Hơn bao nhiêu tuổi gọi là chú năm 2024

Theo truyền thống, học trò thường gọi phu nhân của thầy là “cô” mặc dù có thể không làm nghề dạy học, và xưng là “em”. Nếu họ ít tuổi hơn mình nhiều thì cũng nên gọi bằng “chị”, xưng “tôi”, chứ không thể xưng hô “anh, em” như mọi người khác có thể. Mặc dù vợ của thầy thấy mình kém họ nhiều tuổi mà chủ động xưng “anh, em” thì cũng không vì thế mà mình làm theo. Đó là lịch sự cần thiết mà người có văn hóa cần thể hiện.

Có những người đàn ông đáng tuổi cha, chú, bác, nói chuyện với các cô gái cũng cứ “anh, em”, trong khi họ xưng “cháu” và hô đúng vai vế. Cũng như vậy, không ít phụ nữ đã luống tuổi, ở bậc mẹ, thậm chí bà, vẫn cứ xưng hô “chị, em” với những thanh niên đáng tuổi con cháu mình. Tuy nhiên, có thể xưng hô “anh - em”, “chị - em” trong trường hợp đối tượng chủ động xưng như vậy trước và mình có may mắn trẻ hơn nhiều so với tuổi, khiến đối tượng thấy gần gũi, không có khoảng cách về tuổi tác. Tôi lại chứng kiến có bà đã nghỉ hưu, xưng hô với những người đàn ông chỉ hơn mình mươi tuổi là “chú, cháu”, cứ như muốn hạ tuổi mình cho trẻ hơn nhiều so với đối tượng trong khi sự thật không như vậy.

Đó là một vài ví dụ về việc xưng hô không được lịch sự, chưa chuẩn. Nhưng lại có những người xưng hô khá tế nhị. Có những bạn trẻ không biết gọi và xưng với cấp trên của mình như thế nào vì nếu gọi “anh” (hoặc “chị”) hay “chú” (“cô”) đều khó vì họ ở độ tuổi chung chiêng, tức không còn trẻ nhưng cũng chưa già so với mình. Và họ chọn cách gọi là “thủ trưởng” hoặc “sếp” và xưng “em”. Tôi thì hay được các bạn nữ kém nhiều tuổi gọi bằng “thầy”, tất nhiên là xưng “em”, mặc dù họ không học tôi môn gì. Hỏi ra mới biết họ xưng hô như vậy vì muốn xưng “em” với tôi mà không muốn “chú, bác” nhưng lại không thể gọi là “anh”. Và họ coi tôi là thầy của họ vì sự thực tôi cũng đang dạy ở nhiều nơi.

Ai cũng luôn phải xưng hô trong cuộc sống hàng ngày. Sử dụng việc này sao cho có văn hóa sẽ làm thăng hoa thêm các mối quan hệ. Vậy nên rất cần được chú trọng.

"Không thể xưng hô theo kiểu tùy vào mức độ thân thiết và tùy ý. Thay vào đó, cần có sự tinh tế và nhạy cảm trong môi trường công sở. Gen Z có thể xưng hô là "tôi" để tạo sự bình đẳng trong công việc. Cũng có thể xưng là em. Nghĩa là tôi - anh, tôi - chị, em - anh, em - chị. Khi gọi đồng nghiệp cấp trên, có thể gọi với công thức là "chức vụ" kèm "tên". Chẳng hạn gọi "giám đốc Phước", "trưởng phòng Tuấn", "phó phòng Duyên"... Không nên gọi đồng nghiệp là chú, cô, bác... chỉ vì thấy họ lớn tuổi hơn mình quá nhiều", chị Nguyệt nói thêm.

Hơn bao nhiêu tuổi gọi là chú năm 2024

Hơn bao nhiêu tuổi gọi là chú năm 2024

Hơn bao nhiêu tuổi gọi là chú năm 2024

Hơn bao nhiêu tuổi gọi là chú năm 2024

Hơn bao nhiêu tuổi gọi là chú năm 2024

Hơn bao nhiêu tuổi gọi là chú năm 2024

Hơn bao nhiêu tuổi gọi là chú năm 2024

30. Xưng hô thế nào cho đúng?

Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên ba cũng biết. Quả vậy, trẻ con vừa học nói đã được cha mẹ, anh chị bày cho cách xưng hô, thế nhưng đến lớn đến già vẫn còn sai sót. Nhiều khi chỉ vì một sai sót nhỏ trong các xưng hô mà gây nên thành kiến nặng nề.

Đối với các nước khác châu á, đại từ nhân xưng có 3 ngôi: Người nói, người nghe và người, vật, sự việc được đề cập đến trong câu nói. Chỉ có sáu từ cơ bản nếu dịch mộc mạc ra tiếng Việt là: tao, mày, nó, chúng nó, chúng tao, chúng mày.

Ví dụ: "Bố mẹ cháu bảo cháu đưa ba cháu sang thăm hai cụ". Câu này nếu dịch từ đối ra tiếng nước ngoài thì như sau: "Chúng nó bảo tao đưa nó sang gặp chúng mày". ở Việt Nam ta đã quen từ nhỏ, đáng tuổi ông thì gọi là ông, đáng tuổi bác thì gọi là bác không đươc "mày tao chí tớ", "cá mè một lứa". Chúng ta nên thông cảm với người nước ngoài học tiếng Việt. Đại từ nhân xưng tiếng Việt rất đa dạng phong phú nhưng cũng rất phúc tạp, điều khó khăn phức tạp nhất là, ngay trong đại từ nhân xưng của ta đã mang sắc thái tình cảm, thể hiện sự yêu thương tức giận, kính trọng, khinh ghét, khách sáo, thân mật...

Trong cách xưng hô của ta có phân biệt tôn ti trật tự rõ ràng. Cháu bé hỏi rằng: Tại sao ông bảo cháu thưa bẩm, thế mà cháu gọi ông ông lại không thưa bẩm cháu. Cháu cũng không hiểu sao cha mẹ gọi con thì gọi thằng Giáp con ất được còn con gọi tên cha mẹ thì không được. Tại sao ông chú già rồi lại còn gọi là "ông trẻ".

Cách dùng từ để xưng hô của ta còn tuỳ thuộc vào mức độ thân sơ giữa người nói và người nghe. Ví dụ, thật thân tình bạn bè gọi nhau bằng mày tao, hắn thì quí; gọi nhau bằng thưa quí anh hoặc bằng ông thì coi như giễu cợt kích bác nhau. Ngược lại, mới quen biết sơ sơ mà mày tao thì coi như bất lịch sự, đôi khi nghe bực mình bỏ đi không thèm trả lời. Cụ già và Lão già đồng nghĩa nhưng khi nói "Tôi hỏi cụ già" thì rất khác "Tôi hỏi lão già". Cũng có trường hợp "lão" chưa hẳn đã già, mà là cách gọi thân mật.

Nếu có quan hệ họ nội, họ ngoại thì gọi theo quan hệ thân thuộc gắn bó tình thân thiết hơn; mặc dầu ít tuổi hơn mình nhưng ngang hàng cha mẹ mình thì gọi bằng chú, bác, cô, dì theo đúng vai vế trong họ. Ngược lại, đối với người đã lớn tuổi mặc dầu là bậc cháu nhưng để cho khỏi "chướng" nên gọi bằng anh, ông, bác ông... Coi như gọi thay con, cháu mình, như vậy thanh nhã và lịch sự hơn.

Thuần tuý quan hệ xã hội, không có quan hệ họ hàng nhưng theo phép xã giao "trưởng nhất tuế vi huynh, trưởng thập tuế vi phụ" (hơn một tuổi làm anh, hơn mười tuổi làm cha), tức là tôn lên ngang bằng với cha mà gọi chú, bác. Đây là phép tôn xưng.

Lớn hơn 12 tuổi gọi là gì?

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi (luật bảo vệ trẻ em 2016), thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi.

Lớn hơn bao nhiêu tuổi thì gọi là có?

Nếu người nghe nhỏ hơn chúng ta nhiều tuổi, thì ta gọi người nghe là “cháu” và tùy vào vai vế của người nói với cha mẹ của người nghe để xưng hô. Ví dụ, bạn nhỏ tuổi hơn cha mẹ của người nghe thì bạn dùng “chú” - nếu bạn là nam; dùng “cô” nếu bạn là nữ; nếu bạn lớn tuổi hơn cha mẹ của người nghe, thì bạn xưng là “bác”.

Bạn của bố thì gọi là gì?

Chú bác, cậu dượng (trong bài gọi tắt là "chú bác") là anh, em ruột của cha mẹ hoặc kết hôn với chị, em ruột của cha mẹ. Chú bác có quan hệ họ hàng sinh là họ hàng cấp hai. Đối với chú bác là nữ thì gọi là cô, và quan hệ tương hỗ là cháu trai hoặc cháu gái.

Đàn ông lớn tuổi gọi là gì?

Người cao tuổi hay người cao niên, người già, cụ già, ông bà già, ông bà lão, ông bà cụ là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên.