Hợp thức hóa lãnh sự ở đâu

Hợp thức hóa lãnh sự là một vấn đề pháp lý quan trọng được giao cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện; nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xác nhận giá trị của một văn bản nói chung; cũng như xác định tư cách chủ thể trong quan hệ xã hội nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn không ít chủ thể hiểu không đúng về vấn đề này. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Pháp luật nước ta có quy định gì quy trình, thủ thục hợp thức hóa lãnh sự?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lí

  • Nghị định số 111/2011/NĐ-CP

Nội dung

  • Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định: “Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”

Hợp pháp hóa lãnh sự có thời hạn bao lâu?

Thời hạn hợp thức hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao; hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định 111/2011/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

Điều 14 Nghị định 11/2011/NĐ-CP quy định cụ thể về hồ sơ gồm hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao như sau

  • 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
  • Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
  • 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao cơ quan lãnh sự; hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;
  • 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt; hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
  • 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ Điều luật này để lưu tại Bộ Ngoại giao.

Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 11/2011/NĐ-CP quy định hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm:

  • 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
  • Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
  • 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao; hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam; hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;
  • 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ; tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
  • 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ Điều luật này để lưu tại Cơ quan đại diện.

Sở dĩ đặt ra yêu cần hợp pháp hóa lãnh sự vì: việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của bạn sẽ giúp văn bản nước ngoài có giá trị về mặt pháp lý; sử dụng được tại Việt Nam.

Thủ tục này giúp bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời các cơ quan Nhà Nước cũng dễ dàng hơn khi quản lý người nước ngoài. Như vậy:

Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam; các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự; trừ trường hợp các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Có thể bạn thích: Lãnh sự quán khác gì đại sứ quán?

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận độc thân

Để xin hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận độc thân bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ thủ tục dưới đây:

  • Tờ khai chứng nhận lãnh sự/ hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu LS/HPH-2012/TK
  • Bản photo bản dịch của giấy xác nhận độc thân
  • Bản gốc giấy xác nhận độc thân
  • Đối với trường hợp nộp trực tiếp cần có thêm giấy CMND hoặc hộ chiếu

Quy trình hợp pháp hóa tại Việt Nam

Đối với người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam, cần phải xin giấy xác nhận độc thân và hoàn tất những quy trình dưới đây mới có thể đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ kết hôn ở nước ngoài.

Bước 2: Xác nhận của cơ quan Bộ Ngoại Giao nước ngoài.

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Bước 4: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, gửi đến Bộ Ngoại Giao Việt Nam.

Bước 5: Dịch hồ sơ ra tiếng Việt Nam và công chứng hồ sơ.

Quy trình hợp pháp hóa tại nước ngoài

Đối với công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài cũng thực hiện xin giấy xác nhận độc thân và thực hiện đầy đủ quy trình mới có thể ra nước ngoài kết hôn.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục kết hôn ở Việt Nam.

Bước 2: Dịch hồ sơ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và công chứng.

Bước 3: Xin xác nhận từ Cơ quan của Bộ Ngoại Giao Việt Nam

Bước 4: Bản Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán của nước ngoài tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy đăng ký kết hôn

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tại một trong những địa chỉ:

  • Tại Cục lãnh sự quán: 40 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Tại Sở Ngoại vụ Tp Hồ Chí Minh: 184 đường Pasterur, phường Bến Nghé, Quận 1
  • Trụ sở các cơ quan ngoại vụ địa phương đã được Bộ ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ.
  • Hoặc gửi hồ sơ xin hợp pháp hóa lãnh sự giấy đăng ký kết hôn qua đường bưu điện tới Cục lãnh sự hoặc Sở ngoại vụ Tp Hồ Chí Minh.

Bước 3: Khi đã nhận đầy đủ và hợp lệ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và tiến hành giải quyết trong khoảng 01 ngày làm việc, không tính ngày nghỉ cuối tuần, lễ Tết. Nếu hồ sơ có trên 10 giấy tờ, thời gian xét duyệt có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày làm việc.

Bước 4: Đến lịch hẹn nhận kết quả, đương đơn đến nhận kết quả theo lịch hẹn trên giấy biên nhận hoặc nhận kết quả qua đường bưu điện.

Đương sự là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam; muốn hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh, cần thực hiện các bước sau

Bước 1: Đem giấy khai sinh đi dịch thuật công chứng sang ngôn ngữ quốc gia muốn sử dụng

Bước 2: Khai tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự

Bước 3: Photo một bản dịch kèm theo CMND người nộp

Bước 4: Mang lên Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam để chứng nhận lãnh sự giấy khai sinh đó

Bước 5: Sau khi nhận kết quả chứng nhận lãnh sự rồi mới đem giấy khai sinh đó đến đại sứ quán để hợp pháp hóa, xuất trình.

Đương sự là người nước ngoài

Đương sự à người nước ngoài muốn sử dụng Giấy khai sinh của mình tại Việt Nam cần thực hiện các bước sau

Bước 1: Đem giấy khai sinh đi dịch thuật công chứng sang tiếng Việt

Bước 2: Khai tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự

Bước 3: Photo một bản dịch kèm theo CMND người nộp

Bước 4: Mang đến cơ quan thực hiện công tác lãnh sự của quốc gia đó để chứng nhận lãnh sự Giấy khai sinh đó

Bước 5: Sau khi nhận kết quả chứng nhận lãnh sự rồi mới đem giấy khai sinh đó đến đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia đó để hợp pháp hóa, xuất trình.

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe

Bước 1: Nộp hồ sơ:

  • Tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao): Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội; Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bẩy, trừ các ngày lễ, Tết.
  • Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao). Địa chỉ: số 184 đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM. Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết trả: các ngày làm việc trong tuần và sáng thứ Bẩy, trừ Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết.
  • Tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (tên cơ quan Ngoại vụ địa phương, địa chỉ, thời gian nhận và trả kết quả của các cơ quan này đề nghị xem tại Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự – Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn).

Bước 2:  Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, xem xét giải quyết.

Bước 3:  Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện cho đương sự.

Hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu Hà Nội?

  • Dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự tại Hà Nội: Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại Giao Việt Nam tại 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Hoặc Sở Ngoại vụ: Số 2 Lê Thạch, Hà Nội;

Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của Luật sư X

Luật sư X là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp.

Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:

  • Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định mới trong hợp pháp hoá lãnh sự;
  • Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
  • Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
  • Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.

Tại sao nên chọn dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Luật sư X?

Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện; đảm bảo chuyên môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện.

Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy từng quốc gia cụ thể mà sẽ có mức chi phí khác nhau. Với mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin hách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.

Luật sư X giải đáp thắc mắc về Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự

Mọi thắc mắc về Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ” Hợp thức hóa lãnh sự là gì? Quy trình như thế nào?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ Luật sư X: 083310102.

Câu hỏi thường gặp

Những loại văn bản có thể hợp pháp hóa lãnh sự?

Các loại văn bản mà có dấu đỏ của cơ quan nhà nước hoặc có chữ ký tươi thì có thể hợp pháp hóa lãnh sự được. Ví dụ như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,..

Nội dung chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 111/2011/NĐ-CP; Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)