Giáo trình Luật Hiến pháp Đại học Quốc gia Hà Nội Pdf

Giáo trình Luật Hiến pháp Đại học Quốc gia Hà Nội Pdf
150
Giáo trình Luật Hiến pháp Đại học Quốc gia Hà Nội Pdf
3 MB
Giáo trình Luật Hiến pháp Đại học Quốc gia Hà Nội Pdf
1
Giáo trình Luật Hiến pháp Đại học Quốc gia Hà Nội Pdf
39

Giáo trình Luật Hiến pháp Đại học Quốc gia Hà Nội Pdf

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 150 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa Luật Nguyễn Đăng Dung Chủ Biên Luật Hiến pháp Việt Nam Nhà Xuất Bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2006 http://www.ebook.edu.vn 7 Lời nói đầu Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đang từng bước xây dựng trên đất nước Việt Nam. Nhà nước pháp quyền có rất nhiều đòi hỏi khác nhau theo cách thức phân tích và tiếp cận của từng người. Nhưng đòi hỏi tuân thủ Hiến pháp của mọi hoạt động xã hội trong đó trước hết là việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Vì vậy việc giảng dạy, phổ biến và tuyên truyền Hiến pháp có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của xã hội hiện nay. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt nam của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội xuất bản năm 1999 là giáo trình tái bản lần thứ ba có bổ sung cuốn giáo trình Luật Nhà nước Việt Nam năm 1992. Nội dung của những cuốn giáo trình vẫn nặng ở việc tham khảo các giáo trình của Liên xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây của cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Với tinh thần mạnh dạn cải tổ và đổi mới, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam này được cơ cấu lại và viết lại trên các quy định của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi năm 2001, và những kiến thức mới thu nhận được trong những năm đổi mới gần đây. Giáo trình được chia ra làm hai phần tương ứng với hai học phần hiện nay của chương trình giáo dục đại học của Bộ Giáo dục – Đào tạo: Phần thứ nhất - Những vấn đề chung về Hiến pháp và Phần thứ hai - Những chế định cơ bản của Hiến pháp. Hết sức mong được sự đóng góp của các quý độc giả. http://www.ebook.edu.vn 8 Phân công Biên soạn - Nguyễn Đăng Dung viết các chương I, II (1, 2, 3), III, IV, V, VI, VII, VIII, IX ( 1, 2, 4, 4, 5, 6), X, XI, XII - Bùi Xuân Đức ------------Chương XIV - Bùi Ngọc Sơn--------------- Chương II (2); Ch−¬ng XIII (3, 6); Chương XIII ( 1, 6) - Đặng Minh Tuấn ---------Chương XIII ( 2, 3, 4, 5) http://www.ebook.edu.vn 9 MỤC LỤC Lời nói đầu PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HIẾN PHÁP(Hiến pháp phần I) 3 Chương I: Khoa học luật hiến pháp I. Đối tượng nghiên cứu II. Phương pháp nghiên cứu III. Mối quan hệ giữa khoa học luật hiến pháp với các ngành khoa học pháp lý khác IV. Sơ lược lịch sử khoa học luật hiến pháp V. Những cơ sở lý luận của khoa học luật hiến pháp VI. Hệ thống khoa học luật hiến pháp Chương II:Khái quát về Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia I. Tæ chøc nhµ n−íc và vấn đề hiến pháp II. §Þnh nghÜa hiÕn ph¸p III. Bản chất của hiến pháp IV. Ph©n lo¹i hiÕn ph¸p V. ChÕ ®é b¶o hiÕn Chương III: Ngành luật hiến pháp ViÖt Nam I. Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp II. Phương pháp điều chỉnh của luật hiến pháp III. Nguồn của luật hiến pháp IV. Hệ thống ngành luật hiến pháp V. Quan hệ luật hiến pháp VI. Mối quan hệ giữa luật hiến pháp và các ngành luật khác Chương IV: Hiến pháp Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam I. Quá trình lập hiến Việt Nam II. Hiến pháp Việt Nam là đạo luật cơ bản của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chương V. Hình thức Nhà nước Việt Nam. I. Hình thức nhà nước và vấn đề quy định hình thức nhà nước trong Hiến pháp II. Hình thức Chính thể Nhà nước 1. Lý thuyết tổng quát về chính thể. 2. Chính thể Việt Nam qua các bản hiến pháp trong lịch sử. 3. Chính thể Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành. II. Hình thức cấu trúc lãnh thổ 1. Lý thuyết tổng quát về hình thức cấu trúc lãnh thổ. 2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất. III. Nhà nước pháp quyền 1. Tổng quan về Nhà nước pháp quyền. 2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa http://www.ebook.edu.vn 10 Ch−¬ng VI. Chế độ kinh tế, Chính sách văn hóa - xã hội, đối ngoại và quốc phòng an ninh như những chế định quan trọng của hiến pháp Việt Nam I. ChÕ ®é kinh tÕ. II. Chính sách Văn hóa- xã hội III. Chính sách Đối ngoại và quốc phòng an ninh Chương VII: Quyền con người và Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân một chế định cơ bản của Hiến pháp Việt Nam I. Quyền con người II. Kh¸i niÖm c«ng d©n III. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân IV. Nguyên tắc chủ yếu về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân V. ViÖc quy ®Þnh vÒ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản Hiến pháp của Việt Nam. VI. HÖ thèng các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 1992 VII. Quyền con người, quyền công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền PHẦN THỨ II: NHỮNG CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC (Hiến pháp phần II) Chương VIII. Chế độ bầu cử I. Khái niệm chế độ bầu cử II. Các nguyên tắc bầu cử III. Quyền bầu cử và ứng cử IV. Số lượng đại biểu Quốc hội và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân V. Các tổ chức phụ trách bầu cử VI. Trình tự bầu cử VII. Việc bãi nhiệm đại biểu VIII. Bầu cử trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Chương IX: Quốc hội I. Tæng quan vÒ ngµnh lËp ph¸p II. Vị trí pháp lý của Quốc hội III. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội IV. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội V. Kỳ họp Quốc hội VI. Đại biểu Quốc hội VII. Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Chương X: Chủ tịch nước I. Vị trí của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước II. Thẩm quyền của Chủ tịch nước III. Việc bầu Chủ tịch nước và phó Chủ tịch nước IV. Hội đồng quốc phòng và an ninh Chương XI: Chính phủ I. Tæng quan vÒ ngµnh hµnh ph¸p II. Vị trí của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam http://www.ebook.edu.vn 11 III. Thµnh phÇn vµ c¬ cÊu tæ chøc cña chÝnh phñ. IV. Thẩm quyền của Chính phủ V. Thủ tướng Chính phủ- Người đứng đầu Chính phủ VI. Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. VII. Chế độ làm việc của Chính phủ VIII. Chính phủ điện tử. IX. Chính phủ trong nhà nước pháp quyền Chương XII: Viện kiểm sát nhân dân I. Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân II. Kh¸i qu¸t chung vÒ sù ra ®êi vµ ph¸t triÓn cña ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n. III. Tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân IV. Viện Kiểm sát trong nhà nước pháp quyền Chương XIII: Toà án nhân dân I. Tæng quan vÒ t− ph¸p. II.Vị trí pháp lý của toà án nhân dân III. Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân IV. Sự hình thành và phát triển của hệ thống toà án nhân dân V. Cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân hiện nay VI. Tòa án trong nhà nước pháp quyền Chương XIV. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân I. Khái niệm và tính chất Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân II. Sự phát triển của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân III. Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân IV. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân Và ủy ban nhân dân V. Chính quyền địa phương trong nhà nước pháp quyền Tài liệu Tham khảo http://www.ebook.edu.vn 12 PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HIẾN PHÁP (Hiến pháp phần I) http://www.ebook.edu.vn 13 CHƯƠNG I KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Cũng giống như các ngành khoa học khác, sự hình thành ngành khoa học pháp lý của luật Hiến pháp, trước hết phải bằng sự có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Trước hết là đối tượng nghiên cứu. Khoa học luật Hiến pháp có đối tượng nghiên cứu riêng. Đó là hiện tượng tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, cùng với việc quy định hiện tượng này bằng các quy định pháp luật, và xung quanh những vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, quyền lực Nhà nước. Đó là những mối quan hệ có liên quan đến việc tổ chức Nhà nước tức là khách thể của luật Hiến pháp, đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp. Từ việc nghiên cứu này khoa học luật Hiến pháp phải có nhiệm vụ tìm ra những mô hình, những quy luật khách quan của tổ chức quyền lực Nhà nước. Hiện tượng tổ chức quyền lực Nhà nước là một hiện tượng của thượng tầng kiến trúc, hiện tượng có sự tham gia của con người, cho nên rất phức tạp, chứa đựng nhiều quy luật khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn đối kháng, mang nhiều phương diện khác nhau: tâm lý, văn hoá, xã hội... Hiện tượng này, ngay từ mới xuất hiện Nhà nước đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu để lại một khối lượng kiến thức phức tạp, khổng lồ và đa ngành. Những khối lượng tri thức này, trở thành nguồn của khoa học luật Hiến pháp. Đó là những tác phẩm, những quan điểm, học thuyết của các nhà triết học cổ Hy Lạp, Ai Cập, Phương Đông cổ đại, của Phương Tây thời cách mạng tư sản, và nhất là các quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác, của Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Muốn tiếp thu được tinh hoa tri thức của nhân loại trong lĩnh vực này, đòi hỏi trước hết phải hiểu. Sự hiểu này cũng đòi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc không khác nào một ngành khoa học. Khoa học luật Hiến pháp cũng như các ngành khoa học xã hội khác có đối tượng nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu riêng. Theo truyền thống của nền khoa học pháp lý của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, tương ứng với mỗi một ngành luật đều có một ngành khoa học pháp lý. Khoa học luật Hiến pháp là một loại khoa học pháp lý chuyên ngành. Sự ra đời của ngành khoa học pháp lý này gắn liền với cuộc đấu tranh dành quyền dân chủ của nhân loại, đoạt tuyệt với chế độ độc tài chuyên chế, và tuyên bố quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Là một ngành khoa học nằm trong hệ thống các khoa học pháp lý, khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu các quy phạm pháp luật về việc tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, sự hình thành và phát triển của các quy phạm, các tri thức khoa học , các quan điểm khoa học về việc tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp. Đối tượng này được bắt đầu nghiên cứu từ khi có cách mạng tư sản. Hay nói một cách chính xác hơn kể từ khi có Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới 1787 (Hiến pháp Mỹ) luật Hiến pháp mới thực sự trở thành một bộ môn khoa học pháp lý. Khoa học Luật Hiến pháp là tổng thể các tri thức, các quan điểm khoa học về cơ sở chính trị, xã hội và các quy luật khách quan của việc tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc http://www.ebook.edu.vn 14 về nhân dân, về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, về việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước phục vụ quyền lợi của nhân dân. Khoa học này trước hết nó nghiên cứu các quy phạm, sự phát triển các quy phạm luật Hiến pháp, các quan điểm học thuyết của các học giả, qua đó tìm ra được quy luật phát triển khách quan của ngành luật, nhằm mục đích loại trừ những quy phạm đã lỗi thời, vạch ra khuynh hướng phát triển của tổ chức quyền lực Nhà nước ứng với mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của việc tổ chức quyền lực nhà nước thuọc nhân dân. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đòi hỏi hình thành một ngành khoa học không những cần phải có đối tượng nghiên cứu mà còn cần thiết phải có những phương pháp nghiên cứu nhất định. Những phương pháp đó là: Phương pháp biện chứng Mác- Lênin Đây là phương pháp nghiên cứu chung cho tất cả các khoa học xã hội. Khoa học luật Hiến pháp cũng sử dụng phương pháp biện chứng Mác - Lênin khi nghiên cứu các quy phạm, chế định, quan hệ của mình, cũng như những đặc điểm, quy luật phát triển của luật Hiến pháp Việt Nam. Cụ thể khi nghiên cứu các quy phạm, chế định, quan hệ, chúng ta phải xem xét các quy phạm, chế định, quan hệ đó như những bộ phận cấu thành của luật. Vì vậy, giữa chúng phải có những mối quan hệ nhất định. Phải xem xét những mối quan hệ đó trong sự thống nhất của luật Hiến pháp, giữa các quy phạm chế định, quan hệ đó phải hỗ trợ lẫn nhau, không được mâu thuẫn đối lập nhau. Phương pháp biện chứng Mác - Lênin cũng được sử dụng để nghiên cứu luật Nhà nước trong quá trình phát triển. Cũng như bất cứ một hiện tượng xã hội nào khác, pháp luật nói chung và luật Hiến pháp nói riêng luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi đó nhằm đạt tới sự hoàn thiện. Vì vậy, phải nghiên cứu luật Hiến pháp Việt Nam ở những giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó rút ra những kết luận, những quy luật phát triển nhất định thấy được sự kế thừa và phát triển của các quy phạm, chế định luật Hiến pháp. Phương pháp so sánh Khi nghiên cứu, chúng ta phải so sánh các quy phạm chế định, quan hệ luật Nhà nước hiện hành với các quy phạm, chế định quan hệ tương ứng của luật Hiến pháp trước đây để thấy được mối quan hệ giữa chúng về sự giống nhau và khác nhau tính kế thừa và phát triển của các quy phạm, chế định, quan hệ đó. Qua so sánh, chúng ta có thể thấy xu hướng phát triển của các quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp. Khi nghiên cứu, chúng ta không chỉ bó hẹp trong phạm vi các quy phạm chế định, quan hệ luật Nhà nước mà phải đối chiếu các ngành luật khác của nước ta để tìm ra mối quan hệ giữa luật Nhà nước với các ngành luật khác, vai trò của luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. Chúng ta còn phải so sánh các quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp Việt Nam với những vấn đề tương ứng của luật Hiến pháp các nước khác để thấy được đặc điểm của luật Hiến phápViệt Nam, học hỏi kinh nghiệm các nước khác đồng thời phê phán những quan điểm sai lầm về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Hiến pháp. Phương pháp phân tích hệ thống http://www.ebook.edu.vn 15 Các hiện tượng xã hội và tự nhiên đều có mối liên quan mật thiết với nhau, thậm chí giữa chúng có mối tương quan chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng gì cho dù là hiện tượng của tự nhiên hay của xã hội đều phải đặt chúng trong mối tương quan với các hiện tượng khác. Phương pháp phân tích hệ thống là phương pháp, mà các hiện tượng được xem như một hệ thống nhất định. Hệ thống này lại là một bộ phận cấu thành của một bộ phận khác của một hệ thống lớn hơn. Hệ thống nhỏ thực hiện những chức năng nhất định trong hệ thống lớn và gắn bó với hệ thống lớn bởi nhiều quan hệ khác nhau. Phương pháp này thường được áp dụng trong khoa học xã hội nói chung và kể cả trong khoa học luật hiến pháp nói riêng. Với phương pháp này cho phép chúng ta làm sáng tỏ mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả của đối tượng được nghiên cứu bằng cách xem xét một cách toàn diện cả về vị trí và vai trò cũng như những quan hệ nhất định trong hệ thống. Ví dụ, khi nghiên cứu các cơ quan toà án nhân dân, chúng ta phải xem như đó là một hệ thống có cơ cấu tổ chức nhất định, có cùng một chức năng và gắn bó với nhau bởi các nguyên tắc tổ chức và hoạt động. Hệ thống tổ chức các cơ quan toà án là một bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà nước, vì vậy trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan toà án không thể vượt ra ngoài những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung. Trong hoạt động, các cơ quan toà án nhân dân có quan hệ mật thiết với các hệ thống cơ quan Nhà nước khác, chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quyền lực Nhà nước, phối hợp với các cơ quan quản lý và các cơ quan kiểm sát trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phương pháp lịch sử Phương pháp lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu chúng ta phải tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử mà các quy phạm, chế định luật hiến pháp ra đời và tồn tại. Vì pháp luật nói chung không thể vượt ra ngoài điều kiện, kinh tế chính trị - xã hội, nên mỗi quy phạm, chế định, quan hệ luật hiến pháp in dấu ấn của một thời kỳ nhất định. Do đó chỉ có thể hiểu được nội dung, những mặt tích cực của hạn chế vấn đề được nghiên cứu trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Ví dụ, khi tìm hiểu Điều 1, Hiến pháp 1946: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Nếu không hiểu được hoàn cảnh lịch sử của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta không thể hiểu được tại sao Quốc hội lại quy định như vậy. Phải chăng nhà nước ta trong giai đoạn này không mang tính giai cấp nên quyền lực Nhà nước thuộc về người nghèo và người giàu, thuộc về tất cả các giai cấp. Phương pháp lịch sử còn giúp chúng ta thấy được sự phát triển của luật Hiến pháp gắn liền với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong những điều kiện lịch sử nhất định, giai cấp thống trị đặt ra những mục tiêu nhất định. Là công cụ đấu tranh giai cấp, pháp luật nói chung và luật Nhà nước nói riêng thể hiện một cách tập trung thống nhất trong bản chất nhà nước Việt Nam, một nhà nước của dan, do dân và vì dân. III. MỐI QUAN HỆ CỦA KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC PHÁP LÝ KHÁC Như trên đã nêu luật Hiến pháp là một trong những ngành khoa học pháp lý, cho nên khoa học luật Hiến pháp có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học pháp lý khác. Trước hết phải kể đến ngành khoa học pháp lý chung. Đó là Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật và Lịch sử Nhà nước và pháp luật. Dựa trên những kết quả nghiên cứu sự phát triển của các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp, cùng với việc nghiên cứu quy phạm của các ngành luật khác, các nhà khoa học phát triển thành Lý luận chung của Nhà nước và pháp luật. Ngược lại luật Hiến pháp phải dựa trên những kết quả nghiên cứu tổng http://www.ebook.edu.vn 16

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.