Hệ quả giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, ( giờ địa phương hay giờ mặt trời).

Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT ( Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ba đầu.

Hiện tượng Mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa ( tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt trái đất) được gọi là Mặt trời lên thiên đỉnh. Ở Trái đất, hiện tượng này chỉ cần lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23º27N ( ngày 22 – 12 cho tới 23º27B ( ngày 22 – 6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23º22’N, điều đó làm cho ta có cảm giác Mặt trời di chuyển.

Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục trặc của Trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất không đổi phương trong không gian.

Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân ( 21 – 3), hạ chí ( 22 – 6), thu phân ( 23- 9) và đông chí( 22 – 12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.

Trong khoảng thời gian từ ngày 21 – 3 đến 23 – 9 , bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, đó là mùa xuân và hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm.

Trong khoảng thời gian từ ngày 23 – 9 đến 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc độ chiếu sáng lớn, đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại.

Riêng hai ngày 21 – 3 và 23 – 9, Mặt thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau.

Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm khác nhau, càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.

Câu 1:

Nếu Trái đất không tự quay theo hướng từ Tây sang Đông thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái đất?

Câu 2:

Hãy phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ múi.

Câu 3:

Vì sao có đường chuyển ngày quốc tế. Nêu quy ước quốc tế về đổi ngày?

Câu 4:

Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời? Tại sao có chuyển động này?

Câu 5:

Mùa ở hai nửa cầu diễn ra như thế nào? Giải thích tại sao như thế.

Câu 1:

Trên Trái đất có ngày và đêm luân phiên nhau là do.

  • Trái đất có hình khối cầu
  • Trái đất tự quay quanh trục Bắc – Nam
  • Trái đất vừa tự quay, vừa chuyển động quanh Mặt trời
  • Trái đất là hành tinh của hệ Mặt trời, có hình khối cầu và tự quay quanh trục Bắc – Nam.

Câu 2:

Theo quy ước, đường chuyển ngày quốc tế là.

  • đường phân biệt ngày đêm trên Trái đất
  • kinh tuyến qua giữa múi giờ gốc
  • kinh tuyến 180º ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình dương
  • kinh tuyến đi qua giữa Thái Bình dương

Câu 3:

Phải chọn một kinh tuyến làm đường đổi ngày quốc tế vì

  • cùng một lúc trên Trái đất có thời gian khác nhau giữa các địa điểm
  • trên Trái đất bao giờ cũng có hai ngày khác nhau
  • có sự luân phiên trên Trái đất
  • theo quy ước tính giờ, trên Trái đấr bao giờ cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau.

Câu 4:

Số lượng khu vực giờ của mỗi quốc gia tương quan thuận với diện tích lãnh thổ của quốc gia đó.

Câu 5:

Quốc gia nào dưới đây có lãnh thổ rộng lớn nhưng chỉ dùng chung một giờ cho cả nước?

  • Liên Bang Nga
  • Ca – na – da
  • Trung Quốc
  • Hoa Kỳ

Câu 6:

Quốc gia nào sau đây đón năm mới ( theo dương lịch sớm hơn cả?)

  • Hoa kỳ
  • Anh
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc

Câu 7:

Giờ của địa phương là.

  • giờ của kinh tuyến qua địa phương đó
  • giờ Mặt trời
  • giờ của khu vực có giờ địa phương đó
  • A và B đúng.

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?

Hệ quả giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế bắt đầu đi từ Bắc cực, qua eo biển Bering, Thái Bình dương, cho đến tận Nam cực (Ảnh: gi.alaska)

Vấn đề này đã có không ít những cuộc tranh luận và cũng xảy ra biết bao nhiêu lầm lẫn và phiền toái. Kể rằng, thế kỷ 19, một thị trấn nhỏ gần Ivancoxevich, nước Nga có một nhân viên bưu điện 7 giờ sáng ngày 1 tháng 9 đánh một bức điện cho bưu điện Chicago. Nhưng điện trả lời lại nói là nhận được lúc 9 giờ 28 phút ngày 31 tháng 8... Điều này khiến chẳng ai hiểu được vì sao đánh điện đi vào tháng 9, người nhận lại nhận được vào tháng 8? Những chuyện như vậy hồi đó vẫn thường xảy ra.

Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884 đã quy định một đường thay đổi ngày quốc tế. Đường này nằm trên kinh độ 180 trong Thái Bình dương. Đây là đường ranh giới giữa "hôm nay" và "ngày mai". Để tránh việc trong cùng 1 nước lại có 2 ngày tháng, đường ranh giới này trên thực tế không  phải là một đường gấp khúc. Đường đi bắt đầu từ Bắc cực, qua eo biển Bering, Thái Bình dương, cho đến tận Nam cực. Như vậy sẽ không phải đi qua bất cứ nước nào. Nửa đêm trên đường này lại đúng là 0 giờ, giờ địa phương. Theo quy định, hễ đi ngang qua đường này, ngày tháng sẽ phải thay đổi. Đi từ Tây sang Đông qua đây phải thêm 1 ngày. Đi từ Đông sang Tây phải giảm đi 1 ngày.

Đường đổi ngày quốc tế là ranh giới bắt đầu và kết thúc của 1 ngày, nên múi giờ 12 Đông Tây mà nó đi qua trở thành một múi giờ đặc biệt. Trong múi giờ này, thời gian thống nhất nhưng ngày tháng lại không thống nhất, chỉ cách nhau 1 vạch. Vậy là lại chênh nhau 1 ngày, phía Tây sớm hơn phía Đông 1 ngày. Những người sống trên bán đảo Kamchatka sẽ đón giao thừa sớm nhất thế giới, còn người sống lả Alaska lại phải đợi 1 ngày đêm nữa mới được ăn Tết, trong khi họ chỉ cách nhau trong gang tấc.

H.T (Theo Bách khoa tri thức)

Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Câu 6: Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực. Tại sao trên Trái Đất lại có đường chuyển ngày quốc tế?

Lời giải

* Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực

– Giờ địa phương:

+ Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng.

+ Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời.

– Giờ khu vực:

+ Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực)

+ Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuych ở Anh).

* Giải thích

– Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ 0 và 24 trùng nhau. Vì thế, cần có đường chuyển ngày quốc tế.

– Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180l) thì tăng thêm một ngày lịch.