Hình thức bán lẻ thuốc nào sau đây mới được bổ sung vào luật dược 105/2022/qh13?

STO - Hiện nay, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã chính thức công bố giá bán thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir. Việc này nhằm giúp người mắc Covid-19 mức độ nhẹ và vừa có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị. Tuy nhiên, từ đây cũng gây ra tâm lý muốn mua thuốc điều trị Covid-19 dự trữ sẵn, sử dụng thuốc khi chưa nắm rõ các nguyên tắc, hướng dẫn sử dụng thuốc, gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn. Để giúp mọi người nắm rõ các nguyên tắc, hướng dẫn sử dụng thuốc khi có nhu cầu, phóng viên Báo Sóc Trăng có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thành Tuấn - Phó Giám đốc Sở Y tế xoay quanh nội dung này.

Hình thức bán lẻ thuốc nào sau đây mới được bổ sung vào luật dược 105/2022/qh13?
Phóng viên: Thưa bác sĩ, hiện tại trên địa bàn tỉnh nơi nào được phép bán lẻ thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir?

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thành Tuấn: Căn cứ vào quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ thuốc quy định tại Điều 47 và 48 Luật Dược 105/2016/QH13: đối với nhà thuốc, tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật Dược quy định được mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin. Đối với quầy thuốc tại điểm b khoản 1 Điều 48 của Luật Dược quy định mua và bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin.

Căn cứ vào Thông tư số 07/2017/TT-BYT, ngày 3-5-2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc không kê đơn và Thông tư số 19/2018/TT-BYT, ngày 30-8-2018 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu, Molnupiravir không nằm trong 2 danh mục nêu trên nên quầy thuốc không được bán. Do đó, hiện nay các nhà thuốc trên địa bàn của tỉnh có thể mua thuốc Molnupiravir để bán lẻ.

Phóng viên: Người dân có nhu cầu mua thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir cần điều kiện gì?

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thành Tuấn: Ngày 17-1-2022, thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành tại Quyết định số 69/QĐ-QLD: Molravir 400mg (Molnupriravir 400mg), Movinavir (Molnupriravir 200mg), Molnupriravir Stella 400mg (Molnupriravir 400mg), theo phụ luc III, tờ hướng dẫn sử dụng tại quyết định này: thuốc được chỉ định điều trị Covid-19, do đó căn cứ Công văn số 1517/BYT-KCB, ngày 6-3-2008 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, thuốc Molnupiravir là thuốc phải kê đơn và bán theo đơn.

Thuốc kê đơn khi sử dụng phải có đơn của bác sĩ và việc kê đơn phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT, ngày 29-12-2017 của Bộ Y tế.

Phóng viên: Những trường hợp nào được chỉ định sử dụng thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir thưa bác sĩ?

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thành Tuấn: Theo Quyết định số 437/QĐ-BYT, ngày 27-2-2022 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, đối với Molnupiravir được chỉ định như sau:

- Bệnh nhân Covid-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Người bệnh nhiễm Covid-19 không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà hoặc các cơ sở thu dung điều trị Covid-19.

- Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị Molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

Phóng viên: Bác sĩ có những khuyến cáo gì về việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir của người dân?

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thành Tuấn:  Việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ thăm khám, chỉ định, kê đơn và hướng dẫn sử dụng. Thuốc sẽ không được chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn với Monulpiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Chú ý, cho đến hiện nay thuốc này khuyến cáo: không sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc. Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

Phụ nữ cho con bú: khuyến cáo không cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng. Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Monulpiravir cuối cùng.

Hiện nay, Bộ Y tế đã phân bổ thuốc điều trị Covid-19 cho Sóc Trăng với các loại thuốc sau: thuốc điều trị cho bệnh nhân nặng: Remdesivir 100mg, kháng thể đơn dòng (Casirivimab + imdevimab), thuốc được phân bổ cho các bênh viện điều trị Covid-19 miễn phí cho bệnh nhân. Thuốc điều trị cho bệnh nhân nhẹ: Favipiravir 200mg, Molnupiravir 200mg, thuốc được phân bổ cho các đơn vị tuyến tỉnh, huyện để điều trị miễn phí cho bệnh nhân nội trú hoặc tại nhà thông qua các trạm y tế lưu động.

Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

HOÀNG PHÚC (Thực hiện)

Luật Dược năm 2016 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016; có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Vậy nội dung chính của luật này gồm những gì? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Số hiệu:105/2016/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:06/04/2016Ngày hiệu lực:01/01/2017
Ngày công báo:20/05/2016Số công báo:Từ số 343 đến số 344
Tình trạng:Còn hiệu lực

Mời bạn đọc xem thêm bài viết Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân hiện nay

Luật Dược 2016 quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc;…

Luật Dược 2016 quy định các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược gồm:

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
  • Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
  • Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở KCB.

Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13:

  • Chấm dứt hoạt động kinh doanh dược.
  • Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại Điều 33 và Điều 34 Luật Dược.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được cấp nhưng không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
  • Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dược.

Thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm về an toàn, hiệu quả;
  • Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc tại Điều 61 Luật về Dược và pháp luật liên quan;
  • Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc.

Theo Luật Dược năm 2016, cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được chế biến, bào chế, bốc thuốc cổ truyền theo bài thuốc, đơn thuốc để sử dụng và bán lẻ theo đơn tại chính cơ sở đó.

  • Thông tin cho người hành nghề KCB bao gồm tên thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng,…
  • Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và vấn đề cần lưu ý;
  • Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.

Luật Dược quy định: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và phương pháp kiểm nghiệm chung được quy định trong Dược điển Việt Nam.

Việc áp dụng phương pháp kiểm nghiệm trong từng chuyên luận của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được ghi trong Dược điển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện áp dụng.

Tải xuống Luật Dược 2016 [351.00 KB]

Câu hỏi thường gặp

Dược liệu giả là gì?

Dược liệu giả là dược liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:– Không đúng loài, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo.– Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu bị cố ý chiết xuất hoạt chất.

– Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.