Loại chất hữu cơ nào dưới đây không có bản chất hóa học là protein

Câu hỏi:Bản chất hóa học của protein là

Lời giải:

Protein lànhững phân tử được cấu tạotừcác anfaamino axit. Chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài nhờ các liên kết peptide (gọilàchuỗi polypeptide). Các chuỗi này có thể xoắn cuộn hoặc gấp theo nhiều cách để tạo thành các bậc cấu trúc không gian khác nhaucủa protein.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các tính chất lý- hoá của Protein nào!

1. Tính chất vật lí.

Dạng tồn tại

Protein tồn tạiở hai dạng chính: Dạng hình sợi và dạng hình cầu. Dạng protein hình sợi như keratin của tóc, móng, sừng; miozin của cơ bắp, fibroin của tơ tằm, mạng nhện. Dạng protein hình cầu như anbumin của lòng trắng trứng , hemoglobin của máu.

Tính tan

Tính tan của các loại protein rất khác nhau. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành các dung dịch keo như anbumin (lòng trắng trứng), hemoglobin (máu).

Sự đông tụ

Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch. Ta gọi đó là sự đông tụ protein.

2. Tính chất hóa học

Phản ứng thủy phân

Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hay nhờ xúc tác của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành các chuỗi polipeptit và cuối cùng thành hỗn hợp cácα−α−amino axit, thí dụ:

Phản ứng màu: Protein có một số phản ứng đặc trưng.

Phản ứng vớiHNO3đặc

Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch axit nitric đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trắng trứng (anbumin)

Hiện tượng: Có kết tủa màu vàng.

Phản ứng vớiCu(OH)2(phản ứng biure)

Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm44ml dung dịch lòng trắng trứng,11ml dung dịchNaOH30%và một giọt dung dịchCuSO42%sau đó lắc nhẹ

Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.

Giải thích:Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng(CuSO4+NaOH) đã phản ứng với hai nhóm peptit(CO−NH)=cho sản phẩm có màu tím.

3. Protein với cơ thể người:

Tăng trưởng và duy trì các mô

Cơ thể cầnproteinđể thực hiện chức năng tăng trưởng và duy trì các mô.

Bình thường, cơ thể phá vỡ một lượng protein nhất định để xây dựng và sửa chữa các mô. Nhưng đôi khi protein cũng được sử dụng nhiều hơn mức bình thường, khiến nhu cầu bổ sung protein của cơ thể cũng tăng cao.

Tạo ra phảnứng sinh hóa

Protein tạo ra các enzyme, tham gia hỗ trợ hàng ngàn phảnứng sinh hóa diễn ra bên trong và ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme kết hợp với các phân tử khác bên trong tế bào - gọi là chất nền, xúc tác những phảnứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Cân bằng chất lỏng

Protein điều chỉnh các quá trình cơ thể để duy trì sự cân bằng chất lỏng. Ví dụ, albumin và globulin là các protein trong máu, giúp duy trì cân bằng chất lỏng bằng cách thu và giữ nước.

Hỗ trợ truyền tín hiệu

Về mặt hóa học, một số protein là kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào, mô và cơ quan. Các mô hoặc tuyến nội tiết tạo rahormone, sau đó được vận chuyển theo đường máu đến các mô hoặc cơ quan đích.

Vận chuyển và lưu trữ các chất dinh dưỡng

Theo dòng máu, protein vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào các tế bào, chẳng hạn như vitamin hoặc khoáng chất, glucose,cholesterolvà oxy.

Cung cấp năng lượng

Protein cũng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mỗi gram protein chứa 4 calo, tương đương với mức năng lượng mà carbs cung cấp. Trong khi đó chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất, ở mức 9 calo mỗi gram.

Sức khỏe miễn dịch

Protein giúp hình thành cácglobulin miễn dịch, hay còn gọi là kháng thể, để chống lạinhiễm trùng. Kháng thể là protein trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những “kẻ xâm lược” có hại như vi khuẩn vàvirus.

Định hình cấu trúc mô tế bào

Một sốcấu trúc proteincó dạng sợi, tạo độ cứng chắc cho các mô và tế bào. Những protein này bao gồm:

- Keratin: Là mộtcấu trúc proteinđược tìm thấy trong da, tóc và móng tay;

-Collagen: Làcấu trúc proteindồi dào nhất trong cơ thể, tạo nên xương, gân, dây chằng và da;

-Elastin: Linh hoạt hơn collagen vài trăm lần. Độ đàn hồi cao cho phép nhiều mô trong cơ thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo dãn hoặc co bóp, chẳng hạn như tử cung, phổi và động mạch.

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương I - Phần 2 - Sinh học 10

Đề bài

Câu 1. Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. Ca, P, Cu, O               B. O, H, Fe, K

C. C, H, O, N                  D. O, H, Ni, Fe

Câu 2. Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?

A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào nên tế bào sinh sản nhanh.

B. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước

C. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết

D. Nước đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.

Câu 3. Trong tế bào có 4 loại phân tử hữu cơ chính là:

A. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Glucôzơ.

B. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit amin.

C. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axitnuclêic 

D. Cacbohiđrat, Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic

Câu 4. Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiềuchất hữu cơ khác nhau?

A. Hiđrô                                 B. Nitơ

C. Cacbon                              D. Ôxi

Câu 5. Những chất nào sau đây thuộc loại đại phân tử?

A. Đường đa, Lipit, axit amin

B. Đường đa, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic

C. Fructozơ, Prôtêin và Axitnuclêic

D. Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic

Câu 6. Thành phần hóa học của ADN gồm các nguyên tố:

A. C, H, O, N

B. C, H, O

C. C, H, O, N, P 

D. C, H, O, N, S, P

Câu 7. Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?

A. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào

B. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định

C. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào

D. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng

Câu 8. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt bay hơi cao

B. nhiệt dung riêng cao

C. lực gắn kết

D. tính phân cực

Câu 9. Các nguyên tố cần cho hoạt hoá các enzim là:

A. Các nguyên tố vi lượng (Zn,Mn,Mo...)

B. C,H,O,N

C. C,H,O

D. Các nguyên tố đại lượng

Câu 10. Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước

A. dễ tách khỏi nhau

B. có xu hướng liên kết với nhau.

C. rất nhỏ.

D. có tính phân cực.

Câu 11. Hợp chát nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

A. Prôtêin

B. Lipit

C. Axit nuclêic

D. Cacbohiđrat

Câu 12. Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là

A. Protein.                     B. Cacbonhidrat.

C. Lipit.                          D. Axit nucleic.

Câu 13. Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử

A. ADN                      B. prôtêin.

C. CO2.                      D. cả A và B đúng

Câu 14. Cacbohidrat được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là đường đơn 6 cacbon nào?

A. Glucôzơ, Tinh bột

B. Glucôzơ, Xenlulôzơ

C. Xenlulôzơ, Lactozơ

D. Glucôzơ, Galactôzơ

Câu 15. Thuật ngữ nào sau đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?

A. Phôtpho lipit                      B.  Mỡ

C. Stêrôit                               D. Lipit

Câu 16. Loại lipit nào dưới đây là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng sinh chất?

A. Mỡ                               B. Carôtenôit

C. Stêrôit                          D. Phôtpholipit

Câu 17. Cacbohiđrat là tên gọi  dùng để  chỉ nhóm  chất nào sau đây?

A. Chất hữu cơ                      B. Đạm

C. Mỡ                                     D. Đường

Câu 18. Chức năng chủ yếu của cacbohiđrat là

A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia cấu tạo NST

B. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia xây dựng cấu trúc tế bào

C. Kết hợp với prôtêin vận chuyển các chất qua màng tế bào

D. Tham gia xây dựng cấu trúc nhân tế bào

Câu 19. Một phân tử mỡ bao gồm

A. 1 phân tử glixêrôl với 3 axít béo

B. 1 phân tử glixêrôl với 1 axít béo

C. 1 phân tử glixêrôl với 2 axít béo

D. 3 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.

Câu 20. Mô cơ và mô gan của chúng ta chứa loại đường đa nào?

A. Glicogen                            B. Glucozo

C. Tinh bột                             D. Kitin

Câu 21. Chất nào sau đây không phải là steroit?

A. Cholesterol                   B. Testosterol 

C. Vitamin                         D. Sáp

Câu 22. Protein có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì:

(1) Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân.

(2) Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit.

(3) Cấu trúc không gian nhiều bậc.

(4) Nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.

Số phương án đúng là:

A. 1                                        B. 2

C. 4                                        D. 3

Câu 23. Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?

A. Prôtêin.                             B. ADN.

C. mARN.                              D. TARN.

Câu 24. Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

A. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố đa lượng cần thiết

B. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin

C. Giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn

D. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết

Câu 25. Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nênprôtêin có cấu trúc

A. bậc 1.                                 B. bậc 2.

C. bậc 3.                                 D. bậc 4.

Câu 26. Cho các hiện tượng sau:

(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc

(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua

(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng

(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục

Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?

A. 3                                        B. 1

C. 4                                        D. 2

Câu 27. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ nucleotit loại A là 35% thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là:

A. 20%                                   B. 10%

C. 30%                                   D. 15%

Câu 28. Một gen có 1200 cặp nucleotit và số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nucleotit loại Timin và Xitozin chiếm 15% tổng số nucleotit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.

(2) Mạch 1 của gen có (T + X)/ (A + G) = 19/41.

(3) Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.

(4) Mạch 2 của gen có (A + X)/ (T + G) = 5/7.

A. 4                                        B. 2

C. 1                                        D. 3

Câu 29. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X)= 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ G của phân tử này là

A. 25%                                   B. 20%

C. 10%                                   D. 40%

Câu 30. Các nguyên tố hóa học có trong thành phần hóa học của phân tử ADN là

A. C, H, O, N, S.

B. C, H, O, N, P.

C. C, H, N, P, Mg

D. C, H, O, P, Na

Câu 31. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN là

A. A liên kết X, G liên kết T.

B. A liên kết U;T liên kết A; G liên kết X:X liên kết G.

C. A liên kết T; G liên kết X.

D. A liên kết U; G liên kết X.

Câu 32. Một phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ A = 1/8 . Theo lí thuyết, tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử này là

A. 25%                                   B. 12,5%

C. 75%                                   D. 37,5%

Câu 33. Một mạch của phân tử ADN (gen) xoắn kép có X = 350 , G = 550, A= 200, T= 400. Gen trên có

A. 75 chu kì xoắn

B. tỷ lệ A/G là 2/5

C. 3600 liên kết hydro

D. hiều dài là 510 nm

Câu 34. Chức năng của tARN là

A. vận chuyển axit amin tới riboxom

B. truyền đạt thông tin di truyền tới riboxom

C. mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

D. Tham gia cấu tạo riboxom

Câu 35. Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm

A. Đường pentôzơ và bazơ nitơ

B. Đường pentôzơ và nhóm phốtphát.

C. Nhóm phốtphát và bazơ nitơ

D. Đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.C

2.D

3.C

4.C

5.B

6.D

7.A

8.D

9.A

10.D

11.B

12.A

13.D

14.D

15.D

16.D

17.D

18.B

19.A

20.A

21.D

22.D

23.A

24.B

25.A

26.C

27.D

28.D

29.D

30.B

31.C

32.D

33.D

34.A

35.D

Câu 1 

Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là C, H, O, N.

Chọn C

Câu 2

Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh, nước trong tế bào đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.

Chọn D

Câu 3 

Trong tế bào có 4 loại phân tử hữu cơ chính là:Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic

Chọn C

Câu 4 

Nguyên tố cacbon có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiềuchất hữu cơ khác nhau: Cacbohidrat, lipit, protein…

Chọn C

Câu 5 

Những chất thuộc loại đại phân tử là: Đường đa, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic

Chọn B

Câu 6 

Thành phần hóa học của ADN gồm các nguyên tốC, H, O, N, S, P.

Chọn D

Câu 7 

Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.

Chọn A

Câu 8 

Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có tính phân cực.

Chọn D

Câu 9 

Các nguyên tố vi lượng có vai trò hoạt hoá các enzyme

Chọn A

Câu 10 

Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước có tính phân cực

Chọn D

Câu 11 

Lipit không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

Chọn B

Câu 12 

Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là protein : có chức năng điều hoà, xúc tác, cấu tạo, vận chuyển,…

Chọn A

Câu 13 

Liên kết hidro có ở ADN (giữa 2 mạch); ở phân tử protein (từ cấu trúc bậc 2)

Chọn D

Câu 14

Cacbohidrat được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là glucôzơ, galactôzơ.

Chọn D

Câu 15

Lipit sẽ bao gồm các thuật ngữ : mỡ, steroit ; phospholipit.

Chọn D

Câu 16

Màng sinh chất được cấu tạo chủ yếu bởi phôtpholipit và protein.

Chọn D

Câu 17

Cacbohiđrat là tên gọi  dùng để  chỉ nhóm đường.

Chọn D

Câu 18

Chức năng chủ yếu của cacbohiđrat là dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia xây dựng cấu trúc tế bào.

Chọn B

Câu 19

Một phân tử mỡ bao gồm 1 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.

Chọn A

Câu 20

Mô cơ và gan của chúng ta chứa glicogen (dạng tích lũy của glucose ở động vật)

Chọn A

Câu 21

Sáp không phải steroit

Chọn D

Câu 22

Protein có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì:

(1) Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân.

(2) Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit.

(3) Cấu trúc không gian nhiều bậc.

Chọn D

Câu 23

Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử protein.

Chọn A

Câu 24 

Chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau nhằm cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin.

Chọn B

Câu 25 

Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nênprôtêin có cấu trúc bậc 1.

Chọn A

Câu 26

Các hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein là: 1,2,3,4

Chọn C

Câu 27 

Ta có A=T; G=X

%A+%T+%G+%X = 100% ↔ %A+%G= 50%

Đề cho %A = 35% → %G = 15%.

Chọn D

Câu 28

Phương pháp:

Áp dụng các công thức:

%A = %T =

%G =%X =

Cách giải:

G=20% → A=30%

N=1200 × 2 = 2400 → A=T=720 ; G=X=480

Xét mạch 1 của gen :

T1 =A2 = 200 → T2 = A1 = T – T1 = 520.
X1 = G2 = 1200 . 15% = 180 → X2 = G1 = X – X1 = 300.

Sử dụng nguyên tắc bổ sung giữa 2 mạch của phân tử ADN ta có mạch 2 :

A2=T1 = 200 ; T2 = A1 = 520 ; G2 =X1 =180 ; X2 = G1 =300

Xét các phát biểu :

I. sai 

II đúng: 

III đúng, 

IV: Đúng 

Chọn D

Câu 29

Phương pháp:

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN ta có A=T;G=X

A+G=50%

Cách giải:

Ta có: → G=40%.

Chọn D

Câu 30 

Các nguyên tố hóa học có trong thành phần hóa học của phân tử ADN là: C, H, O, N, P

Chọn B

Câu 31

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN là: A liên kết T; G liên kết X

Trong ADN không chứa U.

Chọn C

Câu 32

Ta có A+G = 1/2 → G=

Chọn D

Câu 33

Ta có N = (A1+T1+G1+X1)×2= 3000 nucleotit

Mỗi chu kì xoắn gồm có 20 nucleotit → số chu kì xoắn là: 3000: 20 = 150 →A sai

Ta có A=A1 + T1 = 600; G=G1+X1 = 900→ B sai

Số liên kết hidro: H = 2A+3G = 3900 → C sai

Chiều dài:  → D đúng.

Chọn D

Câu 34

Chức năng của tARN là vận chuyển axit amin tới riboxom.

Chọn A

Câu 35

Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm đường pentôzơ (5C), nhóm phốtphát và bazơ nitơ

Chọn D

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay