Nghỉ khẳng công là gì

Nghỉ khẳng công là gì

Các trường hợp được tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ 01/01/2021 (Ảnh minh họa)

(1) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

(2) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

(3) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

(4) Lao động nữ mang thai theo quy định sau:

- Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở KB, CB có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

- NLĐ khi thông báo tạm hoãn thực hiện HĐLĐ cho NSDLĐ thì phải kèm theo xác nhận của cơ sở KB, CB có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

- Thời gian tạm hoãn HĐLĐ do NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở KB, CB có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở KB, CB có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

(5) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

(6) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

(7) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

(8) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Như vậy, so với Bộ Luật lao động 2012, Bộ Luật lao động 2019 đã bổ sung thêm các trường hợp NLĐ được quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ khi tham gia Dân quân tự vệ và trường hợp được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác tại Mục 7.

Ngoài ra quy định cụ thể trong luật về trường hợp tạm hoãn khi NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, hay ủy quyền quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thay vì nêu tại Nghị định.

Lưu ý:

- Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, NLĐ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã giao kết nếu HĐLĐ còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Căn cứ pháp lý:

- Điều 30, Điều 31 Bộ Luật lao động 2019. 

- Điều 32 Bộ Luật Lao động 2012.

Thùy Liên  

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

  1. トップページ
  2. covid-19多言語ポータル
  3. Tiếng Việt
  4. Công việc

2021-09-17

Sở Lao động tỉnh Okinawa vừa công bố sẽ nâng mức lương tối thiểu theo giờ hiện hành trong tỉnh là 792 yên lên thành 820 yên. Bắt đầu từ ngày 8 tháng 10, mức lương tối thiểu theo giờ của người lao động trong tỉnh là 820 yên. Không chỉ những người sắp sửa làm việc mà cả những người đang làm việc cũng hãy kiểm tra tiền lương của mình qua giấy thông báo điều kiện lao động v.v.

2021-07-02

Trong số các liên hệ xin tư vấn gửi đến OIHF, nội dung nhiều nhất là liên quan đến "Tư cách lưu trú (visa)". Nội dung tư vấn nhiều tiếp theo là những việc liên quan đến "Công việc và nơi làm việc". Trong số quý vị người nước ngoài, hẳn là có người mất việc hoặc không thể gia hạn tư cách lưu trú vì còn tùy theo tư cách lưu trú của quý vị, 2 vấn đề này không thể tách rời nhau. Nhật Bản có "Luật Tiêu chuẩn Lao động" và người lao động được pháp luật bảo vệ mà không phân biệt quốc tịch. Chúng tôi xin giới thiệu một phần trong luật đó. Luật Tiêu chuẩn Lao động Điều 2: Điều kiện lao động phải được quyết định bởi người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở bình đẳng. Người lao động được đề cập ở đây có nghĩa là "người nhận thù lao để làm việc". Vì vậy, không có sự phân biệt nhân viên chính thức, làm bán thời gian, hay làm thêm. Ngoài ra, người sử dụng lao động là "tất cả những người có hành vi làm chủ doanh nghiệp" bất kể chức vụ là giám đốc, chủ tịch, trưởng phòng v.v. Và "lao động (làm việc)" cũng là một loại hợp đồng. Vì vậy, trong hợp đồng có một số qui định như "tiền thù lao bao nhiêu", "làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ", "ngày nghỉ là khi nào", "làm công việc như thế nào, ở đâu". Đây gọi là điều kiện lao động. Luật này chỉ ra rằng khi quyết định các qui định này (điều kiện lao động), người lao động và người sử dụng lao động phải quyết định ở "vị trí bình đẳng". Chứ không phải người trả tiền (thù lao) thì mạnh hơn hay quan trọng hơn. Điều 3: Người sử dụng lao động không được lấy lý do quốc tịch, tín điều hay địa vị xã hội của người lao động để phân biệt đối xử trong thù lao, thời gian lao động và các điều kiện lao động khác. "Tín điều" ở đây có nghĩa rộng là "những việc mà người đó tin tưởng và giữ gìn một cách mạnh mẽ" chứ không chỉ là tin ngưỡng hay tôn giáo. Ngoài ra, địa vị xã hội là địa vị dựa trên xuất thân của người đó. Chế độ địa vị này không còn ở Nhật Bản hiện tại. Và đương nhiên, sự phân biệt đối xử trong giới tính cũng bị cấm theo các điều kiện và luật khác.

Nếu quý vị bị phân biệt đối xử hoặc bị đối xử không hợp lý tại nơi làm việc , hoặc nếu bị nói nghỉ việc, không gia hạn hợp đồng nữa khi truyền đạt với cấp trên việc kết hôn, mang thai thì hãy liên lạc với OIHF để được tư vấn.

2020-10-01

Cho đến nay (đến ngày 30 tháng 9 năm 2020), khi thôi việc (nghỉ việc) vì lý do của bản thân thì cho đến khi được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, sẽ có khoảng thời gian 3 tháng không được nhận tiền gọi là "hạn chế trợ cấp" sau thời gian chờ đợi 7 ngày kể từ khi nộp các giấy tờ cần thiết cho Hello Work như giấy thôi việc v.v. Khoảng thời gian hạn chế trợ cấp này sẽ được rút ngắn thành 2 tháng đối với người thôi việc từ ngày 1 tháng 10 năm 2020 trở đi. Người thôi việc vì lý do của công ty (bị công ty yêu cầu nghỉ việc, bị cho nghỉ) thì vẫn như từ trước đến nay, chỉ cần khoảng thời gian chờ 7 ngày là có thể nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

Nếu không biết cách làm thủ tục ở Hello Work, hay không biết phải chuẩn bị các giấy tờ gì, không biết có thể nhận bao nhiêu tiền từ khi nào v.v., hãy liên lạc với OIHF để được tư vấn.

2020-07-31

Q. [Tôi nghe nói rằng dù làm công việc giống nhau nhưng tiền công nhận được ở Tokyo và Okinawa khác nhau. Có đúng vậy không? A. [Đúng vậy. Ở Nhật, có quy định gọi là "tiền công tối thiểu trên 1 giờ". Và mức tiền công tối thiểu này khác nhau tùy theo các tỉnh, thành. Theo dữ liệu gần đây (tháng 10 năm 2019), mức cao nhất là Tokyo với 1.013 yên. Mức thấp nhất là Okinawa và 6 tỉnh vùng Kyushu ngoại trừ Fukuoka v.v. với 790 yên. Dù làm thêm cùng cửa hàng tiện lợi nhưng giả sử, một ngày làm việc 6 tiếng thì Tokyo và Okinawa khác nhau 1.338 yên. Trường hợp du học sinh thì được phép làm tối đa 28 tiếng 1 tuần nên nếu làm tối đa thì chênh lệch 1 tuần 6.244 yên. Trên thực tế, tiền công tăng ở ca đêm 10 giờ tối trở đi v.v. được tính trên tiền công cơ bản nên có thể có chênh lệch nhiều hơn. Tiền công tối thiểu này có nghĩa là "dù làm công việc nào đi nữa cũng không được bắt người lao động làm việc với mức tiền công thấp hơn mức đó" nên việc thấp hơn tiền công tối thiểu là vi phạm pháp luật. Còn trả nhiều hơn tiền công tối thiểu thì không có vấn đề gì. Vì vậy, khi thiếu người, doanh nghiệp sẽ nâng mức tiền công để đảm bảo có người làm việc. Vì nếu không làm vậy, sẽ không có người làm việc cho doanh nghiệp đó. Và người lao động sẽ tìm được nơi làm việc sau khi thôi việc nên sẽ tìm việc có tiền công cao hơn để chuyển việc. Và tiền công tăng lên trên tổng thể. Nhật Bản đã ở trong tình trạng như vậy cho đến đầu năm nay. Vậy hiện nay thì sao? Cùng với việc lây nhiễm Covid-19 lan rộng, thành tích của nhiều doanh nghiệp đang xấu đi, có doanh nghiệp phá sản, ngưng việc, thu nhỏ kinh doanh, điều chỉnh nhân sự bằng cách ngưng tuyển dụng, cho thôi việc v.v.  Khi đó, người lao động tìm việc sẽ tăng lên trong xã hội nhưng doanh nghiệp không cần cũng như không dư dả để tuyển người mới nên tỉ lệ thất nghiệp tăng lên. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng, doanh nghiệp không trả tiền công cao cũng có thể thuê người nên đương nhiên, tiền công sẽ giảm xuống trên tổng thể. Có lẽ tình trạng này sẽ tiếp tục một thời gian. Với những người tìm việc như thế này, môi trường xã hội đang trở nên khó khăn. OIHF cũng nhận được các liên hệ để tư vấn về công việc. OIHF không thể giới thiệu trực tiếp doanh nghiệp và công việc nhưng có thể lắng nghe nguyện vọng của người tìm việc và thông báo các thông tin của Hello Work và trang tìm việc. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành tư vấn liên quan đến trợ cấp thất nghiệp của bảo hiểm việc làm, bảo hiểm sức khỏe, lương hưu và các chế độ cho vay đặc biệt của quỹ phúc lợi đời sống.

Nếu gặp khó khăn, hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn.

2020-07-03

Do ảnh hưởng của Covid-19 mà có người thôi việc hay mất việc vì công ty không còn nữa. Nếu không có lương thì không thể sống được nên ai cũng tìm công việc tiếp theo khi bị như vậy. Cho đến đầu năm nay, thị trường lao động được đánh giá là dồi dào (có nhiều việc, không gặp khó khăn khi tìm việc) nhưng hiện nay, không còn như vậy nữa. Rất khó để tìm được một công việc hiện nay. Rất bình thường khi ai cũng muốn làm việc ngay khi được giới thiệu công việc hay có được một công việc sau thời gian tìm kiếm. Nhưng, hãy hượm đã! Công ty đó có thật sự ổn không? [1] Không biết "thời gian thử việc" kéo dài đến khi nào "Thời gian thử việc" là "giai đoạn làm thử" để đánh giá năng lực của người lao động khi tuyển dụng. Thông thường, trong khoảng thời gian thử việc, tiền lương được trả thấp. Điều này có nghĩa "Vì anh/chị chỉ là "học việc" nên sau này công ty mới trả lương cao hơn nếu trở thành lao động chủ chốt trong công ty". hông quy định chính xác thời gian thử việc là từ khi nào đến khi nào nhưng thường là 3~6 tháng.  Bạn nên lưu ý với công ty nào kéo dài thời gian thử việc. Có thể công ty đó chỉ xem bạn như là lực lượng lao động rẻ tiền. Ngoài ra, công ty không được cho thôi việc với lý do một chiều là vì trong thời gian thử việc, bạn làm việc không như công ty mong đợi v.v. Nếu công ty hay cấp trên lấy lý do thời gian thử việc để gây khó dễ hay trả lương thấp, không phù hợp, hãy trao đổi với OIHF để được tư vấn. [2] Không được tham gia bảo hiểm xã hội Trừ một số trường hợp ngoại lệ, nếu đã thuê người lao động thì công ty có nghĩa vụ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm lương hưu, bảo hiểm lao động v.v. Tiền bảo hiểm sẽ do công ty và người lao động chi trả mỗi bên một nửa. Nghĩa là có khi công ty không muốn chi trả phần đó nên không cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tiền lương nhận được tăng lên vì không tham gia bảo hiểm xã hội nhưng tương lai, có rất nhiều bất lợi như khi thất nghiệp thì người lao động không được nhận trợ cấp thất nghiệp; hay tiền lương hưu nhận được trong tương lai sẽ bị giảm đi; khi bị bệnh nghỉ làm thì không được nhận tiền trợ cấp đau ốm; khi nghỉ thai sản thì không được nhận tiền trợ cấp nghỉ việc để chăm sóc con v.v. Cũng có trường hợp cấp quản lý công ty không biết việc này nên không cho người lao động tham gia nhưng hầu hết đều biết là vi phạm pháp luật mà vẫn làm (vì không muốn chi trả phần tiền bảo hiểm mà công ty phải gánh) nên hãy kiểm tra kỹ bảng lương chi tiết của bạn.  [3] Không có ngày nghỉ phép có lương 6 tháng kể từ khi được công ty tuyển dụng, nếu số ngày bạn đi làm là 80% trở lên tổng số ngày lao động thì công ty có nghĩa vụ cấp phép có lương cho bạn. Tuy công ty có "Quyền thay đổi ngày nghỉ phép có lương" (quyền yêu cầu người lao động nghỉ vào ngày khác vì ngày nghỉ phép có lương quá bận rộn) nhưng không có quyền không cấp phép có lương. Ví dụ, nếu bạn nghỉ làm vì bị bệnh mà bị trừ lương của ngày đó từ tiền lương hằng tháng, hay khi muốn lấy phép có lương thì bị nói "công ty này không có chế độ như thế" v.v., những việc như vậy là vi phạm pháp luật. [4] Công ty buộc người lao động tự thôi việc Theo luật pháp Nhật Bản, việc sa thải người lao động không đơn giản. Theo luật, công ty phải báo trước ý định "Công ty sẽ sa thải anh/chị" cho người lao động trước 30 ngày, hoặc nếu trả tiền lương phần 30 ngày thì có thể sa thải ngay, nhưng ngay cả trong trường hợp đó cũng cần có "lý do hợp lý để sa thải". Nếu là vì trộm cắp tiền của công ty, hay tiết lộ bí mật của công ty cho ai đó v.v. thì là lý do hợp lý nhưng nếu chỉ vì làm việc chậm hơn so với người khác, không nhớ việc tốt v.v. thì không được xem là lý do hợp lý. Nếu đưa ra xét xử thì nhiều trường hợp công ty thua kiện. Vì vậy, công ty sẽ gây khó dễ cho bạn đủ điều để bạn phải tự mình nói "tôi sẽ thôi việc". Hãy lưu ý! Việc bị công ty cho thôi việc (với lý do về phía công ty) và việc tự mình thôi việc (lý do về phía mình) tuy đều là thôi việc nhưng khác nhau rất nhiều. Nếu bạn ký tên vào "Đơn thôi việc" dù không muốn thì sẽ là bạn thôi việc theo nguyện vọng của bản thân. [5] Không trả tiền tăng ca Khi làm việc quá thời gian lao động được luật pháp quy định thì bạn có quyền nhận tiền lương lao động ngoài giờ (tiền tăng ca). Nếu bạn đã làm 1 ngày10 tiếng hay 1 tuần 60 tiếng mà tiền lương 1 tháng vẫn không thay đổi thì đó là phạm luật. Dù công ty có nói "bây giờ tình hình kinh tế khó khăn" hay "công ty theo chế độ lương năm" đi nữa thì đó không phải là lý do để không trả tiền tăng ca. Ngay cả công ty áp dụng chế độ Flextime (người lao động tự quyết định giờ bắt đầu và giờ kết thúc công việc), bạn vẫn được nhận tiền tăng ca tuy cách tính lương trong trường hợp này khá phức tạp. Các rắc rối do không trả tiền tăng ca thường là các trường hợp tư vấn phổ biến nên bạn hãy lưu ý. Ngoài những trường hợp trên, chúng tôi còn tư vấn nhiều trường hợp khác liên quan đến công việc. Khi bắt đầu làm việc, hãy xác nhận kỹ "Bản thông báo điều kiện lao động".  Pháp luật quy định "Bản thông báo điều kiện lao động" có những hạng mục mà công ty phải thông báo cho người lao động như thời gian lao động, tiền lương, những gì liên quan đến thôi việc v.v. Những điều này cũng được hướng dẫn tại Hello Work. Trong đó, có trường hợp mà "Bản thông báo điều kiện lao động" có những chỗ để trống hoặc viết tay. Đừng bỏ qua mà không biết gì về những trường hợp như thế.

Nếu có điều gì không hiểu, điều gì cảm thấy lo lắng, hãy xác nhận với công ty hoặc cấp trên rồi hẵng làm việc. 

2020-06-16

Có ai trong số các bạn không nhận được tiền lương trong thời gian công ty nghỉ việc do để phòng chống lây nhiễm Covid-19 không? Có thể bạn sẽ nhận được tiền từ chính phủ dù không thôi việc ở công ty. Từ trước đến này, chỉ những người đã thôi việc (bị cho thôi việc) mới được nhận tiền như là trợ cấp thất nghiệp. Nhưng với chế độ mới về tiền hỗ trợ, ngay cả người không thôi việc mà không nhận lương (* bồi thường nghỉ việc) trong khoảng thời gian đó cũng được nhận tiền từ chính phủ. Cả những người làm bán thời gian hay làm thêm đều là đối tượng của chế độ này. Người không phải là nhân viên chính thức, không tham gia bảo hiểm lao động cũng là đối tượng. Bạn có thể làm thủ tục tại Hello Work giống như trợ cấp thất nghiệp. Nếu có điều gì không hiểu, hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn. * Bồi thường nghỉ việc: Là việc công ty trả lương cho người lao động trong khoảng thời gian công ty nghỉ với lý do thuộc về phía công ty. Theo luật pháp Nhật Bản, công ty phải trả 60% trở lên tiền lương. Tuy nhiên, với biện pháp ngăn ngừa Covid-19 lần này, khó biết được người lao động nghỉ việc vì lý do thuộc về công ty hay do bị ai đó ra lệnh phải nghỉ nên không thể khẳng định rằng việc không trả bồi thường nghỉ việc là vi phạm pháp luật. Do đó, chính phủ đã tạo ra chế độ "Tiền hỗ trợ điều chỉnh lao động". Nhưng chế độ này có những điểm quan trọng trong thủ tục như sau.

Công ty tạm ứng tiền trả cho người lao động trước, sau đó công ty sẽ nhận tiền từ chính phủ. Vì công ty sẽ làm thủ tục nên người lao động không biết mình sẽ nhận được bao nhiêu. Có cả công ty không làm thủ tục.

2020-05-28

Có quý vị nào bị cho thôi việc, ngừng tuyển dụng vì vi-rút Covid10 không? Hoặc có quý vị nào đang gặp khó khăn vì công ty không trả lương, từ chối trả lương không? OIHF chúng tôi nhận tư vấn miễn phí các vấn đề như thế. Ngoài ra, nếu quý vị có nguyện vọng, chúng tôi cũng có thể yêu cầu công ty trả lương bằng cách cùng đi với quý vị đến Sở Giám sát Tiêu chuẩn Lao động v.v. Nếu gặp khó khăn hãy liên lạc với OIHF để được tư vấn (miễn phí).