Công nghệ sinh học và phát triển thuốc

Cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) hay còn gọi là biến đổi gen đầu tiên được thương mại vào năm 1996. Trong hơn hai thập kỷ qua, mỗi năm hơn gần 20 triệu nông hộ và hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu đã được trải nghiệm các ích lợi đến từ việc tăng năng suất cây trồng, cải thiện dinh dưỡng, tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

Công nghệ sinh học và phát triển thuốc

Toàn cầu

Theo báo cáo cáo “Hiện trạng toàn cầu về thương mại hóa công nghệ sinh học/ cây trồng biến đổi gen năm 2018” của ISAAA, Tổng diện tích cây trồng CNSH năm 2018 là 191.7 triệu hecta, được canh tác tại 26 quốc gia (trong đó có 21 nước đang phát triền và 5 nước phát triển); sử dụng tại 70 quốc gia trên toàn cầu. So với năm đầu ứng dụng, diện tích canh tác cây trồng BĐG đã tăng 113 lần với tổng diện tích luỹ kế khoảng 2.5 tỷ ha là các số liệu khác cho thấy đây là công nghệ cây trồng được ứng dụng nhanh nhất trên thế giới. Với những quốc gia có quá trình canh tác liên tục trong nhiều năm như Hoa Kỳ USA, Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ, tỷ lệ trồng của các cây trồng chính ở mức gần tới 100% – thực tế này cho thấy nông dân yêu thích việc sử dụng các giống mới này hơn là các giống truyền thống.

Công nghệ sinh học và phát triển thuốc

Lý do của tốc độ ứng dụng ấn tượng như vậy rất đơn giản: cây trồng công nghệ sinh học đã mang đến những lợi ích đáng kể, nổi bật và toàn diện. Những phát kiến công nghệ sinh học đã được ứng dụng để cải thiện kỹ thuật canh tác và nâng cao năng suất cây trồng trên toàn thế giới bằng việc tăng cường sức đề kháng của cây đối với cỏ dại và sâu hại; giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu; duy trì và bảo vệ tiềm năng năng suất cây trồng.

Công nghệ sinh học và phát triển thuốc

Việc ứng dụng Công nghệ sinh học trong nông nghiệp mang đến những lợi ích thiết thực và rất đáng lưu tâm cho các quốc gia trên toàn thế giới cũng như khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Là quốc gia sản xuất và tiêu thụ ngô lớn trong khu vực và trên thế giới, tuy vậy trong những năm qua, sản  lượng sản xuất ngô của Việt Nam chỉ có thể đáp ứng từ 40 – 50% nhu cầu trong nước. Mặc dù là quốc gia có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho việc trồng ngô với khoảng hơn 1 triệu ha canh tác tại nhiều vùng trong cả nước, nông dân trồng ngô vẫn phải đối mặt với hai khó khăn chính đó là sâu hại và sự xâm lấn của cỏ dại. Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng ngô thu hoạch và thu nhập của nông dân.

Với cơ chế hỗ trợ ứng dụng CNSH vào sản xuất nông nghiệp, năm 2015 chính phủ đã chính thức cho phép canh tác ngô BĐG, tạo ra thêm lựa chọn cho nông dân trồng ngô trong ứng dụng các giống mới chống chịu sâu bệnh và kháng thuốc trừ cỏ tốt hơn, từ đó giúp bà con nông dân cải thiện thu nhập và thói quen canh tác thân thiện với môi trường.

Trong báo cáo “Tác động kinh tế xã hội nhờ ứng dụng ngô biến đổi gen tại Việt Nam” phát hành bởi PG Economics, nhóm tác giả đã dựa trên số liệu chính thức về tình hình canh tác ngô thực tế tại 7 vùng sinh thái của Việt Nam năm 2015, cân nhắc thói quen canh tác và mức độ ảnh hưởng của sâu hại và cỏ dại của mỗi vùng, từ đó phân tích sự thay đổi trong tác động về kinh tế, xã hội và môi trường khi ứng dụng ngô BĐG theo các tình huống khác nhau.

Công nghệ sinh học và phát triển thuốc

Một số lợi ích kinh tế xã hội tiềm năng nhờ ứng dụng ngô BĐG tại Việt Nam

  • Năng suất cao hơn và chất lượng hạt thương phẩm tốt hơn – kết quả của việc giảm bớt thiệt hại từ sâu hại và áp dụng biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả hơn
  • Giảm chi phí sản xuất kể cả khi nông dân phải trả chi phí cao hơn cho việc mua giống. Thu nhập của nông dân tăng lên, cải thiện đời sống nông dân và cộng đồng nông thôn:

Trong điều kiện áp lực sâu hại cao và quản lý cỏ dại hiệu quả, trồng ngô BĐG có thể giúp tăng năng suất thêm 12% nhờ công nghệ kiểm soát sâu hại hiệu quả; với mỗi 1 đô la chi phí đầu tư thêm cho hạt giống BĐG, nông dân có thể thu thêm khoảng 3.16 đô la lợi nhuận (nếu dùng thuốc trừ cỏ) và 5.48 đô la (nếu làm cỏ bằng tay).

  • Các tác động tích cực về môi trường do giảm bớt lượng thuốc trừ sâu sử dụng và chuyển sang phương thức kiểm soát cỏ dại thân thiện hơn với môi trường.
  • Lợi ích về môi trường do công nghệ này mang lại là rất rõ ràng, cả về giảm khối lượng thuốc sử dụng cả về cải thiện môi trường (tính theo chỉ số tác hại môi trường EIQ). Nếu diện tích đất trồng ngô HT chiếm 20%, ước tính tổng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng sẽ giảm 1,5% và cải thiện tác động tới môi trường, tính theo chỉ  số EIQ là 9,1 % . Trong trường hợp 60% diện tích canh tác ngô được ứng dụng ngô HT, tổng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng sẽ giảm 4,6% và chỉ số EIQ được cải thiện tới 27%.
  • Ngô BĐG cho phép nông dân không cần sử dụng thuốc trừ sâu để kiểm soát ACB, sâu hại chính trên ngô. Với diện tích ngô BĐG là 20%, lượng thuốc trừ sâu sẽ giảm khoàng 1/3 và nếu diện tích tăng lên 60%, thuốc trừ sâu được loại bỏ (tương đương loại bỏ 250.000 – 300.000 kg hoạt chất mỗi năm)
  • Gia tăng sản xuất trong nước – đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thức ăn chăn nuôi ngày một tăng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:
  • Nếu trồng ngô BĐG cho 20% diện tích trồng ngô hiện tại, tổng tăng trưởng kinh tế cho các khu vực nông thôn có thể lên tới 16.9 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Nếu tăng diện tích lên tới 60%, con số này là 110,8 triệu đô la Mỹ.)
  • Giảm (nhẹ) nhân công cần thiết cho canh tác và sản xuất

Công nghệ sinh học giúp thế giới phát triển

Các công ty trong mạng lưới đối tác của CropLife đều có đội ngũ những nhà khoa học đầu ngành về công nghệ sinh học với đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm và sự nhạy bén để nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới có thể giúp khai thác và đẩy mạnh tiềm năng giá trị của ngành nông nghiệp đối với kinh tế của toàn cầu.

Công nghệ sinh học hiện đại cho phép những nhà chọn tạo giống có thể chọn lựa những gen sản sinh ra các tính trạng mong muốn và cấy chúng từ một tế bào này sang một tế bào khác. Cây trồng công nghệ sinh học giúp quá trình lai tạo đó diễn ra một cách chính xác và có chọn lọc hơn rất nhiều so với các phương pháp lai tạo truyền thống trong việc tạo ra một tính trạng nông học mong muốn. Một thực tế ít được biết đến đó là từ hàng nghìn năm nay, nông dân đã sử dụng nhiều kỹ thuật lại tạo khác nhau để làm thay đổi cấu trúc gen của cây trồng nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất canh tác.

Các giải pháp công nghệ sinh học có thể hỗ trợ giải quyết được một số thách thức trong ngành nông nghiệp. CropLife trên toàn thế giới và CropLife Việt Nam luôn cam kết sẽ thúc đẩy giải quyết các thách thức và quan ngại chung của ngành thông quan thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất; đối thoại và cung cấp các thông tin đáng tin cậy, dễ hiểu tới tất cả các bên có liên quan. Nghiên cứu và kinh nghiệm của chúng tôi đã cho thấy rằng, chính phủ các nước, tổ chức phi chính phủ (NGOs) và người tiêu dùng càng hiểu biết đúng về công nghệ sinh học bao nhiêu, họ sẽ đón nhận các sản phẩm này vào thị trường lớn bấy nhiêu.

CropLife quan tâm đến lợi ích của người nông dân và hỗ trợ nông dân có thể tiếp cận các giải pháp và công cụ tốt hơn để cải thiện hiệu quả canh tác và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính họ và gia đình.