Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào Chúng cứ hát mãi

Tìm chủ ngữ,vị ngữ,trạng ngữ(nếu có) trong các câu sau:

a,Chiếc lá thoáng tròng trành,chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

b,Đột ngột và mau lẹ,bọ ve ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình,bám chặt lấy vỏ cây,rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.

c,Chiều nào cũng vậy,con chim họa mi không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

d,Cho nên vào những buổi chiều,tiếng hót có khi êm đềm,có khi rộn rã,như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch,tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

e,Về mùa xuân,khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa,lối vào chợ quê bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng.

g,Sau 80 năm giời làm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

h,Phía bên sông,xóm Cồn Hến nấu cơm chiều,thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc.

i,Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt,chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

k,Buổi sáng,ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ,con thuyền sẽ tới được bờ.

l,Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy;những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

(Bạn nào chắc chắn 100% kết quả các câu trên của mình là đúng thì giúp mình với)

Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào Chúng cứ hát mãi

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên :

- Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

- Bạn nhầm rồi ! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích :

- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

(Theo Truyện nước ngoài)

Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đặt trước câu trả lời đúng ở câu 1,2,3,6,8.

Mặt trời tỏa những tia nắng như thế nào?

A. Lấp lánh.

B. Chói chang.

C. Nhẹ nhàng.

D. ấm áp

Về mùa xuân , khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa , lối vào chợ quê , bắt đầu bật ra nhưng đóa hoa đỏ hồng , làm sáng bừng lên một góc trời , tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở , một lớp học vừa tan , một buổi liên hoàn đàn ca sắp bắt đầu ... Nghe nó mà xốn xang mãi không chán . Chúng chuyện trò râm ran , có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình , giữ mãi trong lòng hôm nay mới đc thổ lộ cùng bạn bè , nên ai cũng nói , cũng lắm lời , bất chấp bạn có lắng nghe hay không . 

Ba câu ở trên đc liên kết bằng cách nào ? 

Trong câu 2 và 3 có những đại từ nào ? thay thế cho từ ngữ nào ở câu 1 ?

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Tiếng hát buổi sớm mai

   Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.   Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.   Gió ngạc nhiên:   - Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.   Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:   - Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.   Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:   - Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

   (Theo Truyện nước ngoài)

d. Câu chuyện cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống?

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

   Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là một hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

   Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng. Gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.

   Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

   Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới.

    Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đầu dao cổ nghe vui tai:

                   Khói về rứa ăn cơm với cá

                  Khói về ri lấy đá chập đầu

    Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.

    Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê.

Theo Nguyễn Trọng Tạo

Nông giang: sông đào phục vụ sản xuất nông nghiệp

Rứa (tiếng Trung Bộ): thế, như thế

Ri (tiếng Trung Bộ): thế này, như thế này

Phân tích từng câu:
- Chúng tôi cứ hát mãi,hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông: Liên kết với nhau bằng dấu ,
- Không gian như một cái chuông lớn vô cùng theo suốt mùa thu : Liên kết với nhau bằng từ như
-
Âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối , đất đai: Liên kết với nhau bằng từ của,và,và dấu,

10. Hai câu "Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai." liên kết với nhau bằng cách nào ?

a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ thay cho từ...

b) Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ ....

c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.

Các câu hỏi tương tự

1. Các câu: "Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ." được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Thay thế từ ngữ

2. Các câu: "Mùa xuân về. Nó đem đến sức sống cho muôn loài." được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Thay thế từ ngữ

3. Các câu: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ sẽ không bao giờ ngừng đập. Không bao giờ …” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Thay thế từ ngữ

4. Các câu: “Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới .” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Thay thế từ ngữ

C. Cả A và B

5. Các câu: “Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn trước. Đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Thay thế từ ngữ

C. Cả A và B

6. Các câu: “Chim sẻ rất thích ăn những hạt kê. Nó đi ra đồng từ sáng sớm để tìm những hạt kê thơm ngon mang về.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Thay thế từ ngữ

C. Cả A và B

CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT RA GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!