Miễn dịch là gì cho ví dụ năm 2024

Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể giữ vai trò phòng thủ và bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Hãy cùng tìm hiểu kiến thức cơ bản về hệ miễn dịch trong bài viết sau đây.

Miễn dịch là gì cho ví dụ năm 2024

Hệ miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ cơ thể trước sự tấn công tác nhân gây bệnh

Hệ miễn dịch là?

Hệ miễn dịch (Immune System) là một hệ thống bao gồm các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể con người đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và các kháng nguyên lạ gây bệnh từ bên ngoài.

Nếu không có hệ thống miễn dịch hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu thì các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, hệ miễn dịch mạnh giúp cơ thể bạn hạn chế bệnh và khỏe mạnh hơn.

Phân loại hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có ba loại bao gồm:

  • Miễn dịch bẩm sinh: Mỗi người được sinh ra đều có một lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhất định để chống lại các tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch của con người sẽ tấn công những mầm bệnh ngay từ bên ngoài, nếu mầm bệnh vượt qua được lớp phòng thủ đầu tiên (miễn dịch bẩm sinh) thì miễn dịch chủ động hoặc thụ động sẽ diễn ra.
  • Miễn dịch chủ động: Được hình thành sau khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với kháng nguyên gây bệnh hoặc được tiêm vắc xin, từ đó tạo ra một lượng kháng thể lâu dài có khả năng chống lại một số bệnh khác nhau.
  • Miễn dịch thụ động: Loại miễn dịch này “mượn” từ một nguồn khác, nhưng nó không tồn tại lâu dài (trong vài tuần hoặc vài tháng). Ví dụ, trẻ sơ sinh khi vừa mới chào đời sẽ nhận kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Hoặc trường hợp bị phơi nhiễm vi rút dại do bị chó dại cắn thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt để không bị bệnh dại.

Vai trò của hệ thống miễn dịch đối với cơ thể

Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ quan trọng của cơ thể, có vai trò chính là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Các tác nhân gây bệnh này tồn tại khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại chống lại hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống miễn dịch này có khả năng ngăn chặn các bệnh từ cảm lạnh thông thường cho đến bệnh nguy hiểm như ung thư.

Tạo kháng thể chủ động dự phòng tái nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch cơ thể rất phức tạp, mỗi người sẽ có hệ miễn dịch và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch này khác nhau. Ngoài miễn dịch bẩm sinh, hệ miễn dịch chủ động sẽ được cải thiện dần theo thời gian.

Trong quá trình phát triển, nếu trẻ em đã từng mắc phải bệnh hoặc được tiêm vắc xin đầy đủ thì hệ miễn dịch cơ thể sẽ tạo ra ngân hàng kháng thể để chống lại bệnh trong tương lai. Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi.

Nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch

Trừ một số người sinh ra bị khiếm khuyết trong ADN của cha và mẹ gây thiếu hụt một số chất miễn dịch, khiến cơ thể nhạy cảm trước những tác nhân gây bệnh. Vì thế, một người có hệ miễn dịch kém thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh thường xuyên hơn.

Một số nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu

Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể càng giảm. So với người trẻ tuổi thì người già có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn, việc điều trị kéo dài hơn, gặp nhiều khó khăn hơn và thậm chí tỷ lệ tử vong cao hơn.

Chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, đồng, axit folic cùng các loại vitamin thường xuyên sẽ khiến hệ miễn dịch \bị yếu đi. Ăn uống không lành mạnh, thiếu chất xơ, rau quả, trái cây và thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích làm cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần.

Stress, lo âu: Tình trạng stress, lo âu kéo dài là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.

Ngủ không đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm, do đó thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và các vấn đề khác về sức khỏe.

Ít vận động thể chất: Lười vận động là một trong những nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Giải pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể

Tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn bảo vệ sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh hơn và chống lại các tác nhân gây bệnh.

Để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên hiệu quả, bạn có thể tham khảo áp dụng các giải pháp tự nhiên.

Chế độ ăn uống hợp lý: Dinh dưỡng có mối liên hệ chặt chẽ với hệ miễn dịch, để tăng cường miễn dịch cho cơ thể bạn cần bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, ăn nhiều chất béo lành mạnh, thực phẩm lên men và uống đủ nước mỗi ngày.

Miễn dịch là gì cho ví dụ năm 2024

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cải thiện hệ miễn dịch

Luyện tập thể thao đều đặn: Vận động đều đặn và đúng cách giúp kiểm soát các bệnh mãn tính, tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch cho cơ thể tự nhiên. Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất, mỗi ngày bạn nên dành khoảng 10-20 phút cho những bài tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga, đạp xe, bơi,…

Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt là điều rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là cải thiện hệ thống miễn dịch. Vì vậy, hãy ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt là điều rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là cải thiện hệ thống miễn dịch. Vì vậy, hãy ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.

Tiêm vắc xin phòng bệnh: Vắc xin là chế phẩm mang kháng nguyên có nguồn gốc từ sinh vật gây bệnh, vì vậy tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng thời gian quy định sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch thích nghi và tạo các kháng thể. Những kháng thể này sẽ làm suy yếu sự tấn công vi khuẩn gây bệnh, khiến nó không có cơ hội tạo ra các triệu chứng của bệnh.

Hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể con người, vì vậy hãy chủ động các biện pháp để tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả và bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Miễn dịch đặc hiệu là gì cho ví dụ?

Miễn dịch đặc hiệu Kháng nguyên là chất lạ, thường là prôtêin, có khả năng kích thích cơ thế tạo đáp ứng miễn dịch (miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào). Ví dụ : kháng nguyên virut, vi khuẩn. Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.

Khái niệm của miễn dịch là gì?

Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của các loại bệnh, vi rút, nấm mốc, vi khuẩn, ký sinh trùng, các chất gây dị ứng và những tế bào gây ung thư. Miễn dịch được coi là một hàng rào vững chắc giúp bảo vệ cơ thể bạn trước những tác nhân gây bệnh.

Miễn dịch là gì sinh lớp 10?

Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ…) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Miễn dịch có bao nhiêu loại?

Có ba loại miễn dịch ở người là bẩm sinh, thích nghi và thụ động:.

1.1 Miễn dịch bẩm sinh..

1.2 Miễn dịch thích ứng..

1.3 Miễn dịch thụ động..