Hình thức văn học mới tiểu thuyết phát triển ở thời nào

Hình thức văn học mới tiểu thuyết phát triển ở thời nào

60 điểm

NguyenChiHieu

Một loại hình văn học - nghệ thuật mới rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là A. Thơ B. Kịch nói C. Kinh kịch

D. Tiểu thuyết

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án cần chọn là: D. Tiểu thuyết Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ở thời Minh, Thanh. Với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung; Thủy Hử của Thị Nại Am; Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân; Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần,…

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Điểm giống nhau giữa cách mạng Nga 1905 – 1907 và cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là A. Chống lại chế độ quân chủ, lật đổ ách thống trị của nhà vua B. Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo C. Diễn ra trong thời đại đế quốc chủ nghĩa D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
  • Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á? A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực
  • Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản” vào thời gian nào? A. Tháng 4-1847. B. Tháng 5-1847. C. Tháng 6-1847. D. Tháng 7-1847.
  • Chữ viết của người Hi Lạp và Rô – ma thời kì cổ đại có đặc điểm gì nổi bật? A. Nhiều hình, nét kí hiệu phức tạp, khó nhớ. B. Khả năng phổ biến bị hạn chế rất nhiều. C. Kí hiệu đơn giản, khả năng ghép chữ linh hoạt D. Chủ yếu là chữ tượng hình, khó nhớ.
  • Từ năm 1947 đến năm 1954 bác Tôn sống và làm việc tại đâu
  • Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ hệ tư tưởng nào sau đây không còn phù hợp? A. Hệ tư tưởng nông dân. B. Hệ tư tưởng tư sản. C. Hệ tư tưởng trí thức. D. Tất cả các phương án trên.
  • Đặc điểm nổi bật nhất của quốc gia cổ Cham-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là A. Vương quốc phát triển đến đỉnh cao B. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng, phía Bắc đến tận sông Gianh (Quảng Bình), phía Nam đến sông Dinh (Bình Thuận) C. Việc buôn bán với nước ngoài trở nên nhộn nhịp, sầm uất D. Bước vào giai đoạn suy thoái, rồi dần dần hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
  • Đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế Đức có đặc điểm gì A. Kinh tế tư bản phát triển nhanh, trở thành một nước công nghiệp B. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển chậm chạp C. Kinh tế phong kiến vẫn còn phổ biến trên cả nước D. Kinh tế tư bản chỉ phát triển trong nông nghiệp
  • Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta? A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ
  • Tổ chức nào do Lê -nin thành lập năm 1895 được coi là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng? A. Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. B. Hội đấu tranh giải phóng nhân dân Nga. C. Liên hiệp giải phóng nhân dân Nga. D. Hội đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Tiểu thuyết Minh Thanh phát triển với nhiều sáng tác tiểu thuyết hay, cho ra đời không ít những tác phẩm nổi tiếng vì thế thời kỳ Minh, Thanh được gọi là thời đại của tiểu thuyết Trung Quốc.

Tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc được hình thành khá sớm, vào thời Đông Tây Tấn và Nam Bắc Triều đã có tiểu thuyết Chí quái và Dật Sự ( chuyện bên lề về danh nhân). Thời Đường thì có tiểu thuyết truyền kỳ nhưng cái ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu thuyết Minh, Thanh chính là tiểu thuyết Thoại Bản (một hình thức tiểu thuyết Bạch thoại phát triển từ thời Tống, chủ yếu kể chuyện lịch sử và đời sống xã hội đương thời, thường dùng làm cốt truyện cho các nghệ nhân sau này.) của thời kỳ Tống Nguyên. Cùng học tiếng Trung Quốc tại nhà điểm danh các bộ tiểu thuyết Minh Thanh nổi tiếng nhé!

Từ đời Minh văn học Trung Quốc phát triển rất rực rỡ với nhiều thể loại tiểu thuyết:

– Tiểu thuyết chương hồi gồm nhiều đề tài phong phú.

– Tiểu thuyết lịch sử (giảng sử) hoặc tiểu thuyết anh hùng

– Tiểu thuyết hiệp nghĩa (hiệp khách, kiếm khách, võ hiệp) còn gọi truyện anh hùng giai nhân

– Tiểu thuyết thế tình (xã hội) còn gọi truyện tài tử giai nhân

– Tiểu thuyết tiên quái thần quỷ….

Tiểu thuyết chương hồi ở nhà Minh chưa có nhiều sự đột phát thì đến đời Thanh được coi là bước phát triển đã tới thời điểm hoàng kim. 

Các tác phẩm nổi tiếng của tiểu thuyết văn học thời Minh Thanh: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh, Chuyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử) của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Tử bất Ngữ của Viên Mai,…

Điểm chung:

Kết cấu: Theo trình tự thời gian, cái gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau. Không theo dạng xuyên không, Không đảo ngược thứ tự theo diễn biễn tâm lý nhân vật.

Tính cách nhân vật: Thông qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật độc giả có thể tự đúc kết tính cách, phong thái nhân vật, không cần sự thuyết minh phân tích của nhà văn.

Thủ pháp ước lệ và công thức: được dùng trong miêu tả, lý giải, là thủ pháp miêu tả điển hình của văn cổ – trung đại.

Điểm khác biệt

Tiểu thuyết thời Minh Tiểu thuyết thời Thanh
Sáng tác dân gian được nhà văn bác học viết lại có căn cứ theo sử sách. Sáng tác cá nhân, không chịu ràng buộc bởi sử sách, gần với tiểu thuyết hiện đại hơn, có bước tiến rõ rệt về nghệ thuật.
Có thể gọi tiểu thuyết Minh là tiểu thuyết anh hùng Tiểu thuyết Thanh là tiểu thuyết sinh hoạt (tâm lý xã hội).

Văn học Trung Quốc đến thời kỳ Minh Thanh đã phát triển vô cùng rực rỡ, bằng chứng là để lại 4 tác phẩm lớn được mệnh danh là “Tứ đại danh tác”.

Xem thêm: Những tứ đại của Trung Quốc mà bạn chưa biết

Hình thức văn học mới tiểu thuyết phát triển ở thời nào

Tam Quốc Diễn Nghĩa là tiểu thuyết Lịch sử diễn nghĩa, viết về những cuộc tranh đấu phức tạp của 3 nước Ngụy, Thục và Ngô. Cuốn tiểu thuyết miêu tả hơn 400 nhân vật với những sự kiến kin tế, chính trị, quân sự chủ yếu là khắc họa những tranh đấu liên miên và cá tính nhân vật như Lưu Bị , Quan Vũ, Gia Cát Lượng, Tào Tháo… họ đều là những nhân vật nổi tiếng Trung Quốc trước đây và sau này.

Hình thức văn học mới tiểu thuyết phát triển ở thời nào

Tiểu thuyết Trung Quốc Thủy Hử thì lại phản ánh những cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc thời cổ đại. Cuốn tiểu thuyết lấy 108 vị anh hùng khởi nghĩa Lương Sơn để miêu tả cuộc sống xã hội cuối thời kỳ Bắc Tống. Đồng thời lên án, tố cáo 1 xã hội đen tối, thối nát cũng như ca ngời tinh thần khởi nghĩa của nhân dân. Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết đã có ảnh hưởng rất lớn đối với những cuộc khởi nghĩa nông dân sau này của Trung Quốc.

Hình thức văn học mới tiểu thuyết phát triển ở thời nào

Với Tây Du Ký, ta có thể thấy 1 bộ tiểu thuyết thần yêu mang màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Câu chuyện chủ yếu kể về 3 đồ đệ Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới và Sa Tăng bảo về Đường Huyền Sư sang tây Trúc thỉnh kinh. Tiểu thuyết không chỉ miêu tả thiện ác, đúng sai mà tạo ra được thế giới ảo tưởng có thần , quỷ , yêu , ma từ đó phản ánh chính nghĩa, lòng dũng cảm cũng như tinh thần đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

Hình thức văn học mới tiểu thuyết phát triển ở thời nào

Kim Bình Mai là 1 bộ tiểu thuyết Trung Quốc xoay quanh về cuộc sống của 1 gia đình, được diễn biến từ 1 đoạn trong Thủy Hử. Toàn bộ tiểu thuyết miêu tả về cuộc sống của gia đình Tây Môn Khánh từ xa hoa đến suy đồi và cho đến khi tán gia bại sản. Từ đó phản ảnh sự ăn chơi xa đọa của tầng lớp quý tộc phong kiến.

Không phải đến thời đại nhà Minh, Thanh thì Trung Quốc mới có các bộ tiểu thuyết. Nhưng phải đến thời kỳ này, tiểu thuyết Trung Quốc thực sự ghi tạc dấu ấn khó phai trong lòng người dân khi chỉ tại Trung Hoa mà trên toàn thế giới. Hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết thời kỳ này của Trung Quốc đều được khắp năm châu yêu thích, chuyển thể thành phim và tái khởi quay nhiều lần.

Xem thêm: