Hướng dẫn giám sát sởi mới nhất

Tại lớp tập huấn, các học viên được nắm bắt tình hình dịch bệnh sởi trên thế giới, Việt Nam và Tây Nguyên trong những năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2021, trên thế giới đã ghi nhận trên 128.000 người tử vong do mắc Sởi, hầu hết ca bệnh gặp ở người chưa tiêm vắc xin và trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh Sởi được ghi nhận lưu hành tại một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Phi và Châu Á. Tại Việt Nam, tính đến tháng 7/2023 cả nước ghi nhận 25 ca mắc Sởi, khu vực Tây Nguyên ghi nhận 07 ca mắc. Tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi khu vực Tây Nguyên từ đầu năm đến tháng 6/2023 đạt 44,6%. Đồng thời, các học viên đã được hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Sởi theo quy định tại Quyết định số 4845/QĐ-BYT ngày 05/12/2012 về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Sởi, Rubella”; chia sẻ kinh nghiệm triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi trong chống dịch sởi ở khu vực phía bắc; hướng dẫn quy trình đáp ứng xử lý dịch bệnh Sởi khi bùng phát tại cộng đồng; thực hành xây dựng kế hoạch đáp ứng với tình huống dịch bệnh Sởi bùng phát; báo cáo kết quả thực hành xây dựng kế hoạch đáp ứng với tình huống dịch bệnh Sởi bùng phát.

Phát biểu khai mạc tại lớp tập huấn, T.s Bs Phạm Ngọc Thăng - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết, tỉnh Đắk Nông là địa phương đã từng bùng phát dịch Sởi ở huyện Cư Jút và Tuy Đức. Sang năm 2024 là chu kỳ lặp lại của bệnh Sởi và có nguy cơ bùng phát dịch tại cộng đồng. Qua lớp tập huấn giám sát và đáp ứng với bệnh Sởi do Viện tổ chức sẽ kịp thời bổ sung thêm kiến thức cho cán bộ chuyên trách làm tốt công tác giám sát, phát hiện sớm những ca mắc, nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, qua đó đội ngũ cán bộ y tế có cơ hội trao đổi, thảo luận đưa ra những giải pháp đáp ứng với bệnh Sởi phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương./.

Ngày 29/10/2023, Bộ Y tế đã có Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 về việc ban hành "Hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19"

Tại đó, Bộ Y tế có nêu rõ đặc điểm chung của Bệnh COVID-19 như sau:

Bệnh COVID-19 do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Vi rút gây bệnh thường xuyên biến đổi tạo nên các biến thể mới với khả năng lây lan nhanh. Kết quả giám sát cho thấy phần lớn các biến thể lưu hành phổ biến trên thế giới đều có ghi nhận tại Việt Nam. Vi rút SARS-CoV-2 lưu hành phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam đều thuộc biến thể Omicron.

SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua bàn tay tiếp xúc với các vật dụng, bề mặt bị nhiễm SARS-CoV-2 rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua hạt khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị. Thời gian ủ bệnh trung bình hiện nay khoảng 4 ngày. Người bệnh COVID-19 có thể phát tán vi rút và lây cho người khác từ 2 ngày trước khi khởi phát cho tới 3 ngày sau khi hết triệu chứng. Người không triệu chứng vẫn có thể đào thải vi rút và lây nhiễm cho người khác.

Người nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ hoặc có biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Nhóm nguy cơ mắc bệnh nặng bao gồm người cao tuổi, người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai. Hiện bệnh đã có vắc xin dự phòng và có thuốc kháng vi rút để điều trị.

Ngày 05 tháng 5 năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, tuy nhiên khuyến cáo các nước vẫn cần triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống, chuyển từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Hướng dẫn này được xây dựng, cập nhật và điều chỉnh qua hoạt động thực tiễn với các nội dung giám sát và các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Hướng dẫn giám sát sởi mới nhất

Hướng dẫn giám sát và phòng bệnh COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành như thế nào?

Các biện pháp phòng bệnh COVID-19 trong tình hình mới là gì?

Tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 có nêu rõ các biện pháp phòng bệnh COVID-19 trong tình hình mới như sau:

Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu

Mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:

- Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Viện phòng bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Quyết định số 2609/QĐ-BYT ngày 20/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi ngờ.

- Nâng cao sức khỏe: có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

- Tăng cường thông khí, vệ sinh môi trường khu vực nhà ở, trường học, nơi làm việc.

- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở...).

- Cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh hướng dẫn học sinh, sinh viên, người lao động thực hiện các biện pháp phòng bệnh nêu trên.

Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan y tế địa phương. Triển khai lồng ghép tiêm vắc xin phòng COVID-19 với hoạt động tiêm chủng thường xuyên theo hướng dẫn tại Phụ lục 4.

Kiểm dịch y tế biên giới

Thực hiện giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị phòng, chống dịch

Các tỉnh, thành phố chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị giám sát, xét nghiệm, phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

Các biện pháp chống dịch đối với ca bệnh nghi ngờ mắc Covid-19 là gì?

Tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 có nêu rõ các biện pháp chống dịch đối với ca bệnh nghi ngờ như sau:

- Yêu cầu người nghi ngờ mắc bệnh thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân:

+ Tự theo dõi sức khỏe.

+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác hoặc khi ra khỏi nơi lưu trú.

+ Hạn chế tiếp xúc với người khác.

+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc.

- Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có biểu hiện bệnh nặng hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người cao tuổi; người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch; những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch; phụ nữ có thai) nên được làm xét nghiệm sớm để chẩn đoán xác định.

- Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú: cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.

- Người nghi ngờ mắc bệnh: nếu tự xét nghiệm và có kết quả dương tính thì cần thông báo cho Trạm Y tế xã, phường nơi lưu trú để được hướng dẫn và trợ giúp.