Hàm ý nghĩa là gì

Mục lục

1. Khái niệm [edit]

2. Cách sử dụng [edit]

3. Tác dụng [edit]

  • Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ có trong câu.
  • Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

Cách sử dụng [edit]

  • Hàm ý phụ thuộc vào tình huống giao tiếp. Cùng một câu nhưng nói trong những tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau.

Hàm ý nghĩa là gì
Cùng một câu: "Trời sắp mưa đấy!" có thể hiểu hàm ý:

      + Ra cất quần áo vào

      + Mang áo mưa đi

      + Đừng đi nữa

  • Để sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện:

          - Người nói (viết) có ý thức diễn đạt hàm ý trong câu.

          - Người nghe (đọc) có đủ năng lực suy đoán hàm ý.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, có những trường hợp người nghe (đọc) tự suy ra những hàm ý không nằm trong chủ đích của người nói (viết).

  • Có nhiều cách để tạo hàm ý trong câu:

          - Cố tình vi phạm các pương châm hội thoại và quy tắc xưng hô

Hàm ý nghĩa là gì
 "Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!"

(Theo "Truyện cười dân gian Việt Nam")

Các từ in đậm vi phạm phương châm về lượng do có hàm ý khoe khoang.

          - Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp

Hàm ý nghĩa là gì
 "Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?"

                                                                                                       (Nam Cao)

Câu in đậm là câu hỏi nhưng được dùng với mục đích khẳng định: "Tôi cũng không sung sướng hơn" - đó cũng làm hàm ý của câu.

Tác dụng [edit]

Sử dụng hàm ý có nhiều tác dụng:

  • Đảm bảo lịch sự, tế nhị trong giao tiếp
  • Dễ dàng chối bỏ trách nhiệm khi cần vì không trực tiếp nói ra điều đó mà do người nghe tự suy ra


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Hàm ý nghĩa là gì

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Khi nói chuyện hoặc trong văn học chúng ta thường bắt gặp những câu nói, câu văn mang hàm ý. Vậy hàm ý là gì là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.

Theo định nghĩa trong Sách giáo khoa Ngữ Văn đưa ra cách hiểu về hàm ý là gì? như sau: “ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy”.

Có thể thấy ngoài nghĩa trực tiếp mà câu nói nhắc đến thì có thể có một tầng nghĩa hàm ý. Người nghe, người đọc có thể suy diễn ra và tự hiểu. Nghĩa hàm ý còn gọi là hàm ngôn hoặc hàm ẩn. Hàm ý là ý nghĩa ta không nhìn thấy ngay được mà phải suy ngẫm, khám phá. Nếu một câu có nghĩa hàm ý thì nghĩa hàm ý mới là ý nghĩa quan trọng nhất của câu.

Ví dụ:

“ Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Ngày thì ước những ngày mưa,

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.”

(Ca dao)

Bài ca dao trên tả hình ảnh của ông chú với nhiều tính nết xấu mà qua đó hàm ý về những thói hư tật xấu đáng chê trách của con người; thể hiện thái độ giễu cợt, mỉa mai của người đời với những thói xấu ấy. Cũng như khuyên nhủ mọi người nên sống lành mạnh, chăm chỉ lao động tránh xa những thói hư tật xấu.

Hàm ý nghĩa là gì

Tác dụng của hàm ý

Hàm ý cũng có rất nhiều tác dụng khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong văn chương và lời nói hàng ngày. Một số tác dụng của cách nói hàm ý giúp:

– Cách nói hàm ý giúp tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường. Khiến người nghe, người đọc chú ý vào ý của câu nói.

– Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.

– Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.

– Bên cạnh đó khi sử dụng cách nói hàm ý, người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý. Do việc hiểu từ phía người nghe tự suy ra.

Ví dụ về hàm ý

Có thể thấy hàm ý được sử dụng rất nhiều trong ca dao tục ngữ, văn chương với nhiều hàm nghĩa khác nhau nhằm những mục đích khác nhau. Hàm ý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: mời mọc, rủ rê, từ chối, đề nghị kín đáo, hoặc có khi là lời thiếu thiện chí mà người nói người viết bày tỏ qua văn chương, qua lời nói của bản thân.

Nhằm giúp độc giả hiểu rõ và cụ thể hơn về hàm ý là gì bài viết xin đưa ra các ví dụ cụ thể để bạn đọc hình dung dễ hơn.

Cháy nhà ra mặt chuột.

Hàm ý của câu nói chỉ những kẻ cơ hội khi có hoạn nạn thì mới biết bản chất thật sự của con người ra sao.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Uống nước nhớ nguồn.

Hàm ý của câu tục ngữ chỉ sự biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ cha ông chúng ta.

 “ Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

(Ca dao)

Qua lời mượn việc hỏi lối vào của vườn hồng mà hàm ý câu nói bày tỏ sự giao duyên giữa chàng trai và cô gái. Chàng trai kín đáo hỏi cô gái cô người thương hay chưa và cô gái trả lời qua đối đáp câu hỏi của chàng trai. Hàm ý được thể hiện kín đáo.

Đất lành chim đậu.

Hàm ý câu nói mang nghĩa về nơi nào có điều kiện tốt đẹp thì con người mới định cư sinh sống, tập trung đông đúc.

 “ Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi ,nếm thử mà xem !

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”.

(Ca dao)

Qua hình ảnh về củ ấu gai mang hàm ý chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa đã bày tỏ về mình. Người phụ nữ ấy muốn bày tỏ tấm lòng son sắt, trong trắng, thủy chung, công dung ngôn hạnh của mình được ẩn bên trong lớp vỏ ngoài xấu xí. Người phụ nữ muốn khẳng định mình trong cuộc sống, được mọi người hiểu và cảm thông tấm lòng son sắt của họ.

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.

(Ca dao)

Câu ca dao như lời than phiền trước sự khó nhọc của người nông dân vất vả. Mượn hình ảnh con cò để nói lên hình ảnh người phụ nữ tần tảo, chịu lội sông, lội suối để đưa gạo cho chồng để con khóc ở nhà một mình.

Chồng người đi ngược về xuôi,

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

(Ca dao)

Câu ca dao đã hàm ý nói về tâm sự buồn bã, thất vọng và xấu hổ của người vợ có anh chồng lười nhác, hèn kém về mọi mặt.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Hàm ý là gì đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6560 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.