Mặt phẳng chiếu bằng là mặt phẳng như thế nào

ĐÁP: Để diễn tả vật thể được chính xác ta lần lượt chiếu vuông góc vật thể lên các mặt phẳng chiếu. Vật thể được đặt giữa mắt người quan sát và mặt phẳng hình chiếu tương ứng. Hình chiếu của vật thể là hình nhận được băng cách chiếu vuông góc các đường bao, các cạnh (nếu có) thuộc bộ mặt của vật thể lên mặt phẳng hình chiếu tương ứng.

Mặt phẳng chiếu bằng là mặt phẳng như thế nào

H 10

Theo TCVN 5-7 qui định dùng 6 mặt phẳng của một hình hộp chữ nhật làm 6 mặt phẳng hình chiếu cơ bản.

Các đường bao, cạnh thấy được thể hiện bằng nét đậm. Các đường bao khuất, cạnh khuất thể hiện bằng nét đứt. Trên hình 10 thể hiện các hình chiếu trên các mặt phẳng chiếu:

- 1. Hình chiếu có hướng từ trước tới (hình chiếu đứng, hình chiếu chính), mặt phẳng 1 là mặt chính diện hay mặt phẳng chiếu đứng.

- 2. Hình chiếu từ trên xuống (hình chiếu bằng), mặt phẳng 2 gọi là mặt nằm ngang hay mặt phẳng chiếu bằng.

- 3. Hình chiếu có hướng từ trái (hình chiếu cạnh), mặt phẳng 3 gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

- 4. Hình chiếu có hướng từ phải.

- 5. Hình chiếu có hướng từ dưới lên.

- 6. Hình chiếu từ sau ra phía trước.

Mặt phẳng chiếu bằng là mặt phẳng như thế nào

Trong chương trình lớp 8 ta chỉ nói đến 3 hình chiếu trong 3 mặt phẳng chiếu:

+ Hình chiếu đứng trong mặt phẳng chiếu đứng (1).

+ Hình chiếu bằng trong mặt phẳng chiếu bằng (2).

+ Hình chiếu cạnh trong mặt phẳng chiếu cạnh (3).

Cách bố trí các hình chiếu như trên gọi là cách bố trí hình chiếu ở góc tư thứ nhất.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

thế nào là mặt phẳng chiếu đứng, chiếu bằng, chiếu cạnh?

Các câu hỏi tương tự