Khoa Marketing Đại học Quốc gia Hà Nội

Nếu nói vềtrường đại học nào ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng dạy marketing tốt nhất, mọi người sẽ nói đó là Đại học Kinh tế Quốc dân, nhưng nếu nói về quy mô trường đại học tại Việt Nam, không ngôi trường nào có thể vượt được Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). ĐHQGHN là trường đào tạo nhiều khoa, ngành nhất của Việt Nam, trong đó có cả khoa marketing. Đây là một trong những điểm lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên có dự định theo ngành kinh tế marketing.

Bank có thế tham khảo thêm về những trường đại học Việt Nam đào tạo ngành marketing khác tại:Marketing là gì? Tại sao cần học marketing? Học ngành marketing ở đâu?

Đại học Quốc Gia Hà Nộicơ sở chính

I. Giới thiệu chung về trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

ĐHQGHN là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế xã hội mũi nhọn.

ĐHQGHN có chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; Trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao. Đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và đồng bộ.

ĐHQGHN kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

ĐHQGHNlà đại học uy tín nhất Việt Nam hiện nay, xếp hạng thứ 139 châu Á (2016) theoQS World University Rankings, trường được đánh giá giữ vai trò nòng cốt, quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Trụ sở chính ĐHQGHN

Hiện tại trụ sở chính của Đại học Quốc gia Hà Nội tọa lạc tại địa chỉ: Số 144, đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở Hòa Lạc

  • Ngày 27 tháng 1 năm 1995, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 72/TTg về địa điểm Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo quyết định này, diện tích đất để quy hoạch xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội là 1000 ha, nằm trong phạm vi đất Nông trường 1A thuộc Huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
  • Ngày 23 tháng 8 năm 2002, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 702/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Số vốn dành cho dự án này tại thời điểm đó là 7320 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trở thành một khu đô thị đại học lớn nhất Việt Nam, với đầy đủ các công trình công cộng bên trong như trường học, bưu điện, bệnh viện, trạm xe buýt, công viên và các khu vui chơi giải trí khác.
  • Mục tiêu là đến năm 2015 sẽ đưa một số đơn vị trực thuộc lên cơ sở Hòa Lạc, và vào năm 2025 sẽ chuyển toàn bộ Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các cơ sở trực thuộc lên cơ sở mới tại Hòa Lạc. Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1404/QĐ-TTg về việc chuyển chủ đầu tư dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc từ Đại học Quốc gia Hà Nội sang Bộ Xây dựng Số vốn dành cho dự án được ước tính sẽ vào khoảng 2.5 tỉ USD.
  • Ngày 20/12/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã dự và phát lệnh khởi công Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc.
  • Tháng 12/2014, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiếp nhận các cơ sở đầu tiên tại Hoà Lạc để đưa vào khai thác, sử dụng. Các cơ sở: Khu Nhà công vụ, Khu Ký túc xã số 4.
  • Ngày 20/12/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự lễ động thổ Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Lịch sử hình thành trường ĐHQGHN

Tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội là Viện Đại học Đông Dương (tiếng Pháp: Université Indochinoise) do chính quyền thuộc địa Pháp thành lập vào năm 1906. Viện Đại học Đông Dương có địa điểm ở số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Vào năm 2006, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Viện Đại học Đông Dương.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Trường Đại học Quốc gia Việt Nam trên cơ sở kế thừa Viện Đại học Đông Dương. Khi Pháp trở lại Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Viện Đại học Đông Dương được đổi tên thành Viện Đại học Hà Nội (tiếng Pháp: Université de Hà Nội), đứng đầu là một viện trưởng người Pháp.

ĐHQGHN tại đường Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày nay

Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (trường đại học lớn nhất miền Bắc) được thành lập và đặt cơ sở ở địa điểm của Viện Đại học Đông Dương.

Năm 1993 chính phủ Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại ba trường đại học lớn hiện có ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I (cũ) và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội thành một cơ sở giáo dục lấy tên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 2000, Trường Đại học Sư phạm lại tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Năm 2001, Thực hiện Kết luận của Thường vụ Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 về ĐHQG; ngày 12/02/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của ĐHQG. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ĐHQGHN.

Theo Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg, ĐHQGHN có 03 trường đại học thành viên: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ; Viện Công nghệ Thông tin; các khoa, trung tâm nghiên cứu trực thuộc; các đơn vị phục vụ; Văn phòng và các Ban chức năng.

Năm 2003,Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã chính thức động thổ xây dựng ĐHQGHN tại Hoà Lạc.

Năm 2004, thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển theo Quyết định số 40/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa trực thuộc ĐHQGHN. Trung tâm này là sự tiếp nối Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Việt Nam (Trường ĐHTH Hà Nội) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định thành lập số 529/QĐ ngày 17/5/1989.

Ngày 25/5/2004, thành lập Trường Đại học Công nghệ trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học trực thuộc ĐHQGHN theo Quyết định số 92/2004/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ.

Năm 2007, thành lập Trường Đại học Kinh tế trên cơ sở nâng cấp Khoa Kinh tế, theo Quyết định số 290/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24/5/2007, thành lập Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học, theo Quyết định số 661 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2009, thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sư phạm theo Quyết định số 441/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Trong năm này Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định thành lập 02 đơn vị trực thuộc: Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo và Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu.

Năm 2010, thành lập các đơn vị trực thuộc: Trung tâm Nghiên cứu Đô thị, Khoa Y dược, Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục thành Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục trực thuộc ĐHQGHN.

Ngày 15/11/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho ĐHQGHN phối hợp với Tổ chức AUPELF-UREF (nay là Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF) tổ chức, quản lý và điều hành Viện Tin học Pháp ngữ (nay là Viện Quốc tế Pháp ngữ) theo Quyết định số 5206/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 2011, thành lập các đơn vị trực thuộc: Trung tâm Nhân lực Quốc tế, Trung tâm Phát triển ĐHQGHN, Bệnh viện ĐHQGHN, Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức và Trung tâm Nano và Năng lượng.

Về cơ bản ĐHQGHN đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao gồm tổng số 43 đơn vị trong đó bao gồm: 09 đơn vị thành viên với 06 trường đại học thành viên (có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, có tư cách pháp nhân như các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 03 viện nghiên cứu thành viên; 05 khoa trực thuộc; 14 đơn vị đào tạo và nghiên cứu trực thuộc (gồm 02 viện và 12 trung tâm đào tạo và nghiên cứu), 15 đơn vị phục vụ đào tạo và nghiên cứu trực thuộc.

Năm 2013, Triển khai thực hiện Luật Giáo dục đại học, hai Đại học Quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để soạn thảo Nghị định mới về Đại học Quốc gia và Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đến ngày 17/11/2013, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 186/2013/NĐ-CP về Đại học quốc gia (thay thế cho Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ về Đại học Quốc gia).

Để đảm bảo phù hợp với những quy định mới của pháp luật, đồng thời với việc xác định vị trí việc làm trong các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, ĐHQGHN đã và đang tiến hành triển khai thực hiện Đề án điều chỉnh, sắp xếp lại và phát triển tổ chức trong ĐHQGHN theo hướng tinh giản đầu mối, tăng cường nguồn lực cho các đơn vị thành viên và đầu tư phát triển cho các đơn vị trực thuộc sau khi điều chỉnh, sắp xếp lại.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN được xác định rõ theo 4 nhóm:

  • Trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên;
  • Đơn vị trực thuộc định hướng phát triển thành trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên trong thời gian tới;
  • Đơn vị phục vụ;
  • Đơn vị kinh doanh, dịch vụ.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Bản Quy chế mới này thay thế cho Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2015, Nhằm đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển khoa học và công nghệ, Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện các chỉ tiêu quan trọng được đề ra trong Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ 5, nhiệm kỳ 2015-2020, ĐHQGHN tiếp tục triển khai và thực hiện giai đoạn 2 của Đề án điều chỉnh, sắp xếp lại và phát triển cơ cấu tổ chức của các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc. Mặt khác, để đạt mục tiêu chiến lược phát triển thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN cũng đang tiến hành thành lập mới, chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động của một số đơn vị, cũng như nâng cấp một số đơn vị trực thuộc thành trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1717/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hiện nay, hệ thống tổ chức của ĐHQGHN sau khi được điều chỉnh và sắp xếp lại (kể cả thành lập mới) bao gồm: Cơ quan ĐHQGHN các đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc ĐHQGHN (Văn phòng, 08 Ban chức năng và Khối Văn phòng Đảng đoàn thể) và 31 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, trong đó có:

12 đơn vị đào tạo trình độ đại học và sau đại học, gồm: 07 trường đại học thành viên và 05 Khoa trực thuộc.

02 đơn vị đào tạo các môn chung về quốc phòng an ninh và thể chất, thể thao (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao).

08 đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ, gồm: 04 Viện nghiên cứu thành viên, 02 Viện nghiên cứu trực thuộc và 02 Trung tâm nghiên cứu trực thuộc.

10 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc, gồm: Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Thông tin Thư viện, Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức, Trung tâm Phát triển ĐHQGHN, Nhà Xuất bản ĐHQGHN, Ban Quản lý các dự án, Bệnh viện ĐHQGHN, Tạp chí Khoa học, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQGHN.

2. Cơ cấu tổ chức ĐHQGHN

Trường ĐHQGHNcó cách tổ chức, phân khoa khá đặc biệt so với các trường ĐH khác ở Việt Nam, gồm 3 cấp quản lý hành chính:

  • ĐHQGHN là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN, Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
  • Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa trực thuộc; các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
  • Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.

ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của Bộ ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp nơi Đại học Quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN lànhững cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có quyền tự chủ cao, có pháp nhân tương đương các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học khác được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Khoa học Công nghệ.

3. Các đơn vị trực thuộccủa trường ĐHQGHN

Các trường đại học thành viên

  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Trường Đại học Ngoại ngữ
  • Trường Đại học Công nghệ
  • Trường Đại học Kinh tế
  • Trường Đại học Giáo dục
  • Trường Đại học Việt Nhật

Các khoa trực thuộc

  • Khoa Luật
  • Khoa Quản trị Kinh doanh
  • Khoa Quốc tế
  • Khoa Sau đại học
  • Khoa Y Dược

Các trung tâm nghiên cứu, đào tạo trực thuộc

  • Trung tâm Nghiên cứu Đô thị
  • Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
  • Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
  • Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao (thành lập ngày 04/5/2009 trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các Bộ môn Giáo dục Thể chất trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Ngoại ngữ.

Các viện nghiên cứu khoa học thành viên

  • Viện Công nghệ thông tin
  • Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
  • Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học
  • Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
  • Viện Tin học Pháp ngữ
  • Viện Trần Nhân Tông

Một số đơn vị phục vụ

  • Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Tạp chí Khoa học
  • Trung tâm Hỗ trợ sinh viên
  • Trung tâm Thông tin Thư viện
  • Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu châu Á
  • Ban Quản lý các dự án
  • Văn phòng hợp tác Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kyoto (VKCO)
  • Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
  • Bệnh viện ĐHQGHN
  • Trung tâm Dự báo và phát triển nguồn nhân lực
  • Trung tâm Hợp tác và chuyển giao tri thức
  • Quỹ Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trung tâm Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục
  • Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN
  • Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin

4. Sứ mạng và tầm nhìn của ĐHQGHN

Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Tầm nhìn năm 2030

Trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á.

Giá trị cốt lõi

Chất lượng cao; Sáng tạo; Tiên phong; Tích hợp; Trách nhiệm; Phát triển bền vững.

Khẩu hiệu hành động

Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức (Excellence through Knowledge).

5. Chiến lược phát triển của ĐHQGHN (Đến năm 2020)

Mục tiêu chung

Trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, đạt các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực, trong đó có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Mục tiêu cụ thể

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước

  • Quy mô các bậc đào tạo hợp lý, phù hợp với tiêu chí đại học nghiên cứu, đặc biệt là các tiêu chí về tỷ lệ quy mô đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
  • Quy mô đào tạo các chương trình tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, chuẩn quốc tế và đào tạo liên kết quốc tế có tỷ lệ cân đối với quy mô đào tạo các chương trình chuẩn.
  • Cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội và yêu cầu phát triển đất nước. Các khoa học cơ bản, liên ngành và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được ưu tiên phát triển.
  • Các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng quốc gia và quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ nơi nào trong nước và quốc tế.
  • Dẫn đầu cả nước về các chương trình đào tạo mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài.

Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

  • Khoa học xã hội và nhân văn cung cấp được các cơ sở lý luận, dự báo khoa học, luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển và bảo vệ đất nước; tham gia tích cực vào việc gìn giữ, phát huy các giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc; hội nhập quốc tế phù hợp với đặc thù và lợi thế của từng ngành, của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đất nước.
  • Khoa học tự nhiên gắn với các định hướng ứng dụng, giải quyết được những vấn đề trọng yếu trước mắt và lâu dài của đất nước. Phát triển được các ngành khoa học cơ bản có thế mạnh đạt trình độ tiên tiến của thế giới.
  • Khoa học kỹ thuật và công nghệ có nhiều nghiên cứu chuyển giao, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; có nhiều công nghệ lõi và công nghệ tích hợp liên ngành; đủ năng lực phát triển một số sản phẩm quốc gia; tiên phong sáng tạo và chuyển giao tri thức.
  • Khoa học liên ngành tạo ra được các tri thức và luận cứ khoa học có tính dự báo, góp phần giải quyết các vấn đề của thời đại, phục vụ phát triển bền vững đất nước.

Nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Mô hình, cơ cấu tổ chức và các tiêu chí phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và xếp hạng đại học.
  • Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, chuẩn quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt trình độ khu vực và quốc tế. Văn bằng, học phần và tín chỉ tích lũy tại Đại học Quốc gia Hà Nội được các trường đại học ở các nước Đông Nam Á và nhiều trường đại học trên thế giới công nhận. Thực hiện tốt việc trao đổi sinh viên và giảng viên với các trường đại học trên thế giới. Thu hút nhiều giảng viên và sinh viên quốc tế tới làm việc và học tập tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Một số chương trình đào tạo có thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức đào tạo ở nước ngoài; một số chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài được chuyển giao và tổ chức đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

II. Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Quốc Gia Hà Nội

1. Giới thiệu về khoa Quản trị kinh doanh

Khoa Quản trị Kinh doanh (QTKD), Đại học Quốc gia Hà Nội (tên tiếng Anh: Hanoi School of Business HSB) là một đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; song được hình thành, ra đời và phát triển bởi những ý tưởng hoàn toàn mới, tương hợp với tiêu chuẩn của các nền giáo dục quốc tế. Đây được xem như mô hình tiên phong của giáo dục sau đại học ở Việt Nam.

2. Lịch sử hình thành

Khoa QTKD được thành lập từ ngày 13 tháng 7 năm 1995, trụ sở chính được đặt tại 144 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Đây là một đơn vị hoạt động theo hình thức hạch toán độc lập bằng nguồn vốn tài trợ và đóng góp phi lợi nhuận của các cá nhân, tổ chức và các công ty tư­ nhân trong ngoài nước và đồng thời không phụ thuộc vào ngân sách của Nhà nước.[3]. Hiện nay, người đảm nhiệm vị trí trưởng khoa là PGS. TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty FPT. Thầy Nguyễn Việt Thắng là Phó chủ nhệm Khoa thường trực. Đây là 2 lãnh đạo chủ chốt đã làm nên giá trị hình ảnh thương hiệu HSB trong giai đoạn phát triển như ngày nay.

Từ tháng 8 năm 2013, có sự chuyển giao lãnh đạo, Thầy Hoàng Đình Phi được bổ nhiệm là Phó chủ nhiệm Khoa kiêm Phụ trách Khoa (2 thầy Trương Gia Bình và Nguyễn Việt Thắng được phân công điều chuyển công tác khác)

Khoa chuyên đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng là các nhà quản trị, nhân viên lãnh đạo các công ty, sinh viên mới tốt nghiệp đại học với các chương trình giảng dạy như: cao học Quản trị kinh doanh, thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế, Ngoài ra, Khoa còn nhận được sự hỗ trợ từ nhiều trường đại học trong và ngoài nước như: Trường Quản trị Kinh doanh Amos Tuck (thuộc Đại học Dartmouth, Hoa Kỳ), Đại học Hawaii

3. Các chương trình đào tạo chính

Các lớp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) do VNU cấp bằng:

Các lớp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) liên kết với các Đại học nước ngoài như Đại học Hawaii (Hoa kỳ), Đại học UNW (Thụy Sĩ) Đại học Irvine (Hoa kỳ)

Chương trình đào tạo các Nhà quản trị Kinh doanh quốc tế (IEDP) chất lượng cao hợp tác với Đại học Amos Tuck (Hoa kỳ)

Các lớp ngắn hạn chuyên sâu kỹ năng quản trị cho lãnh đạo các TCT, Doanh nghiệp lớn của Việt nam.

4. Mô hình dạy học tại khoa QTKD

Lớp học:

Các lớp học tại HSB được trang bị đầy đủ phương tiện để học viên học trực tuyến với việc cấp cho mỗi học viên một tài khoản truy cập riêng.

Với tài khoản này, học viên có thể xem tài liệu học tập, lưu trữ tài liệu, xem lịch học, làm bài thi trực tuyến, xem điểm thi, chấm điểm để đánh giá giảng viên và những người phục vụ lớp học..

Phương pháp và phong cách dạy học:

Phương pháp dạy và học giao tiếp đa chiều là nguyên tắc được chú trọng hàng đầu. Nguyên lý giảng dạy 2C-Game cùng Phương pháp Hollywood là một thương hiệu. Các bài học được giảng viên trình bày sinh động, kết hợp với việc sử dụng các trò chơi hợp tác và cạnh tranh(2C-game), thảo luận nhóm, thuyết trình, bài tập nhóm nhằm tăng sự hấp dẫn của bài học, tăng cường giao tiếp và duy trì sự sinh động cho học viên trong mỗi buổi học.

Bài viết được tổng hợp bởi tiepthigioi.net

Vui lòng đánh giá bài viết