Giải sinh học lớp 9 bài 9

Soạn sinh học 9 bài 9 nguyên phân giúp bạn ôn tập kiến thức và trả lời tốt các câu hỏi bài tập trang 30 SGK Sinh học 9

Với những nội dung dưới đây, Bạn không chỉ trả lời tốt các câu hỏi bài tập trang 30 sách giáo khoa mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

Cùng tham khảo...

Nguyên phân

Kiến thức cơ bản sinh học 9 bài 9

1. Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó. Cấu trúc riêng biệt của mỗi NST được duy trì liên tục qua các thế hệ.

2. Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở kì trung gian và sau đó lại phân li đồng đều trong nguyên phân. Nhờ đó, hai tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ.

3. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định của bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

Hướng dẫn soạn sinh học 9 bài 9

Phần tìm hiểu thảo luận

▼ - Nghiên cứu bảng 9.1 và cho biết: số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không?

Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài. Trình độ tiến hóa của loài phụ thuộc và cấu trúc NST.

- Quan sát hình 9.2 và mô trả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng?

Bộ NST của ruồi giám có số lượng là 8 NST, về hình dạng: có mỗi cặp NST hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính hình que ở con cái; ở con đực một cặp NST giới tính gồm 1 NST hình que và 1 NST hình móc.

Dựa vào thông tin trên, hãy điền và bảng 9.2

➜ Tham khảo thêm: Trả lời câu hỏi thảo luận trang 27 sgk sinh học 9

Trả lời câu hỏi và bài tập

Gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập trang 30 sách giáo khoa sinh học 9:

Bài 1 trang 30 SGK sinh 9

Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

Trả lời

Ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật:

+ Tính đặc trưng về số lượng NST của một số loài sinh vật:

Loài người : 2n = 46

Tinh tinh 2n = 48

Gà 2n = 78

Ruồi giấm 2n = 8

+ Tính đặc trưng về hình dạng bộ NST của loài: ở loài ruồi giấm có hai cặp NST hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính hình que ở con cái. Ở con đực, một cặp NST giới tính gồm 1 NST hình que và 1 NST hình móc.

Bài 2 trang 30 SGK sinh 9

Sự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

a) Kì đầu

b) Kì giữa

c) Kì sau

d) Kì trung gian

Trả lời

Đáp án D: NST tiến hành nhân đôi ở kì trung gian

Bài 3 trang 30 SGK sinh 9

Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

Trả lời

Các kìNhững diễn biến cơ bản của NST
Kì đầu

- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt

- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động

Kì giữa

- Các NST kép đóng xoắn cực đại

- Các NST xếp thành một hành ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau- Hai Crômatit của từng NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành hai NST đơn phân li độc lập về 2 cực của tế bào
Kì cuối- Các NST đơn dãn xoắn, ở dạng sợi mảnh dần.

Bài 4 trang 30 SGK sinh 9

Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a) Sự phân chia đồng đều chất nhân tế bào cho hai tế bào con

b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

c) Sự phân chia đồng đều các crômatit về hai tế bào con

d) Sự phân chia đồng đều tế bào chất của hai tế bào mẹ cho hai tế bào con 

Trả lời

Quá trình nguyên phân thực chất là sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con

Đáp án B

Bài 5 trang 30 SGK sinh 9

Ở ruồi giấm 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

Trả lời

Đáp án: C

Ở kì trung gian, NST tự nhân đôi => Khi bước vào quá trình nguyên phân, tế bào ruồi giấm có bộ NST kép: 2n = 8 NST kép (16 crômatit)

Ở kì đầu và kì giữa NST của ruồi giấm đều ở trạng thái NST kép

Ở kì sau của quá trình nguyên phân hai crômatit của các NST kép tách nhau ra và di chuyển về hai cực của tế bào nên trong tế bào có 16 NST

✪ Trên đây những nội dung sơ lược các kiến thức cơ bản sinh 9 bài 9  và hướng dẫn trả lời các câu hỏi của bài học tại trang 30 sách giáo khoa. Mong rằng những tài liệu hướng dẫn soạn sinh 9 của Đọc Tài Liệu sẽ giúp bạn học tốt hơn môn học này.

Giải sinh học lớp 9 bài 9

  • Chu kì tế bào gồm kì trung gian và nguyên phân (sự phân bào nguyên nhiễm).
  • Nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
  • Sự biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào:
    • Kì trung gian: NST duỗi xoắn hoàn toàn, tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm 2 cromatit.
    • Kì đầu: Bắt đầu co xoắn
    • Kì giữa: NST cho xoắn cực đại
    • Kì sau: NST bắt đầu duỗi xoắn
    • Kì cuối NST duỗi xoắn.
  • Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện.
  • Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
  • Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
  • Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

=> Kết quả: Một tế bào trải qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ (2n NST).

3. Ý nghĩa của nguyên phân

  • Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào vào cơ thể.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1:  Nêu những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2:  Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

a, kì đầub, kì giữac, kì sau

d, kì trung gian

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

b. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

c. Sự phân li đồng đều các cromatit về 2 tế bào con.

d. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 30 - sgk Sinh học 9

Ở ruồi giấm 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

a. 4

b. 8

c. 16

d. 32

=> Xem hướng dẫn giải

Nội dung quan tâm khác

Trắc nghiệm sinh học 9 bài 9: Nguyên nhân (P2)

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Nguyên phân

    Lý thuyết Nguyên phân Sinh học 9 đầy đủ, hay nhất

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào

    Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

    Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Ý nghĩa của nguvên phân

    Ý nghĩa của nguvên phân. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào.

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Câu hỏi lý thuyết 1 trang 27 SGK Sinh học 9

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 27 SGK Sinh học 9

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Câu hỏi lý thuyết 2 trang 28 SGK Sinh học 9

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 28 SGK Sinh học 9

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Câu hỏi 1 trang 30 SGK Sinh học 9

    Giải bài 1 trang 30 SGK Sinh học 9. Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào ?

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Câu 2 trang 30 SGK Sinh học 9

    Giải bài 2 trang 30 SGK Sinh học 9. Sự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Câu hỏi 3 trang 30 SGK Sinh học 9

    Giải bài 3 trang 30 SGK Sinh học 9. Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân?

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Câu hỏi 4 trang 30 SGK Sinh học 9

    Giải bài 4 trang 30 SGK Sinh học 9. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì ?

  • Giải sinh học lớp 9 bài 9

    Câu hỏi 5 trang 30 SGK Sinh học 9

    Giải bài 5 trang 30 SGK Sinh học 9. Ở ruồi giấm 2n= 8. Một tế bào ruồi giám đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?