Hướng dẫn cài đặt relay bảo vệ btb

  • Mã hàng: MT3
  • Điện áp: Lên tới 690V
  • Dải dòng điện: 0.1A ~ 630A
  • Bộ phận nhiệt: 3 pha
  • Tần số: 50/60Hz
  • Chức năng: Trip, Reset A/H
  • Tiêu chuẩn: IEC/EN 60947

Gọi để được tư vấn: +84915413889 (Mon-Fri 08:00 AM - 05:00 PM)

Relay nhiệt từ lâu đã được xem là trợ thủ đắc lực giúp đảm bảo cho động cơ điện luôn vận hành ổn định. Ngay cả với trường hợp khi dòng điện quá tải hay không ổn định. Chính vì vậy, nhiều gia đình và các doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng thiết bị này trong để bảo vệ động cơ điện. Vậy Relay nhiệt cho Contactor là gì? Nó có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Relay nhiệt cho Contactor là gì? Chức năng như thế nào?

Rơ le nhiệt hay còn gọi là Relay nhiệt, Rơle nhiệt. Đây là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với Contactor (Khởi động từ). Rơ le nhiệt có chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại.

Thực tế, động cơ được chế tạo có khả năng chịu được tình trạng quá tải nhỏ và diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng khi sự cố này xảy ra trong thời gian dài với dòng điện quá tải ở mức lớn thì sẽ gây nên những tổn thất không nhỏ. Do đó, việc sử dụng Relay nhiệt chính là giải pháp tuyệt vời để ngắt mạch động cơ khi phát hiện ra tình trạng quá tải khiến động cơ không có khả năng chịu đựng. Chức năng này được Relay nhiệt sử dụng tác động nhiệt lên dòng điện. Nó giúp cho động cơ được bảo vệ tốt nhất.

Hướng dẫn cài đặt relay bảo vệ btb

Hình ảnh Relay nhiệt được sản xuất bởi BTB Electric

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của Relay nhiệt cho Contactor

Cấu tạo Rơ le nhiệt

Hướng dẫn cài đặt relay bảo vệ btb

Hình ảnh: Sơ đồ cấu tạo Rơ le nhiệt

Chú thích:

1. Đòn bẩy

2. Tiếp điểm thường đóng (NC)

3. Tiếp điểm thường mở (NO)

4. Vít chỉnh dòng điện tác động

5. Thanh lưỡng kim

6. Dây đốt nóng

7. Cần gạt

8. Nút phục hồi (Reset)

Hướng dẫn cài đặt relay bảo vệ btb

Hình ảnh: Rơ le nhiệt ABB

Rơ le nhiệt gồm có 1 tiếp điểm NC (tiếp điểm thường đóng) và 1 tiếp điểm NO (tiếp điểm thường mở.

  • Tiếp điểm NC: Khi quá tải tiếp điểm NC sẽ mở, tiếp điểm NC được mắc nối tiếp với mạch điều khiển (cuộn hút Contactor).
  • Tiếp điểm NO: Khi quá tải tiếp điểm NO sẽ đóng, thường dùng để kết nối với đèn hay còi báo động khi có sự cố xảy ra.

Nguyên lý làm việc của Rơ le nhiệt

Phần tử cơ bản của rơ le nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal). Nó được cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm hệ số giãn nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64% Fe) một tấm hệ số giãn nở lớn. Thường là đồng thau hay thép crôm - niken, như đồng thau giãn nở gấp 20 lần invar. Hai phiến ghép lại với nhau thành một tấm bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn.

Khi đốt nóng do dòng điện, phiến kim loại kép uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ hơn. Nên có thể dùng trực tiếp cho dòng điện qua hoặc dây điện trở bao quanh. Để độ uốn cong lớn yêu cầu phiến kim loại phải có chiều dài lớn và mỏng. Nếu cần lực đẩy mạnh thì chế tạo tấm phiến rộng, dày và ngắn.

Hướng dẫn cài đặt relay bảo vệ btb

Đấu nối cho relay nhiệt

Cách chọn Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho động cơ. Vì vậy, khi chọn rơ le nhiệt cần phải chọn loại phù hợp với động cơ thì mới có tác dụng bảo vệ. Nhiều trường hợp người dùng chọn rơ le nhiệt theo dòng của Contactor hoặc Aptomat là không đúng dẫn tới động cơ bị cháy khi quá tải.

Ví dụ: Động cơ 3 pha 400V 15kW có dải hoạt động khoảng 29A. Nếu chọn Relay nhiệt của hãng BTB Electric thì chọn mã MT3-40 dòng cài đặt 24 ~ 36A. Trong khi đó có thể chọn Contactor và Aptomat từ 40A hoặc cao hơn.

Hướng dẫn cài đặt relay bảo vệ btb

Bảng chọn relay nhiệt tương ứng động cơ

Một số lưu ý khi chọn Rơ le nhiệt:

Chọn rơ le nhiệt có ngưỡng điều chỉnh tương ứng với dãy hoạt động của động cơ hoặc có thể cao hơn một chút. Ngưỡng điều chỉnh thấp nhất của rơ le nhiệt nên thấp hơn khoảng giữa trong dãy hoạt động của động cơ. Ngưỡng điều chỉnh cao nhất của rơ le nhiệt phải cao hơn ngưỡng trên của dãy hoạt động của động cơ.

Một số loại rơ le nhiệt có sẵn chân cắm vào Contactor (thường là các rơ le nhiệt loại nhỏ). Vì vậy, nó chỉ lắp được đúng loại contactor tương thích với nó. Một số dòng rơ le nhiệt cao cấp có tích hợp chức năng bảo vệ mất pha. Tuy nhiên loại này không thông dụng phải đặt hàng khá lâu. Do đó nên sử dụng Rơ le bảo vệ mất pha riêng.

3. Phân loại Relay nhiệt

Thông thường Relay nhiệt có những loại sau:

- Loại sử dụng tấm lưỡng kim: Bộ phận này được làm từ 2 kim loại khác nhau. Thường là niken mangan cùng với tấm đồng. Cùng với đó là 2 kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau. Nên khi có nhiệt độ cao chúng sẽ bị uốn cong. Đây là bộ phận được sử dụng rộng rãi và kết hợp với Contactor thành bộ khởi động từ.

- Loại nhiệt điện trở: Relay nhiệt được thiết kế các đặc tính của điện trở. Thiết bị sẽ được thay đổi theo nhiệt độ.

- Loại hợp kim nóng chảy: Loại này thường được dùng nhiệt khi dòng điện xảy ra tình trạng quá tải. Lúc này, hợp kim nóng chảy đạt đến giá trị nhiệt nhất định sẽ là tác động đến Relay nhiệt.

4. Relay nhiệt cho Contactor được sản xuất như thế nào?

Hướng dẫn cài đặt relay bảo vệ btb

Hình ảnh quy trình sản xuất Relay nhiệt cho Contactor

Relay nhiệt có quy trình sản xuất tương tự như Contactor, dây chuyền hiện đại bao gồm 8 bước sau:

1. Phân phối linh kiện vào dây chuyền bằng AGV Bằng cách sử dụng AGV, một phương tiện vận chuyển tự động, hoạt động giao linh kiện theo hướng dẫn từ hệ thống điều khiển trung tâm với các địa chỉ được lập trình. 2. Cung cấp linh kiện cho dây chuyền lắp ráp Sau khi được AGV giao các linh kiện lên băng truyền, các cánh tay robot phân bổ trình tự linh kiện cho dây truyền lắp ráp một các tự động.

3. Gắn kết các linh kiện và kiểm tra Các linh kiện riêng lẻ được các cánh tay robot gắn kết lại với nhau hoàn toàn tự động, mỗi chu trình đều được kiểm tra bằng cảm biến trước khi gắn kết vào vỏ thiết bị nhằm trách thiết sót trong quá trình lắp ráp.

4. Kiểm tra bên ngoài Thông qua kiểm tra trực quan, chúng ta kiểm tra việc lắp ráp tiếp điểm phụ bên ngoài của sản phẩm, kiểm tra các bộ phận bị thiếu như nắp vị trí của bảng tên và trạng thái in.

5. Kiểm tra tiếng ồn Tiến hành kiểm tra các rung động bất thường, trong quá trình kiểm tra chuyển động của các tiếp điểm chính và phụ. Với mục đích để xác định sự hiện diện của âm thanh bất thường trong sản phẩm. 6. Tự động chất hàng Các sản phẩm sau kiểm tra, được tải tự động bằng robot, chuyển sang dây chuyền đóng gói.

7. Đóng gói từng sản phẩm Tùy thuộc vào loại sản phẩm, các hộp đóng gói đơn lẻ được tự động cung cấp và chèn cùng với hướng dẫn sử dụng, phụ kiện.

8. Đóng gói nhiều lớp và xếp chồng Các sản phẩm được đóng riêng từng thùng và đóng gói thành nhiều thùng và được tải tự động bằng robot.

5. Ứng dụng của Relay nhiệt

Rơ le nhiệt được lắp cùng với Contactor (Khởi động từ) để bảo vệ các thiết bị điện. Đặc biệt là động cơ điện khi quá dòng, quá tải trong quá trình hoạt động. Lưu ý: Rơ le nhiệt chỉ tác động thay đổi trạng thái tiếp điểm chứ không tự ngắt được nguồn điện do đó bắt buộc phải kết hợp với 1 thiết bị đóng cắt khác.

Hướng dẫn cài đặt relay bảo vệ btb

Hình ảnh: Sơ đồ mạch điện bảo vệ động cơ bằng Rơ le nhiệt và Contactor

Đặc điểm của Rơ le nhiệt là cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tác động dựa trên cơ chế dãn nở vì nhiệt chứ không tác động nhanh (tức thời) như các thiết bị đóng cắt bằng cơ chế điện từ. Do đó rơ le nhiệt chỉ dùng để bảo vệ quá tải chứ không dùng bảo vệ ngắn mạch. Muốn bảo vệ ngắn mạch thì phải dùng kèm với Aptomat, Cầu chì.

Rơ le nhiệt hoạt động ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz, có nhiều khoảng tác động từ vài trăm mA đến vài trăm A. Rơ le nhiệt của các hãng BTB Electric, Mitsubishi, LS có khoảng tác động từ 0.1A đến 800A.