẽ nắm bắt được những kiến thức khá cụ thể với hệ thống lý thuyết từ định nghĩa đến tính chất. Cùng với đó là những nội dung hướng dẫn giải bài được cập nhật đầy đủ và rõ ràng giúp cho các bạn học sinh lớp 8 hiểu được và ứng dụng nhiều phương pháp giải toán khác nhau cho quá trình học tập của mình. Các em học sinh hãy cùng theo dõi và giải bài tập sgk nhanh chóng và tiện lợi nhất nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-toan-8-trang-92-93-sgk-tap-1-hinh-binh-hanh-32648n.aspx
Bài hướng dẫn Giải bài tập trang 92, 93 SGK Toán 8 Tập 1 trong mục giải bài tập toán lớp 8. Các em học sinh có thể xem lại phần Giải bài tập trang 89, 92 SGK Toán 8 Tập 2 đã được giải trong bài trước hoặc xem trước hướng dẫn Giải bài tập trang 95, 96 SGK Toán 8 Tập 1 để học tốt môn Toán lớp 8 hơn.

Luyện tập Bài §7. Hình bình hành, chương I – Tứ giác, sách giáo khoa toán 8 tập một. Nội dung bài giải bài 46 47 48 49 trang 92 93 sgk toán 8 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 8.

Lý thuyết

1. Định nghĩa

Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

Giải bài tập Sách giáo khoa Toán 8 trang 92

ABCD là hình bình hành \( \Leftrightarrow \) AB // CD và AD // BC.

Như vậy, hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song.

2. Tính chất

Định lí:

Trong hình bình hành thì:

a) Các cạnh đối bằng nhau.

b) Các góc đối bằng nhau.

c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Giải bài tập Sách giáo khoa Toán 8 trang 92
Giải bài tập Sách giáo khoa Toán 8 trang 92

3. Dấu hiệu nhận biết

  1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
  2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
  3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
  4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành
  5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 46 47 48 49 trang 92 93 sgk toán 8 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 8 kèm bài giải chi tiết bài 46 47 48 49 trang 92 93 sgk toán 8 tập 1 của bài §7. Hình bình hành trong chương I – Tứ giác cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài tập Sách giáo khoa Toán 8 trang 92
Giải bài 46 47 48 49 trang 92 93 sgk toán 8 tập 1

1. Giải bài 46 trang 92 sgk Toán 8 tập 1

Các câu sau đúng hay sai?

a) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.

b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.

c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.

Bài giải:

a) Đúng, vì hình thang có hai đáy song song lại có thêm hai cạnh đáy bàng nhau nên là hình bình hành theo dấu hiệu nhận biết 5.

b) Đúng, vì khi đó ta được tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (định nghĩa).

c) Sai, vì hình thang cân có hai cạnh đối (hai cạnh bên) bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành.

d) Sai, vì hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành.

2. Giải bài 47 trang 93 sgk Toán 8 tập 1

Cho hình 72 trong đó $ABCD$ là hình bình hành

a) Chứng minh $AHCK$ là hình bình hành.

b) Gọi $O$ là trung điểm của $HK$. Chứng minh rằng ba điểm $A, O, C$ thẳng hàng.

Giải bài tập Sách giáo khoa Toán 8 trang 92

Bài giải:

a) Xét hai tam giác vuông \(AHD\) và \(CKB\) có:

\( AD = CB\) (vì \(ABCD\) là hình bình hành)

\(\widehat {ADH} = \widehat {CBK}\) (hai góc ở vị trí so le trong)

Suy ra \(∆AHD = ∆CKB\) (cạnh huyền- góc nhọn)

Suy ra \(AH = CK\)

\(AH\bot BD\) và \(CK\bot BD\) suy ra \(AH//CK\)

Tứ giác \(AHCK\) có \(AH//CK\) và \(AH = CK\) nên là hình bình hành (theo dấu hiệu nhận biết hình bình hành),

b) Ta có hình vẽ sau:

Giải bài tập Sách giáo khoa Toán 8 trang 92

Xét hình bình hành \(AHCK\) có \(O\) là trung điểm của \(HK\), do đó \(O\) là giao điểm của hai đường chéo \(AC\) và \(HK\) của hình bình hành.

Hay \(A,O,C\) thẳng hàng.

3. Giải bài 48 trang 93 sgk Toán 8 tập 1

Tứ giác $ABCD$ có $E, F, G, H$ theo thứ tự là trung điểm của các cạnh $AB, BC, CD, DA$. Tứ giác $EFGH$ là hình gì? Vì sao?

Bài giải:

Giải bài tập Sách giáo khoa Toán 8 trang 92

Tứ giác $EFGH$ là hình bình hành.

Chứng minh:

♦ Cách 1:

$EB = EA, FB = FC$ (gt) nên $EF$ là đường trung bình của $∆ABC.$

Do đó $EF // AC$

Tương tự $HG$ là đường trung bình của $∆ACD$.

Do đó $HG // AC$

Suy ra $EF // HG (1)$

Tương tự $EH // FG (2)$

Từ (1) và (2) suy ra $EFGH$ là hình bình hành (dấu hiêu nhận biết 1).

♦ Cách 2:

$EF$ là đường trung bình của $∆ABC$ nên $EF = \frac{1}{2}AC.$

$HG$ là đường trung bình của $∆ACD$ nên $HG = \frac{1}{2}AC.$

Suy ra $EF = HG$

Lại có $EF // HG$ ( chứng minh trên)

Vậy $EFGH$ là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết 3).

4. Giải bài 49 trang 93 sgk Toán 8 tập 1

Cho hình bình hành $ABCD$, gọi $I, K$ theo thứ tự là trung điểm của $CD, AB$. Đường chéo $BD$ cắt $AI, CK$ theo thứ tự $M$ và $N$. Chứng minh rằng:

a) $AI // CK$

b) $DM = MN = NB$

Bài giải:

Giải bài tập Sách giáo khoa Toán 8 trang 92

a) Tứ giác $ABCD$ có $AB = CD, AD = BC$ nên là hình bình hành.

Tứ giác $AICK$ có $AK // IC, AK = IC$ nên là $AICK$ hình bình hành.

Do đó $AI // CK$

b) $∆DCN$ có $DI = IC, IM // CN.$

(vì $AI // CK$) nên suy ra $DM = MN (1)$

$∆ABM$ có $AK = KB$ và $KN // AM$ (vì $AI // CK$) nên $MN = NB. (2)$

Từ (1) và (2) suy ra $DM = MN = NB$

Bài trước:

  • Giải bài 43 44 45 trang 92 sgk Toán 8 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 50 51 52 53 trang 95 96 sgk Toán 8 tập 1

Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 8 với giải bài 46 47 48 49 trang 92 93 sgk toán 8 tập 1!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“