Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng

Lâu lắm rồi mới ngồi update blog, rất xin lỗi chư vị. Chả là dạo này ta bận ôn thi đại học và kiếm việc làm part time nên đã lâu không dọn dẹp Gia Cát lâu. Nay ta đem về một bài tiểu luận nho nhỏ, đó là cảm nhận của ta về nhân vật lịch sử Tuyên Thái Hậu Mị Nguyệt – hay còn gọi là Mị Bát Tử.

Không phải tự dưng mà ta viết về nhân vật này. Ta biết nhân vật này trước khi bộ phim Mị Nguyệt Truyện khởi quay do tìm hiểu về Tần Vương Doanh Chính. Như chư vị đã biết Tuyên Thái Hậu là một trong những nữ nhân quyền lực có ảnh hưởng nhiều nhất đến chính trị Trung Hoa. Bà đã có công đẩy mạnh và tạo bánh đà cho sự thống nhất của Tần quốc. Tầm nhìn xa trông rộng và sự hi sinh vì đại cục nước Tần là những yếu tố sử kí đánh giá cao về nhân vật này. Tuyên Thái Hậu – một nhân vật có nội tâm cực kì phức tạp đến nay vẫn được nghiên cứu, trong lịch sử và trong phim, có gì giống và khác nhau ?

Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng
Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng
Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng
Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng

Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng
Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng

Những hình ảnh trong phim bom tấn ” Mị Nguyệt Truyện ” do Tôn Lệ thủ vai chính

Tuyên Thái hậu ( 宣太后), không rõ năm sinh, mất năm 265 TCN. Là thiếp của Tần Huệ Văn Vương Doanh Tứ, sau trở thành thái hậu Tần Quốc thời chiến quốc Trung Hoa, là mẹ của Tần Chiêu Tương Vương Doanh Tắc.

Người ta biết đến Tuyên thái hậu mưu lược hơn người, là người xuất thân hoàng thất nước Sở,tại vị thái hậu Tần Quốc gần 40 năm. Bà cũng là người cùng với ” tứ quý ” gồm thừa tướng Ngụy Nhiễm ( em cùng mẹ khác cha ), Hoa dương quân Mị Nhung ( em ruột) và hai người con khác là Kinh Dương Quân ( công tử Khôi ) và Cao Lăng quân ( công tử Phất ) tiếm quyền nhiếp chính, lấn át quyền lực thực sự của Tần Chiêu Tương Vương Doanh Tắc. Tước hiệu Thái hậu xuất hiện từ bà, Thái hậu chuyên quyền nhiếp chính cũng bắt đầu có từ thời Mị Nguyệt, để phân biệt giữa Vương hậu của tiên đế và vương hậu tại vị, cũng như vị trí của bà trong cung điện nhà Tần bấy giờ và chứng tỏ thực quyền của mình với các nước khác.

Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng
Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng
Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng

Tuyên thái hậu oai phong lẫm liệt của Tần quốc

Theo ” Mị Nguyệt Truyện “, Mị Nguyệt xuất thân là công chúa Sở quốc, là con của Hướng thị ( một dắng nữ của Cử cơ, xuất thân thấp kém ) với Sở Uy Vương Mị Thương. Do Hướng thị được Mị Thương sủng ái, Sở Uy hậu sợ con của Hướng thị sinh ra sẽ chiếm ngôi thái tử của con trai mình là Mị Hòe nên đã đẩy Hướng thị đến làm vợ một kẻ vô lại họ Ngụy, sinh ra Ngụy Nhiễm. Sau này Mị Thương đánh Việt thành công, quay về Sở quốc giải oan cho Hướng thị, đón bà về cung. Hướng thị chọn tự sát để tố cáo tội ác của Uy hậu, không may sau đó không lâu Sở Uy Vương qua đời. Số phận Mị Nguyệt rơi vào bế tắc, chịu nhiều khổ cực. Mị Nguyệt tuy hận Sở Uy Hậu đối đãi bạc bẽo với mẹ con mình nhưng lại có giao tình tỉ muội với đích công chúa Mị Xu ( con gái của Sở Uy Hậu ). Chính vì tình cảm này, Mị Nguyệt phải chia tay Hoàng Yết ( thư đồng của hoàng tử nước Sở ) để đến Tần quốc làm bồi giá cho Mị Xu. Mị Nguyệt vô tư, quả quyết, tuy không phải nhan sắc khuynh thành đảo quốc nhưng Tần Huệ văn vương đã sớm nhìn nhận được sự phi thường ở bà,bèn lâm hạnh Mị Nguyệt, phong làm bát tử. Chính vì sự sủng ái mà ” lão bá hàng xóm ” Huệ văn vương dành cho mình, Mị Nguyệt đã vô tình đánh mất mối tương giao phu phụ giữa Tần vương và Mị Xu bấy giờ là Huệ Văn hậu. Mị Xu bị thất sủng, ngày ngày rầu lo, sợ Mị Nguyệt tranh sủng với mình nên đã bỏ qua tình tỉ muội lâu năm, trở thành tư thù với Mị Nguyệt. Khi chỉ là một Bát tử, địa vị không cao nhưng Mị Nguyệt được sống dưới sự che chở của Tần Vương, được sống đúng như một nữ tử bình thường, có chồng có con. Mị Nguyệt với ” lão bá hàng xóm ” kết mối nhân duyên cũng chỉ vì một lời hứa sẽ thực hiện ước mơ thống nhất Tần quốc như Chu Thiên tử. Tình yêu của Mị Nguyệt dành cho Tần Vương, là tình yêu của một nữ nhân dành cho lang quân, vô tình đã trở thành tình yêu nước, dám xả thân vì quốc gia Đại Tần. Tần Vương giống như lão bá hàng xóm, trao cho Mị Nguyệt sự ân cần, hỗ trợ Mị Nguyệt, giúp Mị Nguyệt trưởng thành, có tâm tư thâm sâu, nâng cao tầm nhìn. Đây cũng là một bước giúp cho Mị Nguyệt tiến dần từ một nữ nhân cứng đầu, bướng bỉnh, làm việc thiếu suy nghĩ trở thành thái hậu đại Tần tương lai.

Chúng ta ai nấy đều không biết Mị Nguyệt có tình cảm với Tần vương như thế nào. Nhưng nếu Mị Nguyệt không yêu Tần vương tại sao từ một người yên phận thủ thường lại chấp nhận đối đầu với tỉ tỉ tình thâm nghĩa trọng Mị Xu để rơi vào vòng cốt nhục tương tàn, trở thành thái hậu Tần quốc ? Mị Nguyệt không phải người tham công danh cũng đã hai lần phụ người tình Hoàng Yết vì Tần Vương. Tình cảm Mị Nguyệt dành cho Hoàng Yết chỉ là thứ tình cảm rung động đầu đời sớm đã bị bóp nghẹt từ lâu khi gặp Tần Vương. Sau này gặp lại Hoàng Yết có lẽ Mị Nguyệt chỉ còn tình cảm cố nhân với ông. Người ngày xưa cùng thề non hẹn biển, nay tình cảm nguội lạnh, có lẽ sẽ trở thành một mối nợ ân tình, hay là thứ tình cảm như bạn thâm giao. Có thể nói người Mị Nguyệt yêu chỉ có Tần Vương Doanh Tứ.

Mối tình trong sáng của Mị Nguyệt – Tần Huệ Văn Vương Doanh Tứ

Sử sách có rất nhiều ý kiến trái triều về Tuyên thái hậu, tuy nhiên không ai dám phản đối bà là người phụ nữ có tầm nhìn xa vạn trượng. Năm 324 TCN, Mị Bát Tử hạ sinh công tử Doanh Tắc, sau đó là công tử Thi và công Tử Khôi. Năm 311 TCN, Huệ Văn Vương qua đời, Thái tử là đích công tử Doanh Đãng lên ngôi, hiệu là Tần Vũ Vương. Bắt đầu từ đây nảy sinh tranh chấp trong nội bộ Tần quốc.Mị Xu vì thù xưa với Mị Nguyệt đã đẩy Mị Nguyệt đến Yên quốc, nhằm để Mị Nguyệt sống dở chết dở. Liệu khi Mị Xu làm ra chuyện này có nhớ tới tấm giao tình xưa cũ với Mị Nguyệt hay không ? Cá nhân ta nghĩ là có. Mị Xu vẫn luôn biết và ghi ơn Mị Nguyệt và những gì Mị Nguyệt đã có với mình. Nhưng có lẽ vì thân phận, vì theo đuổi hoài bão mà bà gọi là đại cục, vì sự hi sinh dành cho con, đó là tất cả hi vọng với Huệ Văn hậu, bà đã phải trở mặt với Mị Nguyệt. Nếu ai theo dõi ” Mị Nguyệt truyện “, có một câu nói luôn khiến chúng ta phải suy ngẫm của Mị Xu” chúng ta đã không thể quay lại như trước kia “. Đúng vậy, do lý tưởng khác nhau, cộng thêm hoàn cảnh éo le lấy chung một chồng và sự tranh giành ngai vị của hai người con của họ, họ đã không thể trở thành hai nàng công chúa tỉ muội Sở quốc như trước kia nữa. Có lẽ cả hai đều tan nát, đều đau lòng, như Mị Xu vẫn luôn nói ” Có trách thì trách Thiếu tư mệnh trêu lòng người “. Số phận những vị trẫm, vị hoàng hậu đâu có thể tự quyết định vận mệnh của mình ? Nếu muốn trở thành mẫu nghi thiên hạ thì phải dẹp bỏ tư tình. Tình yêu của họ cũng là tình yêu dành cho giang sơn xã tắc. Dù Mị Nguyệt có thương tiếc Mị Xu đến đâu cũng không thể không đối đầu với bà, vì hai người ở hai thế cục khác nhau,người này hưng thì người kia phải bị diệt. Sự nông cạn thường tình trong tầm nhìn của Mị Xu đã biến Mị Xu thành một nữ tử ác độc đáng thương, cả đời không thể tin tưởng lẫn ai. Mị Xu và Mị Nguyệt đều đáng thương.

Tình cảm tỉ muội thuở đầu của Mị Nguyệt – Mị Xu

Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng

Hình ảnh Mị Xu khi còn là một đích công chúa hiền thục

Trở thành Huệ văn hậu Tần Quốc

Mị nguyệt là gì của tần thủy hoàng

Đến khi trở thành một Vương hậu độc ác, ích kỉ đầy toan tính

Với sự giúp đỡ của Ngụy Nhiễm và Triệu Vũ Linh Vương, Công tử Tắc đăng cơ làm Tần vương, tự Chiêu Tương vương. Mị Bát Tử trở thành Thái hậu.Tắc còn nhỏ nên đại cục nước Tần do Tuyên Thái hậu chủ trì, em trai là Ngụy Nhiễm làm phụ chính. Sau đó, họ giết Huệ Văn hậu và những người con khác của Tần Huệ Văn vương khởi loạn Chư công tử, đuổi Tần Điệu Vũ Hậu ( vương hậu của tiên Võ Vương ) về nước Ngụy, ổn định chính sự nội bộ Tần quốc. Sự ban chết các Chư công tử và giết chết Huệ Văn Hậu Mị Xu, có lẽ là một trong những sự kiện day dứt nhất trong đời Mị Nguyệt. Trong phim ” Mị Nguyệt truyện ” các nhà soạn kịch bản lại cho Mị Xu một cái kết khác – một cái án giam cả đời trong hoang điện. Nếu như chúng ta là Mị Xu, có lẽ thà chọn cái chết để thành toàn. Một người sống mà mất hết lý do sống, chỉ cầm cự sinh tồn như ánh nến trong đêm, ngày ngày không biết liệu Mị Nguyệt có đổi ý mà giết mình hay không, liệu có nên sống ? Mị Nguyệt quả là rất mâu thuẫn khi không giết Mị Xu. Trong phim có lời thoại của hai nhân vật ” Tỉ tỉ, tỉ tỉ có biết chơi trò đánh rắm không ? Tỉ tỉ, ta đã hành lễ với tỉ tỉ, tỉ tỉ cũng hãy hành lễ với ta “. Mị Nguyệt khóc, Mị Xu khóc, Mị Nguyệt hỏi Mị Xu ” Liệu chúng ta có thể quay lại như trước được không ? “. Đây là câu hỏi mà Mị Nguyệt đã hỏi Mị Xu quá nhiều lần, bản thân Mị Nguyệt cũng thừa biết câu trả lời, nhưng có lẽ bà không cần câu trả lời nào, mà chỉ là một phút yếu lòng trước quyết định tuyệt tình với Mị Xu. Mị Nguyệt không giết Mị Xu, vừa là hành động nhân từ vừa là hành động tàn ác. Một mặt muốn giữ lại mạng sống cho Mị Xu vì tình xưa nghĩa cũ, là tự lừa dối mình rằng mình đã thành toàn cho Mị Xu.Mặt khác, là Mị Nguyệt cũng muốn Mị Xu sống ăn năn cả đời với tội lỗi của mình, muốn Mị Xu không được vẹn ý. Mị Xu đối với Mị Nguyệt cũng đã sớm đánh mất niềm tin. Sự chia rẽ tình chị em này chỉ là chuyện sớm muộn khi Mị Nguyệt trở thành sủng phi của Tần Huệ văn vương.

Năm 307 TCN, Sở Hoài Vương Mị Hòe đánh nước Hàn, sai sứ thần Công tôn Muội đến cầu viện nước Tần. Ban đầu Tuyên Thái hậu ân chuẩn cử quân giúp nhưng chưa tiến quân. Hàn vương lại phải nhờ Cận Thượng tới yết kiến, Tuyên Thái hậu nhớ tới quê hương mình là nước Sở, bèn lựa lời từ tạ không giúp.Cho đến tận khi Hàn vương ủy thác Trương Thúy đến cầu viện lần nữa, Trương Thúy nhờ Thừa tướng Cam Mậu mới mượn được binh của Tuyên Thái Hậu, kết cục quân Sở phải lui binh. Năm 287 TCN, năm nước Sở, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn hợp tung chống Tần, nhưng chỉ tới Thành Cao thì rút lui.Tuy phần thắng vẫn nghiêng về Tần Quốc song Tần Chiêu Tương vương phải sớm nhận thấy sự cầm cự của các nước chư hầu còn mạnh, muốn cho công tử nước Hàn là Thành Dương quân đang ở Tần làm tướng quốc hai nước Ngụy – Hàn để kiếm cớ đó xoa dịu mối quan hệ giữa ba nước, đồng thời chứng tỏ thực quyền của mình có ảnh hưởng đến nội bộ chính trị của các nước chư hầu nhưng hai nước Ngụy-Hàn hiểu dụng tâm Chiêu Tương vương nên không đồng ý. Nhân dịp đó, Tuyên Thái hậu lại nhờ Ngụy Nhiễm kiến nghị Tần Chiêu tương vương không nên dùng Thành Dương quân vì sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ với Ngụy, Hàn. Có lẽ Mị Nguyệt đã sớm nhìn ra sự áp lực của Tần quốc lên các nước chư hầu là quá mạnh, sợ các nước đó lòng dạ không yên sẽ liều chết chống lại Tần quốc nên đã chọn phương án nhân hòa. Đây chỉ là một sự việc nhỏ nhưng có thể thấy Mị Nguyệt trước sau cẩn thận, tính đi tính lại thành toàn cho đại cục nhà Tần.

Để làm thành cho kế hoạch thống nhất Tần quốc lâu dài, nước cờ tiếp theo Mị Nguyệt phải nhắm đến đó là bình loạn Nhung địch. Để trấn át dòng giống người man di này, Mị Nguyệt bắt buộc phải nhìn đến Nghĩa Cừ. Nghĩa Cừ quốc là một bộ lạc Nhung Địch ở phía bắc nước Tần, thường xuyên xảy ra chiến tranh với Tần. Dưới thời Tần Huệ Văn vương, sau khi bị quân Tần đánh bại, Nghĩa Cừ vương Địch Ly đành phải thần phục nước Tần. Bước đường này quả là bất đắc dĩ đối với nước Nghĩa Cừ hiếu thắng, ham tự do sống trên thảo nguyên. Đến khi Chiêu Tương vương lên ngôi, Nghĩa Cừ vương sang nước Tần triều kiến, gặp được Tuyên Thái hậu. Hai người tư thông với nhau, sinh được hai con. Hậu thế có nhiều ý tưởng trái chiều về mối tình này, người thì cho rằng Tuyên thái hậu tư thông với Nghĩa Cừ quân chỉ vì lợi ích quốc gia, hoàn toàn không có tình nghĩa gì với ông vua này. Có người lại cho rằng Mị Nguyệt thật lòng với Nghĩa Cừ vương nên mới liều mình dẹp bỏ dị nghị thiên hạ để đến với mối tình hoan lạc này. Tuy nhiên, riêng ta nằm ở ý kiến thứ ba với một số nhóm độc giả, cho rằng Mị Nguyệt vừa có tình vừa muốn lợi dụng Nghĩa Cừ vương. Tình cảm mà Mị Nguyệt dành cho Nghĩa Cừ vương thật sự chưa vẹn toàn để đến mức Mị Nguyệt phải nhân từ với Nghĩa Cừ quân này. Ta biết tình cảm sâu nặng nhất mà Mị Nguyệt dành cho Tần Huệ Văn vương, tình cảm này êm đềm như nước, không gợn sóng đam mê kịch liệt nhưng lại như tơ nhện, tuy mỏng nhưng dai dẳng bền chặt. Tình cảm ấy rõ ràng là cao cả hơn rất nhiều so với tình cảm hoan lạc nồng cháy của tư dục tạm thời dành cho Nghĩa cừ quân. Trong ” Mị Nguyệt truyện “, Mị Nguyệt rung động với Nghĩa cừ vương vì nghĩa, vì những gì Nghĩa cừ quân này hi sinh cho Mị Nguyệt là quá nhiều không thể báo đáp chứ chưa bao giờ Mị Nguyệt chịu chấp nhận tư tưởng của Địch Ly Nghĩa Cừ. Nghĩa Cừ vương theo tục lệ thảo nguyên luôn cho rằng cuộc đời nữ nhân là của nam nhân, nhưng Tuyên thái hậu lại muốn làm chủ cuộc đời của mình, không chấp nhận cho nam nhân nào trói buộc cuộc đời bà. Nút thắt cho mối tình tư thông dục vọng này là sự kiện năm 272 TCN, Tần Chiêu Tương vương và Tuyên Thái hậu muốn đánh Nghĩa Cừ, bèn triệu Nghĩa Cừ vương sang yết kiến, rồi giết chết ông ta ở cung Cam Tuyền. Để xây dựng nhân vật Mị Nguyệt lý tưởng trong mắt khán giả, phim ” Mị Nguyệt truyện ” đã xây dựng tình huống bất đắc dĩ giữa bà và Nghĩa Cừ quân khiến bà phải chấp thuận giết ông ta : đó là mâu thuẫn giữa Nghĩa Cừ quân và Chiêu Tương vương là con riêng của Thái hậu khiến Nghĩa Cừ phải xông vào giao chiến. Ý định của Nghĩa Cừ Vương chỉ là đả đảo Chiêu Tương vương nhưng chắc chắn không bao giờ động thủ với Tuyên thái hậu người mà ông ta yêu thương nhất. Nghĩa Cừ vương không thể nhẫn tâm với Tuyên Thái hậu nhưng Mị Nguyệt không chỉ là Mị Nguyệt. Bà là thái hậu Tần quốc. Ở địa vị của bà tuyệt đối không thể nhân nhượng cho Nghĩa Cừ vương mà phải dứt khoát lấy mạng của ông ta. Mị Nguyệt đã gạt bỏ tư tình riêng để ra tay giúp nhà Tần. Mất đại vương rồi Nghĩa Cừ quốc như đại bàng mất cánh. Nhân đó, Tần Chiêu Tương vương sai quân đánh và tiêu diệt Nghĩa Cừ lấy đất Nghĩa Cừ lập ra ba quận Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng quận. Nghĩa Cừ quốc diệt vong. Tuyên thái hậu có lẽ trong lòng sớm đã cháy rụi và chết lặng vì những sự hi sinh quá nhiều dành cho Tần quốc, nhưng vì đại cục Tuyên thái hậu chắc chắn không bao giờ có thể chọn con đường của nữ tử bình thường.

Mối tình độc nhất vô nhị trong lịch sử của Nghĩa Cừ Vương và Tuyên thái hậu

Cái gì hưng thịnh cũng phải có hồi suy vong. Địa vị của Tuyên thái hậu cũng phải nằm trong vòng quy luật tất yếu. Năm 271 TCN người Ngụy quốc Phạm Thư đến Tần, được trọng dụng. Phạm Thư tâu với Tần Chiêu Tương vương rằng Tứ quý và Thái hậu quyền lực lớn, cần đề phòng. Tần Chiêu Tương vương nghe theo, phế quyền lực của Tuyên Thái hậu, bắt lui về cung riêng, đuổi Nhương hầu về phong ấp, đuổi Hoa Dương quân, Cao Lăng quân, Kính Dương quân ra biên cương. Tần Chiêu tương vương rõ ràng không có tầm nhìn xa như mẹ ruột mình, hành động này của ông cũng là một hành vi bất hiếu, nhưng nếu tiếp tục để Tuyên thái hậu nhiếp chính thì ngôi vị của ông mãi mãi chỉ là bù nhìn. Tuyên thái hậu sớm đã bất đồng quan điểm với con mình, cộng thêm sức khỏe hao hụt sau cái chết của Nghĩa Cừ quân, việc bà bị lui về hậu cung chỉ là chuyện tất yếu. Từ đây chấm dứt sự lộng hành của Tuyên thái hậu với chính trị Tần quốc.

Cuối đời Tuyên Thái hậu cũng không êm ả như hầu hết các nữ tử khác trong thiên hạ. Sau đó, Tuyên Thái hậu lại có người tình là Ngụy Sửu Phu. Theo phim ” Mị Nguyệt truyện “, sau khi Thân Xuân quân Hoàng Yết tự sát do sự lụi bại của nước Sở, Mị Nguyệt đem lòng thương nhớ không nguôi. Cả đời Mị Nguyệt nợ nhiều nhất là Hoàng Yết. Đầu đời xuân sắc mối tình Mị Nguyệt dành cho Hoàng Yết đã là mối tình hứa hẹn vào sinh ra tử mong ước tiến đến hôn nhân. Vì hôn sự bất dắc dĩ với Tiên Huệ văn vương và sự ra đời của công tử Doanh Tắc đã phải phụ lòng Hoàng Yết. Lần thứ hai Hoàng Yết cứu mạng mẹ con Mị Nguyệt ở Yên quốc, cũng vì sự kêu gọi của nhà Tần đang lâm nguy mà Mị Nguyệt phải gạt nước mắt lần hai. Đến ngày tương ngộ Hoàng Yết lần cuối trước khi ra chiếu phạt Sở, Mị Nguyệt cũng phải giết chết Nguyệt Nhi của năm xưa để dành sự sống còn đó cho Tuyên Thái hậu Đại Tần. Mị Nguyệt bội ước với Hoàng Yết cả đời. Mị Nguyệt thành kẻ bội ước cũng vì hai chữ Tần quốc và lòng trung trinh một dạ sắt son với Sở quốc của Hoàng Yết. Dung Nhuế đại nhân cũng thật tinh tế khi chọn ra Ngụy Sửu Phu có dung mạo giống y đúc Hoàng Yết mà làm vui lòng Tuyên thái hậu lúc cuối đời. Mị Nguyệt thấy Ngụy Sửu Phu, tình xưa rung động mà vỡ òa, kí ức ùa về trong bà khiến cho người phụ nữ cả đời cô độc với giang sơn thiên thăng vạn kị này cũng tìm được niềm an ủi tạm thời. Mị Nguyệt ngày ngày bên Ngụy Sửu Phu như bóng với hình từ đó. Sự thật lịch sử thì chúng ta không rõ Ngụy Sửu Phu có thật sự có dung mạo giống với Hoàng Yết quá cố hay không, nhưng chỉ chắc chắn được một điều tình cảm Mị Nguyệt dành cho Sửu Phu không phải là tình cảm lợi dụng chính trị tầm thường. Năm 265 TCN, khi lâm bệnh nặng, bà muốn cho Sửu Phu tuẫn táng theo mình, coi như cũng là một chút ích kỉ cho tư tình bản thân của vị Tuyên thái hậu này.Tiếc là Ngụy Sửu Phu không đối đãi với Tuyên thái hậu như bà đối đãi với hắn. Hắn đến với bà cũng vì hi vọng kiếm được chút ít công danh tiền đồ, nếu bây giờ hắn chịu án tuẫn táng theo Tuyên thái hậu chẳng phải những cố gắng của hắn chẳng đem lại gì sao ? Quá sợ hãi, Ngụy Sửu Phu tìm đến nhờ Dung Nhuế thuyết phục bà bãi lệnh tuẫn táng. Dung Nhuế chỉ thật tình khuyên Tuyên Thái hậu chớ có bắt người mình thương yêu phải hi sinh vô ích vì mình, ai dè chạm lòng Tuyên Thái hậu, bà đồng ý từ bỏ tuẫn táng. Theo hành động này có thể thấy được rõ ràng Tuyên thái hậu có tình ý thật sự với Ngụy Sửu Phu.

Mị Nguyệt và Hoàng Yết của ngày xưa

Tháng 10 năm đó, Tuyên Thái hậu Mị Bát Tử qua đời. Sử sách ghi nhận bà hoạt động từ khi sinh Tần Chiêu Tương vương năm 324 TCN đến lúc mất năm 265 TCN, tổng cộng là 59 năm, không rõ bà bao nhiêu tuổi. Thi hài của bà được chôn cất ở Dương Ly sơn. Mị Nguyệt tạ thế, tiếc rằng bà lui về hậu cung quá sớm, Chiêu Tương vương cũng không có năng lực như mẫu thân nên sự thống nhất của Đại Tần phải lui về mãi đến tận khi Tần Thủy hoàng đế Doanh Chính xuất hiện mới thành. Phải ghi nhận, Tuyên thái hậu là người đi trước mở đường, đã hỗ trợ không ít cho đại cục cuối cùng này. Cả một đời bà, từ ngày trở thành Mị Bát Tử của Tần Huệ văn vương, bà đã chấp nhận mình không phải chỉ là gả cho Huệ Văn Vương mà là gả cho giang sơn xã tắc Đại Tần, đánh dấu chấm hết cho những ngày tháng sống cuộc sống của công chúa Sở quốc Mị Nguyệt, hay là Nguyệt Nhi của Hoàng Yết. Bà là Tuyên thái hậu của Đại Tần. Giả sử bà đã sống cuộc đời của công chúa Sở quốc Mị Nguyệt, của một nữ nhân bình thường, liệu có bao giờ trong sử sách xuất hiện Tuyên thái hậu hay không? Mỗi một cuộc đời, đã sống là phải chọn lựa. Sự chọn lựa của Tuyên thái hậu đã là sự chọn lựa trước sau vì sự thịnh suy của Tần quốc.