Mã sản phẩm VACPA cấp 5 là gì

TỜ TRÌNH VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG NGÀNH SẢN PHẨM VIỆT NAM

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23/11/2015 (gọi tắt là Luật Thống kê 2015), Bộ Kế hoạch và Đầu tư kính trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo sửa đổi Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam 2010ban hành theo Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

I. SỰ CẦN THIẾT

Hệ thống ngành sản phẩm Việt Namban hành theo Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 19/2010/TT-BKH ngày 19/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là VCPA 2010)trong những năm qua đã phát huy tốt vai trò trong thu thập, biên soạn và công bố số liệu về sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay Hệ thống ngành sản phẩm cần được sửa đổi, ban hành mới vì một số lý do sau:

1. Về pháp lý

- Điều 70và Điều 71 Luật Thống kê 2015 quy định phân loại thống kê (trong đó cóHệ thống ngành sản phẩm Việt Nam)có hiệu lực đến tháng 6/2018.

- Khoản 4 Điều 24 Luật Thống kê 2015 quy định Cơ quan Thống kê Trung ương giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ, ngành xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các phân loại thống kê cấp quốc gia trong đó có Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

2. Về tình hình thực tế trong nước và quốc tế

a) Trong nước

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam căn cứ Luật thống kê 2015 đã thay thế Hệ thống ngành kinh tế 2007. Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam được phát triển dựa trên hệ thống ngành kinh tế nên cũng phải thay đổi.

Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và sự thay đổi về cơ cấu kinh tế dẫn đến ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới, các sản phẩm phát triển đa dạng hơn hoặc đã thay đổi về tính chất. Nhiều sản phẩm mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như các sản phẩm công nghiệp, công nghệ thông tin, linh kiện điện tử...cũng như nhiều dịch vụ ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

b) Quốc tế

VCPA2010 được xây dựng trên cơ sở thống nhất phân loại sản phẩm theo hoạt động của thống kê Châu Âu (CPA 2008); Phân loại sản phẩm trung tâm của thống kê Liên Hiệp Quốc (CPC 2.0); Danh mục xuất nhập khẩu hàng hóa (HS 2007). Đến nay, Danh mục xuất nhập khẩu hàng hóa đã được cập nhật (HS 2012), do vậy Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam cần được sửa đổi theo.

II. MỤC TIÊU SỬA ĐỔI HỆ THỐNG NGÀNH SẢN PHẨM VIỆT NAM

1. Phản ánh được sự thay đổi về các ngành sản phẩm trong nền kinh tế Việt Nam

Hệ thống ngành sản phẩm là bảng phân loại các sản phẩm dựa trên các ngành kinh tế, nhằm sắp xếp các sản phẩm được tạo ra theo từng ngành kinh tế. Thông qua Hệ thống này có thể thấy được cơ cấu sản phẩm theo ngành kinh tế cũng như của cả nền kinh tế. Khi kinh tế phát triển, các ngành kinh tế đã có nhiều thay đổi dẫn đến sự thay đổi của các sản phẩm do các ngành này tạo ra. Sự thay đổi này thể hiện ở 4 mặt: (1)các sản phẩm công nghiệp, công nghệ thông tin, dịch vụ về bất động sản..., đòi hỏi phải bổ sung vào hệ thống ngành sản phẩm; (2) nhiều sản phẩm, do yêu cầu của phát triển thị trường, phát triển chuyên môn hoá cao hơn, đa dạng hơn đòi hỏi hệ thống ngành sản phẩm phải được chi tiết hơn (không dừng lại ở cấp 5 mà cần chi tiết đến cấp 7); (3) nhiều sản phẩm đã thay đổi về tính chất nên cần được sắp xếp lại vào những ngành sản phẩm cho phù hợp như các sản phẩm về chế biến chế tạo, xuất bản, thương mại; (4) một số luật và văn bản quy phạm pháp luật mới sửa đổi, bổ sung nên một số ngành dịch vụ phải được cập nhật.

2. Nâng cao tính tương thích của Hệ thống ngành sản phẩmViệt Nam giữa các phiên bản và với các phân loại thống kê khác và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sử dụng.

III. NGUYÊN TẮC SỬA ĐỔI HỆ THỐNG NGÀNH SẢN PHẨM VIỆT NAM

Hệ thống ngành sản phẩm được sửa đổi cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm phản ánh đầy đủ với ngôn ngữ dễ hiểu các sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam.

2.Bảo đảm sự liên tục và tính so sánh của hệ thống sản phẩm từ phiên bản cũ sang phiên bản mới.

2.1 Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam hình thành trên cơ sở phát triển 5 cấp ngành kinh tế của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, cụ thể:

- 5 cấp đầu của sản phẩm và mã số là 5 cấp và mã số thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

- Cấp sản phẩm 6 nhóm sản phẩm, mã gồm 6 số, trong đó 5 số đầu là của cấp sản phẩm 5 tương ứng;

- Cấp sản phẩm 7 sản phẩm, mã gồm 7 số, trong đó 6 số đầu là của cấp sản phẩm 6 tương ứng.

Tuy nhiên trong Hệ thống ngành sản phẩm có một số trường hợp (sản phẩm thuộc ngành bán lẻ) được phát triển từ ngành cấp 3 để đảm bảo nhóm sản phẩm và các sản phẩm không bị trùng lắp.

2.2. Cách xác định và sắp xếp trong Hệ thống ngành sản phẩm

- Sản phẩm đưa vào Hệ thống sản phẩm gồm: Sản phẩm vật chất và dịch vụ và được chia thành sản phẩm chính, sản phẩm phụ và dịch vụ sản xuất;

- Hệ thống sản phẩm chỉ xác định đến sản phẩm với ý nghĩa là kết quả và phát triển từ hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mà không phát triển mặt hàng sản phẩm;

- Sản phẩm cụ thể đưa vào Hệ thống sản phẩm là những sản phẩm có ý nghĩa trên thị trường và có khả năng thống kê được; do vậy những sản phẩm nhỏ và rất nhỏ được gộp chung vào Sản phẩm khác hoặc Sản phẩm khác chưa phân vào đâu.

2.3 Cấu trúc mã trong Hệ thống ngành sản phẩm

- Các sản phẩm được cấu trúc theo mã mẹ - con bảo đảm thuận tiện trong sử dụng và tra cứu cũng như ứng dụng công nghệ thông tin;

- Mã sản phẩm được đánh theo thứ tự liên tục trong mỗi cấp sản phẩm, riêng mã sản phẩm khác, hoặc sản phẩm khác chưa phân vào đâu hoặc dịch vụ sản xuất (gia công) đánh số 9 bảo đảm thuận tiện chèn mã khi sản phẩm mới xuất hiện mà không ảnh hưởng đến cấu trúc Hệ thống sản phẩm.

3.Bảo đảmthích hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam trong việc thu thập số liệu theo từng ngành trong Hệ thống ngành sản phẩm.

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH

Việc thi hành Quyết định này không làm phát sinh thêm chi phí hay gánh nặng cho đối tượng thi hành Quyết định. Quyết định Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam sửa đổi theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chi tiết đến ngành cấp 7, ngôn ngữ dễ hiểu hơn giúp cho công việc thu thập thông tin thống kê được thuận lợi hơn,tăng cường áp dụng thống nhất Hệ thống ngành sản phẩm, khả năng so sánh số liệu thống kê Việt Nam, giảm thiểu độ vênh về số liệu giữa các chuyên ngành, giúp cho việc hội nhập của thống kê Việt Nam với thống kê thế giới ngày càng sâu rộng.

V. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGÀNH SẢN PHẨM VIỆT NAM

Từ năm 2017 đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã tiến hành nghiên cứu, sửa đổi Hệ thống ngành sản phẩm Việt Namthay thế VCPA 2010.Quá trình nghiên cứu sửa đổi gồm:

1. Đánh giá thực trạng sử dụng VCPA 2010, việc phát triển phân loại này thông qua việc áp dụng vào các cuộc điều tra thống kê của Tổng cục Thống kê như điều tra doanh nghiệp, điều tra lập bảng I/O.

2. Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam được tiến hành sửa đổi song song với Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để đảm bảo tính đồng bộ, cấu trúc không bị trùng lắp và áp dụng phiên bản mới nhất của Liên hiệp quốc về Phân loại chuẩn quốc tế về sản phẩm (CPC Ver.2), Phân loại sản phẩm theo hoạt động của Thống kê Châu Âu (CPA 2008) và Hệ thống hài hòa về hàng hóa xuất nhập khẩu (HS 2012).

Ngày 14/6/2017, Tổ công tác sửa đổi Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 733/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Tổ công tác có nhiệm vụ: đánh giá thực trạng áp dụng Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam, thống nhất về nguyên tắc sửa đổi Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam, dự thảo Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

Qua nhiều lần hội thảo giữa Tổ công tác và các đơn vị có liên quan trong Tổng cục Thống kê, Dự thảo danh mục và nội dung Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam sửa đổi theo hướng:

- Chi tiết một số sản phẩm trong những ngành thích hợp.

- Phát triển các ngành chi tiết hơn đến cấp 6, cấp 7 như: Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương mại nhằm phù hợp hơn với nguyên tắc và thực tế.

- Sửa đổi từ ngữ cho phù hợp thực tế sử dụng vừa bảo đảm dễ hiểu, vừa bảo đảm đủ và đúng nội dung cần phản ánh so với chuẩn quốc tế.

3. Dự thảo Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam được đăng trên trang Thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn) từngày 28/6/2018 để xin ý kiến góp ý. Trên cơ sở này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) có những trao đổi với các Bộ, ngành để làm rõ hơn và thống nhất ý kiến nhằm hoàn chỉnh Dự thảo.

VI. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO HỆ THỐNG NGÀNH SẢN PHẨM VIỆT NAM

Về cơ bản, nội dung của Dự thảo Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam vẫn kế thừa VCPA2010. Tuy nhiên, Dự thảo này được phát triển phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế nước ta trong điều kiện hiện nay và phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Dự thảo gồm hai phần: phần I: Danh mục các cấp sản phẩm Việt Nam và phần II: Nôị dung của từng cấp sản phẩm Việt Nam. Hệ thống sản phẩm được chia thành 7 cấp: Năm cấp đầu (cấp 1 đến cấp 5) về cơ bản giống Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; cấp 6 nhóm sản phẩm và cấp 7 sản phẩm. Dự thảo Hệ thống sản phẩm được xây dựng trong mối tương quan chặt chẽ với Phân loại chuẩn quốc tế về sản phẩm (CPC Ver.2); Phân loại sản phẩm theo hoạt động của Thống kê Châu Âu (CPA 2008) và Hệ thống hài hòa về hàng hóa xuất nhập khẩu (HS 2012); đồng thời cũng được chú ý xem xét về mặt ngôn ngữ tiếng Việt để vừa kế thừa VCPA2010 và thực tế sử dụng vừa bảo đảm dễ hiểu, vừa bảo đảm đủ và đúng nội dung cần phản ánh so với chuẩn quốc tế.

BẢNG TỔNG HỢP SO SÁNH VỀ SỐ NGÀNH DỰ THẢO VỚI VCPA 2010

VSIC 2007

VCPA 2010

VSIC SỬA ĐỔI

DỰ THẢO VCPA SỬA ĐỔI

Ngành cấp 1

21

21

21

21

Ngành cấp 2

88

88

88

88

Ngành cấp 3

242

234

242

234

Ngành cấp 4

437

411

486

454

Ngành cấp 5

642

587

734

674

Ngành cấp 6

1406

1659

Ngành cấp 7

2898

3591

- Ngành cấp 1 được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U.

- Ngành cấp 2 được hình thành theo từng ngành cấp 1 tương ứng, được mã hóa bằng hai chữ số từ 01 đến 99.

- Ngành cấp 3 được hình thành theo từng ngành cấp 2 tương ứng, được mã hóa bằng ba chữ số từ 011 đến 990.

- Ngành cấp 4 được hình thành theo từng ngành cấp 3 tương ứng, được mã hóa bằng 4 chữ số từ 0111 đến 9900.

- Ngành cấp 5 được hình thành theo từng ngành cấp 4 tương ứng, được mã hóa bằng 5 chữ số từ 01110 đến 99000.

- Ngành cấp 6 được hình thành theo từng ngành cấp 5 tương ứng, được mã hóa bằng 6 chữ số từ 011110 đến 990000.

- Ngành cấp 7 được hình thành theo từng ngành cấp 6 tương ứng, được mã hóa bằng 7 chữ số từ 0111110 đến 9900000.

Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ban hành./.


TƯ VẤN & DỊCH VỤ

LIÊN QUAN

  • HỎI ĐÁP QĐ 27/2018/QD-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM
  • MỤC LỤC QĐ 27/2018/QD-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM
  • QĐ 27/2018/QD-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 1]
  • QĐ 27/2018/QD-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 2]
  • QĐ 27/2018/QD-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 3]
  • QĐ 27/2018/QD-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 4]
  • QĐ 27/2018/QD-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 5]
  • QĐ 27/2018/QD-TTg VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM [PHÂN ĐOẠN 6]
  • TỜ TRÌNH VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG NGÀNH SẢN PHẨM VIỆT NAM

TIỆN ÍCH BỔ SUNG


XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN