Lưu trữ máu cuống rốn ở đâu tốt

Lưu trữ máu cuống rốn

Lưu trữ máu cuống rốn ở đâu tốt

1. Máu cuống rốn là gì:


- Cuống rốn là phần nối từ thai nhi đến bánh rau có chức năng vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.

- Là lượng máu còn lại trong cuống rốn và bánh rau sau khi được cắt rời khỏi trẻ sơ sinh.

2. Thành phần:

- Cho tới thập kỷ 70 thì cuống rốn và bánh rau thường bỏ đi sau khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra trong MCR ngoài các tế bào máu thông thường như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu còn có rất nhiều các tế bào gốc (TBG) giống như trong tủy xương như TBG tạo máu, TBG trung mô và các tế bào hữu ích khác.

- TBG là các tế bào non có khả năng tự duy trì và biệt hóa thành các tế bào trưởng thành để thay thế cho các tế bào già nhằm đảm bảo cấu trúc, chức năng của các mô, cơ quan trong cơ thể.

- TBG tạo máu trong MCR có thể tạo ra các dòng tế bào máu khác nhau bao gồm cả hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

- TBG trung mô trong MCR có thể biệt hóa thành các loại tế bào khác như tế bào thần kinh, tế bào gan, cơ, xương...

3. Công dụng máu cuống rốn:

- Các tế bào gốc trong máu cuống rốn (TBG-MCR) được dùng để điều trị bệnh đầu tiên cho bệnh nhi 5 tuổi bị thiếu máu Fanconi vào năm 1988. Từ đó đến nay đã có trên 75 loại bệnh lý khác nhau được điều trị bằng TBG-MCR, bao gồm: các bệnh lý ác tính như leukemia, u lympho, các bệnh lý máu không ác tính khác như Thalassemia, suy tủy, giảm tiểu cầu vô căn, điều trị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, một số bệnh lý di truyền Ngoài ra, TBG-MCR còn đang được nghiên cứu điều trị các bệnh lý khác như teo cơ, bệnh lý tổn thương thần kinh như Parkinson, liệt tủy, bại não, tự kỷ, tổn thương xương, khớp, đái đường, gan mật

- Tại Bệnh viện Nhi TW, chúng tôi đã tiến hành ghép TBG tạo máu để điều trị thành công cho nhiều bệnh lý như suy tủy, tan máu bẩm sinh (Thalassaemia), ly thượng bì, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, hỗ trợ điều trị các u đặc (u nguyên bào thần kinh). Đặc biệt năm 2015, Bệnh viện Nhi TW lần đầu tiên ghép TBG tạo máu từ máu cuống rốn điều trị bệnh tan máu bẩm sinh. Thời gian sắp tới Bệnh viện dự kiến sẽ triển khai ghép TBG điều trị ung thư máu (Leukemia) và một số bệnh lý khác

4. Ưu điểm và hạn chế:

- Ưu điểm :

+TBG MCR dễ thu thập và bảo quản, trong khi thu thập TBG tủy xương là một thủ thuật xâm lấn, ngoài gây tổn thương xương, đau đớn còn có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người cho tủy.

+ TBG-MCR có tính sinh miễn dịch yếu hơn nên dễ được dung nạp hơn khi tiến hành ghép dị gen so với TBG tủy xương. Đồng thời chúng có khả năng mọc và phát triển nhanh hơn sau ghép so với TBG tủy xương.

- Hạn chế:MCR chứa ít lượng TBG tạo máu hơn so với tủy xương. Một đơn vị MCR chỉ đủ điều trị cho bệnh nhân trọng lượng khoảng 20-30 kg. Do đó khi điều trị cho trẻ lớn và người lớn thì cần phải kết hợp nhiều đơn vị TBG-MCR khác nhau hoặc phối hợp với TBG từ nguồn khác để đảm bảo liều điều trị.

5. Thu thập, xử lý và lưu trữ:

- Ngay sau khi sinh ra, cuống rốn và bánh rau được cắt rời khỏi em bé. Các bác sỹ sẽ dùng kim chuyên dụng để hút lượng máu còn lại trong cuống rốn và bánh rau cho vào túi tiệt trùng có chất chống đông. Thời gian thu thập mất khoảng 10 phút. Việc thu thập MCR không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.

- Túi máu này sẽ được chuyển về ngân hàng MCR để xử lý, tách lấy các TBG và các tế bào cần thiết khác, sau đó được đánh giá chất lượng và tiến hành lưu trữ đông lạnh trong nitơ lỏng.

- Sản phụ (người mẹ) trên 18 tuổi có hành vi dân sự bình thường đều có quyền đăng ký lưu trữ mẫu MCR cho con mình tại các ngân hàng MCR.

6. Lợi ích từ việc lưu trữ mẫu MCR

- Lưu trữ mẫu MCR được ví như mua bảo hiểm sinh học cho con bạn. Trong trường hợp con bạn mắc 1 trong số các bệnh lý như trên thì có thể dùng TBG-MCR đang lưu trữ để điều trị.

- TBG-MCR của con bạn còn có thể dùng để điều trị cho anh chị em ruột (xác xuất phù hợp hoàn toàn là 25%, xác xuất nửa phù hợp là 50%) hoặc các thành viên khác trong gia đình, thậm chí dùng cho ai đó trong cộng đồng mắc bệnh khi có sự phù hợp. Nếu trong gia đình bạn có trẻ mắc các bệnh có thể điều trị bằng TBG tạo máu như đã liệt kê trên thì đây là giải pháp tốt nhất.

7. Hạn chế của việc lưu trữ mẫu MCR

- Tế bào gốc máu cuống rốn chỉ được dùng để điều trị một số bệnh lý, không thể điều trị được tất cả các loại bệnh.

- Thời gian lưu trữ tuy dài nhưng không thể kéo dài suốt đời. Trung bình thời gian lưu trữ mẫu MCR trong Nitơ lỏng tối đa vào khoảng 15-18 năm.

8. Chi phí:

- Sàng lọc, thu thập, xử lý và lưu trữ mẫu MCR cho năm đầu tiên tại ngân hàng TBG-MCR, Bệnh viện Nhi TW chỉ từ 21,400,000 đồng.

- Các năm tiếp theo bạn chỉ phải đóng phí lưu trữ là 2,550,000 đồng/năm cho đến khi kết thúc hợp đồng lưu trữ. (chú ý: chi phí trên có thể điều chỉnh thay đổi theo từng thời điểm khác nhau).

9. Liên hệ:

Nếu bạn muốn lưu trữ mẫu MCR cho con bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay để được tư vấn và làm các thủ tục cần thiết.

- Địa chỉ:

+ Ngân hàng Tế bào gốc Máu cuống rốn, Khoa Huyết học, Bệnh viện Nhi TW. Số 18/879, La Thành, Đống Đa, Hà Nội.

+ ĐT: 04. 62738604; 094-769-1005

+ Email:

Lưu trữ máu cuống rốn ở đâu tốt

Lưu trữ máu cuống rốn ở đâu tốt


Hình ảnh xử lý mẫu trong quy trình lữu trữ máu cuống rốn


Các dịch vụ khác
  • Đặt lịch trực tuyến
  • Dịch vụ tiêm chủng
  • Xét nghiệm
  • Siêu âm
  • Khám đa khoa và chuyên khoa
  • Nội soi
  • Lưu trữ tế bào gốc
Các dịch vụ của khoa
  • Đặt lịch trực tuyến
  • Dịch vụ tiêm chủng
  • Xét nghiệm
  • Siêu âm
  • Khám đa khoa và chuyên khoa
  • Nội soi
  • Lưu trữ tế bào gốc
Video
Hàng trăm trẻ mắc cúm mùa nhập viện đầu năm 2019| VTC14
Hướng dẫn tắm bé tại nhà - Bác sĩ Bệnh Viện Nhi Trung Ương
Phương pháp phẫu thuật mới cải thiện phát âm cho trẻ sứt môi, hở hàm ếch
Lưu trữ máu cuống rốn ở đâu tốt
Hotline tư vấn miễn phí8424.6273.8900
Tận tâm Chu đáo Nhiệt tình