Tiền đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán năm 2024

Phạt, bồi thường vi phạm kinh doanh đôi lúc cũng xảy ra đối với doanh nghiệp nhưng không phải lúc nào khoản thu bồi thường cũng ghi nhận vào thu nhập khác.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

"Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định ...".

Như vậy, khoản bồi thường bằng tiền thì bên bồi thường và bên nhận bồi thường không phải xuất hóa đơn mà chỉ lập chứng từ chi tiền, thu tiền theo quy định. Riêng bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ thì bên bồi thường phải xuất hóa đơn; bên nhận bồi thường được kê khai, khấu trừ thuế bình thường.

\>> Hạch toán khoản bị phạt, truy thu thuế sau thanh tra quyết toán thuế

Một số khoản tiền phạt, tiền bồi thường có thể kể đến như: Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự) ...

Nguyên tắc kế toán các khoản phạt, bồi thường

Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:

-

Đối với bên bán

:

Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác (TK 711).

-

Đối với bên mua

:

+ Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán.

Ví dụ: Khi nhà thầu thi công chậm tiến độ, chủ đầu tư được phạt nhà thầu theo đó được quyền thu hồi lại một phần số tiền đã thanh toán cho nhà thầu thì số tiền thu hồi lại được ghi giảm giá trị tài sản xây dựng. Tuy nhiên nếu khoản tiền phạt thu được sau khi tài sản đã được thanh lý, nhượng bán thì khoản tiền phạt được ghi vào thu nhập khác.

+ Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh.

Ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhận hàng và được phạt người bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thu được ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu được. Trường hợp người mua vẫn nhận hàng và số tiền phạt được giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua được ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thu nhập khác.

Hạch toán các khoản tiền phạt, tiền thu bồi bồi thường

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì các khoản bồi thường, phạt nhận được kế toán cần phải xem xét bản chất từng trường hợp cụ thể để hạch toán phù hợp, có thể được ghi giảm vào giá trị tài sản hoặc ghi nhận vào thu nhập khác.

+ Phản ánh các khoản thu tiền phạt

- Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản, kế toán ghi:

Nợ các TK liên quan

Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211…

- Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác, kế toán ghi nhận bút toán sau:

Nợ các TK liên quan

Có TK 711 - thu nhập khác.

+ Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh...), ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Trong một số trường hợp khi có phát sinh thu nhập, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trong đó đóng các loại thuế theo quy định. Vậy, trường hợp được hưởng tiền đền bù giải phóng mặt bằng có phải đóng thuế không?

Tiền đền bù giải phóng mặt bằng có phải đóng thuế không?

Tiền đền bù giải phóng mặt bằng là khoản tiền Nhà nước chi trả cho người sử dụng đất khi bị thu hồi đất theo quy định pháp luật. Vậy tiền đền bù giải phóng mặt bằng có thuộc trường hợp phải đóng thuế không?

– Đối với thuế thu nhập cá nhân:

Tại điểm n khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:

Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế

1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

  1. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:

n.3) Thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là tiền bồi thường, hỗ trợ do Nhà nước thu hồi đất, kể cả các khoản thu nhập do các tổ chức kinh tế bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất theo quy định.

Căn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi đất, bồi thường tái định cư và chứng từ chi tiền bồi thường.

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp người dân nhận được khoản tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

– Đối với thuế giá trị gia tăng:

Căn cứ căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.”

Theo quy định nêu trên, đối với khoản tiền đền bù do nhà nước thu hồi đất thuộc trường hợp không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng.

Tóm lại, trường hợp cá nhân bị thu đất được nhà nước trả tiền đền bù thu hồi đất thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Tiền đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán năm 2024
Tiền đền bù giải phóng mặt bằng có phải đóng thuế không? (Ảnh minh họa)

Tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng thế nào?

Điều 74 Luật Đất đai 2013 nêu rõ, đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất

Về cách tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng, điểm d khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 quy định, giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Cụ thể, khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 quy định việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.

Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cấp tỉnh quyết định.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 15 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định, căn cứ theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất và kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường, UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể.

Giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi được tính như sau: